SKKN Kinh nghiệm rèn đọc cho học sinh lớp 2
Việc đọc đúng ở bậc tiểu học là cơ sở ban đầu giúp học sinh thêm yêu thích môn Tiếng Việt tiến tới say mê học các bộ môn xã hội. Đào tạo các em trở thành con người toàn diện.
“ KINH NGHIỆM RÈN ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 2”
PHỤ LỤC
PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lí do chọn đề tài.
II. Cơ sở thực tiễn.
1
2
1
1
PHẦN THỨ HAI:GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lí luận.
II. Thực trạng vấn đề.
III. Các biện pháp đã tiến hành.
IV. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm.
3
4
5
6
3
4
4
12
PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
I. Ý nghĩa.
II. Bài học kinh nghiệm.
7
8
9
16
16
17
18
III. Những vấn đề còn tồn tại.
10 IV. Ý kiến đề xuất.
“ KINH NGHIỆM RÈN ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 2”
PHẦN THỨ NHẤT
ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nền giáo dục của Đất nước ta trong những năm gần đây có nhiều sự đổi mới
để đáp ứng với sự đi lên của đất nước. Từ những đổi mới không ngừng của văn hóa
giáo dục nước ta, mục tiêu đào tạo của cấp tiểu học ở môn Tiếng Việt nói chung và
môn tập đọc lớp 2 nói riêng là một phân môn có tầm quan trọng to lớn với bậc tiểu
học, nó hình thành khả năng giao tiếp, là cơ sở để phát triển tư duy cho trẻ để tiếp
thu các môn học khác. Trong năng lực hoạt động ngôn ngữ ở con người thể hiện ở
kĩ năng: Nghe, nói, đọc, viết. Như vậy kĩ năng đọc là một trong bốn kĩ năng hoạt
động của ngôn ngữ. Đặc biệt ở lớp 2, kĩ năng đọc có ý nghĩa rất sâu sắc, đọc để
nắm được ý chính của đoạn văn, biết đặt đầu đề cho đoạn văn, biết nhận xét về một
số hình ảnh, nhân vật hoặc chi tiết trong bài học. Môn này giúp học sinh trau dồi
vốn tiếng việt, vốn văn học, phát triển tư duy, mở rộng sự hiểu biết của học sinh về
cuộc sống. Muốn học tốt thì trước hết phải đọc thông, viết thạo thì các em mới nắm
được nội dung bài, yêu cầu của đề. Từ đó các em mới suy luận, tìm tòi để làm bài
được tốt.
Việc đọc đúng ở bậc tiểu học là cơ sở ban đầu giúp học sinh thêm yêu thích
môn Tiếng Việt tiến tới say mê học các bộ môn xã hội. Đào tạo các em trở thành
con người toàn diện. Biết giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt, yêu thích tiếng mẹ
đẻ, làm nền tảng cho những môn học khác.Qua đó có tác dụng tình cảm, đạo đức
cao đẹp cho người học sinh. Đồng thời phát huy óc sáng tạo và khả năng tư duy như
quá trình phân tích tổng hợp cho các em.
Chính vì những nhận thức trên nên tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “Kinh
nghiệm rèn đọccho học sinh lớp 2.”
II. CƠ SỞTHỰC TIỄN
1. Đối với giáo viên.
Tôi nhậnthấy được trọng trách của người giáo viêntrong sự nghiệp trồng
người.Mục tiêu của giáo dục tiểu học là hình thành cho học sinh những cơ sở ban
đầu về môn Tiếng Việt, trong đó có phân môn tập đọc. Xuất phát từ nhiệm vụ của
môn học, động cơ dạy học của môn học, từ những bài văn, bài thơ hay, mỗi giáo
viên phải có cảm hứng và lòng nhiệt tình giảng dạy. Giáo viên phải hiểu rõ thẩm
mỹ, cảm thụ được những bài tập đọc đó để truyền đạt cho học sinh kỹ năng đọc
đúng.Giáo viên phải có kỹ năng đọc diễn cảm, đọc thành nghệ thuật thì mới nâng
cao khả năng đọccho học sinh.
1/19
“ KINH NGHIỆM RÈN ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 2”
Qua thực tế giảng dạy nhiều năm tôi thấy,việc yêu cầu học sinh đọc đúng là
việc mà giáo viên nào cũng phải làm trong mỗi giờ tập đọc.Đọc đúng, đọc diễn cảm
là vấn đề không đơn giản đối với mỗi giáo viên.Trình độ chuyên môn, hiểu được
yêu cầu của sách hay không?Thực tế giảng dạy của mỗi giáo viên thế nào?Đối
tượng học sinh ra sao?điều này rất quan trọng.
