SKKN Khai thác và sử dụng tư liệu các di tích lịch sử của huyện Anh Sơn vào dạy học lịch sử trong chương trình trung học phổ thông
Vai trò và mối quan hệ của lịch sử địa phương đối với lịch sử dân tộc là đặc biệt quan trọng, giữa lịch sử dân tộc và lịch sử địa phương có mối quan hệ không thể tách rời, lịch sử địa phương chính là một bộ phận kết thành lịch sử dân tộc nên những vấn đề lịch sử địa phương là những sự kiện cụ thể sinh động minh họa cho lịch sử dân tộc.
SỞ GIÁO DỤC& ĐÀO TẠO NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT ANH SƠN 3
*
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG TƯ LIỆU CÁC DI TÍCH
LỊCH SỬ CỦA HUYỆN ANH SƠN VÀO DẠY HỌC
LỊCH SỬ TRONG CHƯƠNG TRÌNH TRUNG
HỌC PHỔ THÔNG
Môn: Lịch sử
Tác giả: Bùi Thị Lanh
Tổ: Xã hội
Số điện thoại: 036.336.0125
Anh Sơn, tháng 3 năm 2020
SỞ GIÁO DỤC& ĐÀO TẠO NGHỆ AN
*
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG TƯ LIỆU CÁC DI TÍCH
LỊCH SỬ CỦA HUYỆN ANH SƠN VÀO DẠY HỌC
LỊCH SỬ TRONG CHƯƠNG TRÌNH TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG
Môn: Lịch Sử
MỤC LỤC
NỘI DUNG
TRANG
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
1
1
2
2
2
3
3
3
3
3
3
2. Nhiệm vụ nghiên cứu
3. Phạm vi nghiên cứu
4. Đối tượng nghiên cứu
PHẦN II. NỘI DUNG
Chương I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.Khái niệm tư liệu lịch sử địa phương
1.1. Khái niệm tư liệu lịch sử địa phương
1.2. Vai trò sử dụng tư liệu lịch sử địa phương trong dạy học
lịch sử
2.3. Các nguồn tư liệu
4
5
5
5
5
5
6
6
8
8
8
8
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1. Thực trạng việc khai thác và sử dụng các nguồn tư liệu
1.1. Ưu điểm
1.2. Hạn chế
1.3. Nguyên nhân của những hạn chế
Chương II. PHƯƠNG PHÁP KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG
I. Vài nét huyện Anh Sơn
II. Phương pháp khai thác và sử dụng tư liệu
1. Tìm tòi và tập hợp tư liệu
2. Các loại hình di tích
3. Tổng quan di tích
4. Nội dung tư liệu các di tích tiêu biểu
13
4.1. Di tích thời kỳ nguyên thủy
13
16
17
18
22
25
28
28
30
4.2. Di tích lịch sử liên quan đến thời kỳ nhà Lý
4.3. Di tích lịch sử liên quan đến thời kỳ nhà Trần
4.4. Di tích lịch sử liên quan đến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
4.5. Di tích lịch sử liên quan đến thời kỳ chống Pháp
4.6. Di tích lịch sử liên quan đến thời kỳ chống Mỹ
5. Cách thức khai thác và sử dụng tư liệu các di tích
5.1. Hình thức sử dụng tư liệu các di tích
5.2. Sử dụng tư liệu các di tích lịch sử tiêu biểu của huyện Anh
Sơn
5.2.1. Sử dụng tư liệu các di tích lịch sử tiêu biểu của huyện
Anh Sơn vào dạy học một số bài
30
35
5.2.2. Sử dụng tư liệu các di tích lịch sử tiêu biểu của huyện
Anh Sơn vào dạy lịch sử đia phương với chủ đề: Lịch sử Nghệ
An qua các di tích
III. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
1. Mục đích thực nghiệm
2. Nội dung thực nghiệm
3. Phương pháp thực nghiệm
4. Giáo án thực nghiệm
5. Kết quả thực nghiệm
PHẦN III. KẾT LUẬN
1. Những kết quả đạt được
2. Một số kinh nghiệm
3. Kết luận
37
37
37
37
37
37
39
39
39
40
41
42
43
4. Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Nói đến lịch sử dân tộc Việt Nam, chúng ta luôn tự hào về những trang
sử hào hùng, vẻ vang của những chiến công hiển hách, những truyền thống lao
động sản xuất cần cù chịu khó, sáng tạo, những giá trị văn hóa tốt đẹp, những
công trình kiến trúc, những di tích lịch sử lâu đời. Tất cả những yếu tố đó kết
thành những giá trị lịch sử mà chỉ có dân tộc Việt Nam chúng ta mới có được.