Từ khi giáo dục có sự đổi mới đưa việc dạy sách giáo khoa mới vào giảng
dạy ở các bậc học thì đòi hỏi học sinh phải đạt ở mức độ cao hơn. Học sinh đọc
đúng, rõ ràng, mạch lạc, học sinh càng yêu thích phân môn này, giúp các em rất
nhiều trong quá trình học tập các môn học khác cũng như trong diễn đạt và giao tiếp
trong cuộc sống.
2. Đối với học sinh.
Bước vào đầu năm họclớp 2, với phân môn tập đọc học sinh bước đầu đã đọc
đúng nhưng chưa đồng đều.
Học sinh còn đọc với hình thức đọc to nhưng chưa ngắt nghỉ đúng dấu câu và
giữa các cụm từ (ở một số em).Việc đọc này sẽ ảnh hưởng tới việc đọc của các lớp
trên.
Một số phụ huynh học sinh và bản thân học sinh còn xem nhẹ việc đọc mà
chỉ coi trọng các môn học khác.Chính vì vậy việc rèn đọc của học sinh trên lớp là
cần thiết.Đọc đúng sẽ giúp các em mở rộng, say sưa với những bài đọc khác.Về lứa
tuổi các em chỉ thích khi hoàn toàn hứng thú đó là hiệu quả cao nhất trong việc rèn
đọc.
Qua thực tế nhiều năm trực tiếp giảng dạy lớp 2 tôi thấy nhiều học sinh đã
đọc chuẩn đáp ứng được yêu cầu của việc đọc, bản thân học sinh hay thỏa mãn
chính mục tiêu học tập của các em cũng như mong muốn của giáo viên và gia đình.
Đối với học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 2 nói riêng, hiện nay do
được tiếp xúc nhiều với thông tin đại chúng nên khả năng cảm nhận của các em rất
nhạy cảm là vấn đề rất quan trọng đối với học sinh tiểu học.
2/19
“ KINH NGHIỆM RÈN ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 2”
PHẦN THỨ HAI
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Căn cứ vào mục tiêu của môn Tiếng Việt lớp 2 là hình thành và phát triển cho
học sinh bốn kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi
trường hoạt động của lứa tuổi.Việc dạy học tập đọc được đưa vào chương trình từ
rất lâu đến nay chúng ta có thể nhìn lại và có một số nhận xét qua thực tế giảng dạy
đều thấy rằng: Đây là một phân môn cần thiết để tạo điều kiện học tốt môn học.
Việc dạy tập đọc được dạy một cách có kế hoạch mang tính chủ động kết hợp với
các câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài tập đọc, học thuộc lòng qua
đó giáo dục nhân cách, đạo đức thẩm mỹ lòng tự hào dân tộc tinh thần đoàn kết, yêu
thương anh em, đồng bào. Tăng cường kỹ năng đọc thông viết thạo, kỹ năng đọc
đúng.
Để cập với kỹ năng đọc của học sinh tiểu học, giờ tập đọc đóng một vai trò
rất quan trọng. Việc đọc ở lớp 2 là đọc đúng, rõ ràng, rành mạch các đoạn đối thoại,
các văn bản nghệ thuật, hành chính, báo chí,…. Việc đọc đúng trong phân môn tập
đọc còn là một trong những cơ sở giúp học sinh cảm thụ nội dung bài thơ, bài văn.
Từ đó bồi dưỡng tư tưởng tình cảm và tâm hồn lành mạnh, trong sáng, tình yêu cái
đẹp, cái thiện và thái độ ứng xử đúng mực trong cuộc sống, hứng thú đọc sách và
yêu thích Tiếng Việt… Do vậy việc đọc ở lớp 2 tôi nhận thấy những bài học phần
lớn là văn xuôi dạng truyện kể, bên cạnh là những bài thơ, ca dao, tục ngữ,… với
nội dung ca ngợi về gia đình, nhà trường, bạn bè, muông thú, cây cối,… và mang
tính giáo dục, thẩm mỹ cao. Chúng ta đã biết đối tượng của văn, thơ là cái hay, cái
đẹp: Cái đẹp trong đời sống, trong thiên nhiên, trong đạo đức con người, về con
người. Mỗi bài thơ, bài văn, bản thân nó chứa đựng cái đẹp. Các em đọc những bài
tập đọc là đến với cái đẹp mà ở tập đọc thường hướng đến cái hay, cái đẹp phù hợp
với tâm sinh lý của học sinh lớp 2. Qua giờ tập đọc, học sinh sẽ cảm thụ được cái
hay, cái đẹp và tình cảm trong sáng lành mạnh, bồi dưỡng lòng yêu thiên nhiên, yêu
quê hương đất nước, yêu trường lớp, bạn bè, những người thân yêu của mình, yêu
lao động và chăm chỉ học hành để sau này trở thành những người có ích cho xã hội.
Có thể khẳng định việc đọc đúng của học sinh có tác dụng rất lớn trong việc
học môn Tiếng Việt.
3/19
“ KINH NGHIỆM RÈN ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 2”
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
Chúng ta biết rằng trong quá trình dạy học, học sinh là nhân tố quan trọng
nhất. Chính vì vậy các chiến lược dạy học tiến bộ đều hướng đến người học, lấy các
em làm đích. Giáo viên cần tổ chức quá trình dạy học sao cho để chính học sinh tự
tìm ra kiến thức mới, soạn bài theo tinh thần đổi mới phương pháp. Phương pháp
dạy học mới tạo điều kiện tối đa để học sinh chiếm lĩnh kiến thức và đặc biệt gây
hứng thú học tập. Vì vậy ngay đầu năm tôi đã lập ra những kế hoạch và cách thực
hiện như sau:
1. Xây dựng kế hoạch
Vào đầu năm học, tôi đã phải có kế hoạch rèn đọccho học sinh (từ, câu, đoạn
của từng bài.)
2. Công việc của giáo viên (Đầu học kì I)
- Khảo sát, phân loại đối tượng học sinh: Tổng số học sinh có 59 em. Trong
đó:
+ Đọc rõ ràng, rành mạch: 17 em = 28,8 %
+ Đọc đúng, đọc to, rõ ràng : 20 em = 33,9 %
+ Đọc đúng nhưng còn nhỏ: 16 em = 27,1 %
+ Đọc còn yếu, ngắc ngứ : 06 em = 10,2 %
- Chuẩn bị sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu phục vụ phân môn tập đọc.
- Chuẩn bị cho học sinh thời gian học tập trên lớp và học tập ở nhà.
- Thông báo với phụ huynh học sinh qua 1 tháng học tập về việc đọc của học
sinh và yêu cầu của giáo viên về việc rèn đọc.
- Lập kế hoạch rèn đọc cho học sinh.
3. Công việc của học sinh
- Chuẩn bị đầy đủ sách giáo khoa Tiếng Việt.
- Dành thời gian học tập nhất định trong tuần ở trên lớp (theo thời khóa biểu
đã qui định).
- Đọc đúng, to, rõ ràng mạch lạc, phát âm chuẩn.
- Gia đình học sinh cần chăm lo khuyến khích việc rèn đọc của con mình.
III. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH
- Để dạy tốt môn tập đọc lớp 2 giáo viên cần nắm vững nội dung chương
trình và nội dung từng bài, tìm ra phương pháp dạy phù hợp với đối tượng học sinh
từđó nhằm nâng cao chất lượng bài dạy.
4/19
“ KINH NGHIỆM RÈN ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 2”
- Để hướng dẫn học sinh đọc đúng theo yêu cầu của môn học, việc đầu tiên
tôi quan tâm tới thể loại trong chương trình tập đọc lớp 2. Có 60 bài tập đọc là văn
bản văn học.Các bài tập đọc được chia thành các thể loại sau:
+ Thơ: 15 bài.
+ Văn xuôi gồm: 45 bài
- Khi dạy từng thể loại tôi đã hướng dẫn học sinh cách đọc đúng như sau:
1. Đối với văn xuôi:
- Các dạng bài này chủ yếu là thể loại kể chuyện (truyện, văn miêu tả, văn
bản khoa học, nghị luận và văn bản thông thường…).
- Khi dạy dạng này, tôi đặc biệt chú ý tới khâu đọc mẫu của mình. Khâu đọc
mẫu thường nhằm giới thiệu, gây cảm xúc, tạo hứng thú và tâm thế đọc cho học
sinh.Căn cứ vào trình độ của học sinh của lớp mà đọc mẫu có thể 1 hoặc 2 lần theo
mục đích đề ra.