Trong dòng chảy lịch sử ấy có sự kết tinh giữa lịch sử địa phương và lịch sử dân
tộc.
Vai trò và mối quan hệ của lịch sử địa phương đối với lịch sử dân tộc là
đặc biệt quan trọng, giữa lịch sử dân tộc và lịch sử địa phương có mối quan hệ
không thể tách rời, lịch sử địa phương chính là một bộ phận kết thành lịch sử
dân tộc nên những vấn đề lịch sử địa phương là những sự kiện cụ thể sinh động
minh họa cho lịch sử dân tộc.
Dạy học lịch sử địa phương có ý nghĩa quan trọng trong việc hoàn thành
nhiệm vụ giáo dục và phát triển bộ môn, giáo dục thế hệ trẻ lòng yêu nước, niềm
tự hào dân tộc, kính trọng và biết ơn sâu sắc những công lao của cha ông và từ
đó biết gìn giữ phát huy những thành tựu của lịch sử địa phương cũng như lịch
sử dân tộc. Trong đó việc khai thác và sử dụng các di tích lịch sử địa phương
vào dạy học ở trường trung học phổ thông là rất cần thiết nhằm giúp học sinh có
điều kiện tìm hiểu, khám phá những công trình lịch sử - văn hóa ngay xung
quynh các em. Từ đó giúp các em biết quý trọng, gìn giữ và bảo tồn những giá
trị lịch sử - văn hóa mà cha ông ta đã tạo dựng nên.
Tuy nhiên về thực trạng việc khai thác và sử dụng các di tích lịch sử địa
phương vào dạy học ở trường trung học phổ thông hiện nay còn nhiều hạn chế.
Giáo viên có dạy chương trình lịch sử địa phương theo tài liệu nội bộ đã hiện
hành nhưng chủ yếu còn sơ lược, bó hẹp, chưa chịu khó sưu tầm tài liệu, chưa
mở rộng và lồng ghép, liên hệ những tư liệu lịch sử tại địa phương gần nhất –
nơi các em đang sinh sống và học tập, chính vì thế nên học sinh rất lúng túng,
mơ hồ khi giáo viên hỏi đến những vấn đề liên quan đến lịch sử địa phương như
tên đất, tên người, các địa danh, các di tích lịch sử tiêu biểu của quê hương
Xuất phát từ những những trăn trở trong quá trình giảng dạy và những lí
do trên, tôi quyết định chọn vấn đề “ Khai thác và sử dụng tư liệu các di tích
lịch sử của huyện Anh Sơn vào dạy học lịch sử trong chương trình trung
học phổ thông” để làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm trong năm học này.
- Tính mới của sáng kiến kinh nghiệm:
Đây là đề tài hoàn toàn mới trong việc khai thác và sử dụng các di tích
lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử dân tộc. Những tư liệu về các di tích đề
cập trong đề tài không chỉ bổ trợ cho các giờ học lịch sử đia phương thêm phong
1
phú sinh động giúp học sinh tiếp cân gần mà còn phục vụ cho các giờ học lịch
sử dân tộc đạt hiệu quả tốt, đồng thời góp phần vào sự đam mê nghiên cứu lịch
sử địa phương nói riêng và lịch sử dân tộc nói chung.
Đề tài đem đến cho học sinh tại trường trung học phổ thông Anh Sơn 3
nói riêng và học sinh các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện Anh
Sơn nói chung thấy được những giá trị nổi bật của các di tích lịch sử của huyện
nhà. Từ đó giáo dục các em biết trân quý , bảo tồn những giá trị văn hóa tốt đẹp
mà cha ông ta đã để lại.
Qua áp dụng đề tài trên sẽ giúp học sinh tính tích cực, chủ đông, sáng tạo,
đam mê tìm hiểu những kiến thức lịch sử bổ ích, tham gia trải nghiệm sáng tạo,
viết bài tìm hiểu, qua đó phát huy phẩm chất năng lực người học.
- Tính hiệu quả của sáng kiến:
+ Đối giáo viên: bộ môn trong huyện có thể áp dụng vào dạy học lịch sử ở một
số bài trong chương trình lịch sử địa phương và lịch sử dân dân tộc. Từ đó khơi
dậy khả năng tìm hiểu những tư liệu lịch sử địa phương thuộc lĩnh vực này hoặc
lĩnh vực khác để phục vụ day học.
+ Đối với học sinh: Qua bài học có khai thác và sử dụng các di tích lịch sử địa
phương, học sinh được tiếp thu và mở rộng thêm kiến thức mới, có nhiều hiểu
biết về lịch sử địa phương nơi các em sinh sống và học tập, đồng thời phát huy
được tính tích cực, chủ động, sáng của học để hoàn thành tốt hơn về nhiệm vụ
học tập của mình.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu tư liệu các di tích lịch sử tiêu biểu của huyện Anh Sơn
- Nghiên cứu chương trình lịch sử THPT
- Nghiên cứu những lài liệu phương pháp dạy học lịch sử liên quan đến đề tài
3. Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài tập trung khai thac và sử dụng tư liệu các di tích lịch sử tiêu biểu
của huyện Anh Sơn vào dạy học lồng ghép vào một số bài trong chương trình và
sử dụng vào dạy chuyên đề lịch sử địa phương: Lịch sử Nghệ An qua các di tích.
4. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài được áp dụng cho học sinh trường THPT Anh Sơn 3 và học sinh
các trường THPT trên địa bàn huyện nhà.
2
PHẦN II. NỘI DUNG
Chương I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Khái niệm lịch sử địa phương và vai trò của việc sử dụng di tích lịch sử
địa phương trong dạy học
1.1. Khái niệm tư liệu lịch sử địa phương
Lịch sử địa phương là một bộ phận cấu thành lịch sử dân tộc, có mối quan
hệ mật thiết với lịch sử dân tộc, bất cứ một sự kiện lich sử nào của dân tộc đều
mang tính địa phương,vì nó diễn ra ở một địa phương cụ thể với không gian và
thời gian nhất định. Đồng thời tri thức lịch sử địa phương là một bộ phận hợp
thành, là biểu hiện cụ thể, phong phú, sinh động của lịch sử dân tộc. Nó chứng
minh sự phát triển hợp quy luật của mỗi địa phương trong lịch sử của dân tộc.
Hiểu lịch sử địa phương chính là lịch sử của các làng, xã, huyện, tỉnh,
vùng, miền thể hiện qua nhiều lĩnh vực: Lao động sản xuất, sự nghiệp chiến đấu
bảo vệ quê hương, những di sản văn hóa vật chất, tinh thần…. Tuy nhiên tùy
vào tiến trình lịch sử của từng địa phương nó tạo dựng những giá trị, những tri
thức lịch sử ở những mức độ khác nhau của từng địa phương.
Lịch sử địa phương là biểu hiện cụ thể của lịch sử dân tộc, nghiên cứu và
học tập lịch sử địa phương là một trong những biện pháp tích cực nhằm cụ thể
hoá những kiến thức chung của lịch sử dân tộc dễ dàng hơn. Mặt khác khi được
học tập và nghiên cứu những tri thức lịch sử địa phương các em sẽ hiểu sâu sắc
về những truyền thống tốt đẹp của cha ông đã hun đúc từ xa xưa tại chính nơi
mà bản thân các em đang hàng ngày sinh sống, lao động và học tập. Từ đó giáo
dục các em biết trân quý những gì cha ông đã tạo dựng nên, bồi dưỡng thêm
lòng yêu quê hương, sự cố gắng trong lao động, học tập để góp phần xây dựng
quê hương ngày càng giàu đẹp.