- Đọc câu, đoạn: Nhằm hướng dẫn gợi ý hoặc “tạo tình huống” để học sinh
nhận xét, giải thích, tự tìm ra cách đọc (có thể đọc một vài lần trong quá trình dạy
đọc).
- Trong luyện đọc câu, giúp học sinh phát hiện ra những từ, tiếng khó khi
phát âm còn ngọng, dễ nhầm lẫn cần sửa cho học sinh.
Ví dụ: Học sinh phát âm sai giữa âm l/n, âm d/gi/r.
- Trong khi dạy cần phát hiện những em đọc sai và sửa cách đọc cho từng em
(phải sửa thường xuyên trong các giờ tập đọc khi nào các em đọc đúng mới thôi).
- Khi luyện đọc đoạn, đặc biệt chú ý đến đọc ngắt nghỉ đúng câu và giữa các
cụm từ. Giáo viên có bảng phụ (hoặc máy chiếu) ghi nội dung đoạn cần đọc ngắt
nghỉ đúng vàđọc đúng câu văn cần luyện. Chú ý hướng dẫn học sinh đọc nhấn
giọng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm và đọc theo nhân vật của bài tập đọc trong phần
luyện đọc lại bài.
Ví dụ: Khi dạy bài tập đọc “Bím tóc đuôi sam” cần hướng dẫn học sinh đọc
với giọng thích hợp của từng nhân vật:
- Thật không ạ? (Lời nói của Hà với giọng lễ phép.)
- Thật chứ!(Giọng thầy giáo dịu dàng trìu mến.)
Hay khi đọc bài tập đọc “Bà cháu”- Tuần 1 sách giáo khoa Tiếng Việt 2/ tập 1
Khi giáo viên đọc mẫu cần đọc với giọng to, rõ ràng, thong thả, phân biệt giọng
đọc ở các nhân vật, nhấn giọng ở những từ gợi tả. Giọng người dẫn chuyện thì
5/19
“ KINH NGHIỆM RÈN ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 2”
thong thả, chậm rãi. Giọng cô tiên thì trầm ấm, dịu dàng. Giọng hai anh em thì cảm
động, tha thiết, kiên quyết.
2. Đối với những bài thơ
- Khi dạy đọc bài thơ cần hiểu được đặc trưng của thơ là nét đẹp của nhịp
điệu, là tình cảm mãnh liệt… vì thế người đọc thơ phải đồng điệu được với tình cảm
của nhà thơ: vui, buồn, tự hào, sâu đậm chất thơ. Đọc thơ phải hóa mình trong
khung cảnh thời gian, không gian trong bài thơ ấy.
Ví dụ: Bài tập đọc: Cô giáo lớp em – Tuần 7 sách giáo khoa Tiếng Việt 2/ tập
1- trang 60
Khi đọc phải thể hiện giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
“ Cô dạy em/ tập viết/
Gió/ đưa thoảng hương nhài/
Nắng/ ghé vào cửa lớp/
Xem chúng em/ học bài.//
Những lời/ cô giáo giảng/
Ấm trang vở /thơm tho/
Yêu thương/ em ngắm mãi/
Những điểm mười/ cô cho.”//
- Ngoài ra thơ còn gần với nhạc, thơ là họa, khi đọc phải vang lên chất nhạc,
chất họa trong thơ.
Ví dụ: Bài tập đọc: Thư Trung Thu – Tuần 19 sách giáo khoa Tiếng Việt 2/
tập 2- trang9
“ Ai yêu các nhi đồng/
Bằng/ Bác Hồ Chí Minh?//
Tính các cháu/ ngoan ngoãn,/
Mặt các cháu/ xinh xinh./
Mong /các cháu cố gắng/
Thi đua/ học và hành.//
Tuổi nhỏ/ làm việc nhỏ/
Tùy theo sức/ của mình,/
Để/ tham gia kháng chiến,/
Để/ gìn giữ hòa bình.//
Các cháu/ hãy xứng đáng/
6/19
“ KINH NGHIỆM RÈN ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 2”
Cháu/ Bác Hồ Chí Minh.//
Khi đọc giọng nhẹ nhàng, êm ái, thể hiện lời ru và tình cảm yêu thương của
tác giả với em nhỏ của mình.
- Mỗi thể thơ có những đặc trưng riêng:
+ Thơ lục bát: Khi dạy cần chú ý ngắt nghỉ hơi đúng, linh hoạt giữa các dòng,
các câu thơ lục bát.
Ví dụ: Bài thơ: Mẹ – Tuần 12 sách giáo khoa Tiếng Việt 2/ tập 1- trang 101.
Nhịp 2/4; 4/4; …
“ Lặng rồi/ cả tiếng con ve/
Con ve cũng mệt/ vì hè nắng oi.//
Nhà em/ vẫn tiếng ạ ời/
Kẽo cà tiếng võng/ mẹ ngồi mẹ ru”//
Lời ru/ có gió mùa thu/
Bàn tay mẹ quạt/ mẹ đưa gió về.//
Những ngôi sao thức/ ngoài kia/
Chẳng bằng mẹ/ đã thức vì chúng con.//
Đêm nay/ con ngủ giấc tròn/
Mẹ là ngọn gió/ của con suốt đời.//
Hay bài thơ: Cháu nhớ Bác Hồ – Tuần 30 sách giáo khoa Tiếng Việt 2/ tập 2-
trang 105.
Nhịp 2/4; 4/4; 3/3…
Đêm nay/ bên bến Ô Lâu,/
Cháu ngồi cháu nhớ/ chòm râu Bác Hồ.//
Nhớ hình Bác/ giữa bóng cờ/
Hồng hào đôi má,/ bạc phơ mái đầu.//
Mắt hiền/ sáng tựa vì sao/
Bác nhìn/ đến tận Cà Mau cuối trời.//
Nhớ khi/ trăng sáng đầy trời/
Trung thu Bác gửi/ những lời vào thăm.//
Ngoài ngắt nhịp đúng, cần nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm, giọng đọc
phù hợp với nội dung bài thơ để tạo thành chất thơ.
7/19
“ KINH NGHIỆM RÈN ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 2”
+ Thơ 4 chữ: Khi đọc thể hiện tình cảm theo từng khổ (thong thả, lúc chậm,
lúc nhanh hoặc toàn bài giọng đọc thong thả).
Ví dụ: Bài tập đọc: Vè chim- Tuần 21 sách giáo khoa Tiếng Việt 2 tập 2-
trang 28.
Hay chạy lon xon/
Là gà mới nở/
Vừa đi vừa nhảy/
Là em sáo xinh/
Hay nói linh tinh/
Là con liếu điếu/
Ví dụ: Bài tập đọc: Thương ông – Tuần 10 sách giáo khoa Tiếng Việt 2 tập 1-
trang 83
Ông/ bị đau chân/
Nó sưng/ nó tấy/
Đi/ phải chống gậy.//
Việt/ chơi ngoài sân/
Lon ton lại gần://
- Ông vịn vai cháu/
Cháu đỡ ông lên.//
Ông bước lên thềm://
- Hoan hô thằng bé!//
Bé /thế mà khỏe/
Vì /nó thương ông.//
Đọc với giọng tình cảm và ngắt nghỉ hơi đúng chỗ…
+ Thơ 5 chữ: Mang tính chất kể chuyện, khi đọc phải chậm, ngắt nghỉ ở chỗ
tương đối trọn vẹn một ý (khổ thơ).
Ví dụ: Bài tập đọc: Gọi bạn – Tuần 3 sách giáo khoa Tiếng Việt 2/ tập 1-
trang 28.
Tự xa xưa thuở nào/
Trong rừng xanh/ sâu thẳm/
Đôi bạn/ sống bên nhau/
Bê Vàng/ và Dê Trắng.//
8/19
“ KINH NGHIỆM RÈN ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 2”
Một năm,/ trời hạn hán/
Suối cạn/ cỏ héo khô/
Lấy gì/ nuôi đôi bạn/
Chờ mưa/ đến bao giờ?//
Bê Vàng đi tìm cỏ/
Lang thang/ quên đường về/
Dê Trắng/ thương bạn quá/
Chạy khắp nẻo/ tìm Bê/
Đến bây giờ Dê Trắng/
Vẫn gọi hoài:/ “Bê!// Bê!”//
3. Chú ý đến kỹ năng đọc.
Muốn đọc đúng thì người dạy - người học phải nắm được yêu cầu của đọc:
- Đọc rõ ràng, mạch lạc.
- Ngắt nghỉ đúng dấu câu và giữa các cụm từ.
- Đọc đúng ngữ điệu của câu.
Trong giờ tập đọc trên lớp, tôi chú trọng hình thức đọc cá nhân để rèn đọc.