1.2. Vai trò của việc sử dụng tư liệu các di tích lịch sử địa phương trong
dạy học lịch sử
Tư liệu lịch sử địa phương có vai trò rất quan trọng góp phần thực hiện
mục tiêu giáo dục ở trường phổ thông một cách toàn diện, giúp học sinh có sự
nhìn nhận từ vấn đề cụ thể đến khái quát, thấy được sự phát triển của lịch sử địa
phương cũng như lịch sử dân tộc vô cùng phong phú đa dạng. đồng thời các
nguồn tư liệu giúp học sinh hiểu sâu sắc những sự kiện lịch sử quan trọng . Bởi
tư liệu lịch sử địa phương là những sự kiện cụ thể nhằm minh họa cho lịch sử
dân tộc. Trong đó, việc sử dụng tư liệu về các di tích lịch sử địa phương giúp
các em lĩnh hội không chỉ những sự kiện lịch sử qua các di tích mà còn được
những giá trị văn hóa tốt đẹp mà các em có thể tận mắt nhìn thấy.
3
Tư liệu lịch sử địa phương cũng góp phần quan trọng trong việc giáo dục
các em lòng biết ơn đối với những người đi trước đã góp công dựng nước và giữ
nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm của bản thân đối với quê hương
đất nước.
Từ đó chúng ta thấy rằng việc sử dụng tư liệu về các lịch sử địa phương
vào dạy học lịch sử dân tộc ở trường trung học phổ thông là rất cần thiết nhằm
nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn, khơi dậy cho các em niềm đam mê
nghiên cứu, khám phá, học tập môn lịch sử một cách tích cực và toàn diện.
1.3. Các nguồn tư liệu của lịch sử địa phương
Lịch sử là một trong những lĩnh vực khoa học có nguồn tư liệu rất phong
phú và đa dàng, tùy vào nội dung và tính chất mà nó thường được phân thành
các loại tư liệu sau:
* Tư liệu thành văn: Đây là nguồn tư liệu có vai trò đặc biệt quan trọng trong
các nguồn tư liệu lịch sử nói chung và lịch sử địa phương nói riêng. Nguồn tài
liệu này cung cấp cho chúng ta những sự kiện, những vấn đề lịch sử chính xác,
toàn diện các lĩnh vực ở địa phương đã từng diễn ra
* Tư liệu truyền miệng: Là tư liệu bao gồm những mẩu chuyện lịch sử, ca dao,
tục ngữ, truyện cổ tích, những câu chuyện do các nhân chứng kể lại….
* Tư liệu ngôn ngữ học: Bao gồm các loại:
- Địa danh học: Là tên gọi của một vùng đất nhất định, giúp chúng ta nguồn gốc
sự phát triển của làng, xóm, nghề nghiệp, văn hóa của nhân dân
- Phương ngôn học: Là tiếng nói của cư dân địa phương ở một vùng, miền, làng,
xã nào đó mang sắc thái riêng
* Tư liệu hiện vật: Bao gồm những di vật khảo cổ đã được khai quật, các công
trình kiến trúc: Đình, đền,chùa, miếu , tượng…, những hiện vật lịch sử: công cụ
lao đông, vũ khí chiến đấu, những di tích tự nhiên liên quan đến sự kiên lịch sử.
* Tư liệu tranh ảnh lịch sử: Thường được chụp ngay lúc sự kiện diễn ra. Đối
với những sự kiện đã diễn ra khá xa với thời đại ngày nay thì những tranh ảnh
lịch sử ấy là vô cùng quý hiếm. Tranh ảnh lịch sử có vai trò rất quan trọng trong
quá trình dạy học nhằm minh họa cụ thể làm cho bài học thêm sinh động, tạo
được tính tích cực, hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập.