Để rèn đọc đúng cho học sinh, giáo viên phải phân đối tượng. Cần chú ý đến tính
cách của học sinh. Em mạnh dạn sẽ đọc tốt hơn, những em chưa mạnh dạn sẽ đọc
yếu hơn. Từ đó có hướng rèn đọc cho những em đó.
Ví dụ: Trong lớp có em Hoàng Minh Ngọc đọc mạch lạc, ngắt nghỉ đúng
xong giọng đọc nhỏ, đọc lí nhí nên không phân biệt rõ ngữ điệu của câu. Nét mặt,
cử chỉ rụt rè thiếu tự tin dẫn đến chưa đọc tốt.
Giáo viên cần chú ý đến cường độ đọc của học sinh. Cần căn cứ vào từng giai
đoạn để rèn đọc đúng. Sửa khi đọc quá nhanh, quá chậm, không đúng nhịp trong
thơ, văn. Cụ thể đọc với tốc độ đạt yêu cầu:
+ Giữa học kỳ I (Sau 8 tuần): 35 tiếng/ 1 phút.
+ Cuối học kỳ I (Sau 17 tuần): 40 tiếng/ 1 phút.
+ Giữa học kỳ II (Sau 25 tuần): 45 tiếng/ 1 phút.
+ Cuối học kỳ II:50- 55 tiếng/ 1 phút.
9/19
“ KINH NGHIỆM RÈN ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 2”
Ví dụ: Em Triệu Đình Mạnh đọc to, rõ ràng nhưng đọc chưa nhanh ngắt nghỉ
không đúng theo yêu cầu của bài thơ, bài văn nên chưa đọc tốt.
Trong đọc đúng thì chất giọng đọc cũng rất quan trọng. Giọng đọc trong và
thanh thoát sẽ hay hơn giọng khàn, lí nhí,…
Cần hướng cho học sinh biết thể hiện bằng ánh mắt, nét mặt, cử chỉ khi đọc
sẽ giúp người nghe thấy hay hơn, gây sự chú ý hơn.
Ví dụ: Bài tập đọc: Voi nhà – Tuần 24 sách giáo khoa Tiếng Việt 2/ tập 2-
trang 55.
“Tứ nhảy xuống nhìn, lắc đầu:
- Thế này thì hết cách rồi! (Lời buồn buồn)
Cần vội ngăn lại:
- Không được bắn! (Mệnh lệnh, dứt khoát)”
Ngoài việc hướng dẫn học sinh theo yêu cầu đọc đúng cần phải hướng dẫn
học sinh nắm bắt các dấu ngắt nghỉ trong bài (nhất là khi đọc) chú ý ngắt nghỉ giữa
các cụm từ trong câu ở chỗ thích hợp để đọc hay hơn. Thường thì thơ lục bát hướng
dẫn học sinh đọc theo nhịp 2/4 (đối với dòng thơ 6 chữ) và nhịp 4/4 ( đối với dòng
thơ 8 chữ).
Ví dụ: Bài thơ: Mẹ – Tuần 12 sách giáo khoa Tiếng Việt 2/ tập 1- trang 101.
“ Lặng rồi/ cả tiếng con ve/
Con ve cũng mệt/ vì hè nắng oi.//
Nhà em/ vẫn tiếng ạ ời/
Kẽo cà tiếng võng/ mẹ ngồi mẹ ru.//”
Nhưng thơ lục bát cũng có khi đọc theo nhịp 3/3 và 3/5. Ví dụ:
Những ngôi sao/ thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ/ đã thức vì chúng con.
Với học sinh hoàn thành tốt thì việc rèn đọc đúng thuận lợi, song với những
học sinh ngọng âm, ngọng thanh rất ảnh hưởng đến chất lượng đọc. Giáo viên phải
thường xuyên sửa nhiều lần cho các em đó.
Ví dụ: Em Lê Thành Đạt ngọng giữa thanh (~) và thanh (/). Em đọc rất vất
vả. Tôi đã kết hợp với gia đình cùng phối hợp luyện đọc cho em. Trên lớp tôi
thường xuyên gọi em đọc bài.Phát hiện những từ mà em đọc chưa đúng.Giáo viên
đọc phát âm chuẩn từ đó trước để em nghe và nhìn miệng cô khi phát âm, sau đó
cho em đọc lại đến khi đạt được yêu cầu thì mới thôi.
10/19
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 11 trang mẫu của tài liệu "SKKN Kinh nghiệm rèn đọc cho học sinh lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
skkn_kinh_nghiem_ren_doc_cho_hoc_sinh_lop_2.pdf