* Tư liệu tranh ảnh lịch sử: Tư liệu này thường được chụp ngay lúc sự kiện
diễn ra. Trong dạy học lịch sử nguồn tư liệu này rất quan trọng nhằm minh họa
những sự kiện lịch sử làm cho bài học sinh động, giúp học sinh hiểu cụ thể các
sự liện liên quan, tạo sự chú ý, hứng thú cho học sinh trong từng bài học. Tuy
nhiên khi sử dụng tranh ảnh lịch sử phải xác minh đúng nguồn gốc, đảm bảo
tính chính xác phản đúng sự kiện liên quan bài học, giáo viên phải nghiên cứu
4
chọn lọc và sử dụng đúng mục đích của bài học, tránh ôm đồm, dàn trải về mặt
kiến thức.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1. Thực trạng việc khai thác sử dụng tư liệu lịch sử địa phương nói chung
và các di tích tích lịch sử nói riêng trong dạy học lịch sử ở trường trung học
phổ thông
Để nắm rõ tình hình thực trạng việc khai thác và sử dụng lịch sử địa
phương vào dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông, tôi đã tiến hành khảo
sát, điều tra thực tế một số trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện Anh
Sơn. Qua điều tra cho thấy:
1.1.Về ưu điểm:
- Giáo viên có đầy đủ tài liệu Lịch sử địa phương Nghệ An và đã sử vào giảng
dạy các chuyên đề theo đúng phân phối chương trinh lưu hành nội bộ
- Một số giáo viên có liên hệ những kiến thức lịch sử địa phương trong các bài
dạy nhưng chưa nhiều
- Học sinh về cơ bản đã có tài liệu lịch sử địa phương Nghệ An và được học
trong phân phối chương trình
1.2. Về hạn chế
- Hầu hết các giáo viên mới chỉ sử dụng tài liệu lịch sử địa phương Nghệ An vào
giảng dạy phần Lịch sử địa phương nhưng chưa sử dụng tư liệu lịch sử địa
phương của huyện nhà vào lồng ghép, liên hệ các bài dạy trong chương trình và
phần lịch sử địa phương, nếu có thì chỉ mới liên hệ qua loa một số mẫu chuyện
vụn vặt,chắp nối
- Học sinh biết đến lịch sử địa phương trên địa bàn huyện Anh Sơn còn rất ít,
kiến thức còn mập mờ thiếu tính chính xác.
1.3. Nguyên nhân của những hạn chế trên:
- Tài liệu lịch sử địa phương được sưu tầm, lưu giữ trong các trường phổ thông
trên địa bàn còn rất nghèo nàn
- Giáo viên chưa chủ động, chịu khó tự tìm hiểu, sưu tầm, nghiên cứu tư liệu
lịch sử địa phương, chưa thấy được tầm quan trọng của lịch sử địa phương trong
việc nâng cao giáo dục chất lương bộ mà chủ yếu tập trung đầu tư vào những bài
học gắn liền với các kỳ thi như thi học sinh giỏi, thi trung học phổ thông quốc
gia nên còn xem nhẹ, thiếu đầu tư đích đáng cho nội dung này.
- Từ đó dẫn đến ý thức học tập phần lịch sử địa phương của học sinh cũng mang
tính đối phó, hình thức, chưa đam mê và chưa có nhu cầu tìm hiểu những giá trị
lịch sử địa phương.
5
Từ những thực trạng trên đặt ra cho chúng ta những câu hỏi lớn: Làm thế
nào để học sinh có những hiểu biết sâu sắc đầy đủ về kiến thức lịch sử địa
phương trên địa bàn huyện nhà? Làm sao để khơi dậy tinh thần học tập lịch sử
địa phương một cách chủ động, tích cực và và không xem nhẹ, đồng thời giáo
viên cũng phải làm sao để chủ động thiết kế các bài dạy có liên quan kiến thức
lịch sử địa phương được nhuần nhuyễn, sáng tạo làm cho bài dạy sinh đông,sâu
sắc và toàn diện.
Để khắc phục những hạn chế trên, giải quyết những vấn đề đặt ra và cũng
là những trăn trở của bản thân tôi trong những bài giảng trên lớp của nhiều năm
qua, tôi xác định việc khai thác và sử dụng các tư liệu lịch sử địa phương vào
dạy học ở trường trung học phổ thông là rất cần thiết, nhất là khai thác và sử
dụng tư liệu các di tích lịch sử tiêu biểu trên đia bàn huyện nhà.
Chương II. PHƯƠNG PHÁP KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG TƯ LIỆU
CÁC DI TÍCH TIÊU BIỂU CỦA HUYỆN ANH SƠN VÀO DẠY HỌC
LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT
I. VÀI NÉT VỀ HUYỆN ANH SƠN
Anh Sơn là vùng đất nước biếc, non xanh kỳ thú phía Tây xứ Nghệ, cách
thành phố Vinh hơn 100km về phía Tây. Đây là một huyện miền núi đất đai khá
rộng, trải dọc theo đôi bờ sông Lam và Quốc lộ 7, phía Đông giáp với huyện
đồng bằng Đô Lương, phía Bắc giáp với huyện miền núi Tân Kỳ, phía Tây giáp
với huyện vùng cao Con Cuông và nước bạn Lào, phía Nam giáp với huyện
miền núi Thanh Chương.
Xa xưa trong thời kỳ Bắc thuộc Anh Sơn có tên là Đô Giao. Thời Hán
thuộc huyện Hàm Hoan. Thời Đông Ngô thuộc huyện Đô Giao. Thời thuộc
Đường có thể là huyện Hoài Hoan. Thời tự chủ, có tên là Hoan Đường và Thạch
Đường. Các sử gia nhận định Hoan Đường và Thịnh Đường là tiền thân của
danh xưng Nam Đường, còn Đô Giao là tiền thân của Anh Đô. Thời Nguyễn,
niên hiệu Gia Long năm đầu đổi lại là phủ Anh Đô, kiêm lý huyện Hưng
Nguyên, thống hạt huyện Nam Đàn. Niên hiệu Gia Long (năm thứ 12) thì lại
kiêm lý huyện Nam Đàn và thống hạt huyện Hưng Nguyên. Niên hiệu Minh
Mệnh thứ 21 (1840), nhà Nguyễn cắt 4 tổng của huyện Nam Đường là tổng
Lạng Điền, tổng Đô Lương, tổng Bạch Hà, tổng Thuần Trung và một tổng phía
Tây của huyện là tổng Đặng Sơn lập huyện Lương Sơn do phủ Anh Sơn kiêm
lý. Lúc này phủ Anh Sơn bao gồm 3 huyện: Thanh Chương, Hưng Nguyên,
Chân Lộc và kiêm lý 2 huyện Nam Đàn và Lương Sơn. Đến đời Thành Thái
(1889) huyện Lương Sơn được gọi là phủ Anh Sơn, tách các huyện khác ra. Đến
niên hiệu Tự Đức thứ 3, đổi kiêm lý hai huyện Lương Sơn và Nam Đàn. Niên
hiệu Thành Thái thứ 10, đổi huyện Nam Đàn làm thống hạt, tách huyện Hưng
Nguyên đặt làm phủ riêng và đưa Nghi Lộc thuộc vào phủ này.
6
Thời Pháp thuộc, theo thể chể lúc bấy giờ, phủ trở thành một đơn vị tương
đương với huyện. Đến năm 1946, phủ Anh Sơn lúc này bao gồm 2 huyện Anh
Sơn và Đô Lương.
Hình 01: Bản đồ Huyện Anh Sơn
Ngày 19/4/1963, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 52/QĐ-TTg chia
huyện Anh Sơn thành hai huyện Anh Sơn và Đô Lương. Lúc này Anh Sơn cắt
một phần về phía Đông thành huyện Đô Lương. Phần còn lại từ Gay đến Tam
Sơn nằm 2 bên sông Lam là đất hai tổng Lãng Điền và Đặng Sơn làm huyện
Anh Sơn như ngày nay.
Trải qua nhiều lần chia tách, danh xưng có thể khác nhau nhưng con người
và dải đất Anh Sơn vẫn chất chứa trong mình sự hồn hậu, đằm thắm tư chất xứ
Nghệ. Đó là tinh thần cố kết cộng đồng để phòng chống thiên tai và chống trả lại
kẻ thù xâm lược; là nghĩa tình đằm thắm, tắt lửa tối đèn có nhau, “hạt muối cắn
đôi, cọng rau xẻ nửa”, “thương người như thể thương thân”; tinh thần hiếu học,
ham làm, biết vượt lên gian khổ, khó khăn, thương đau để xây dựng quê hương,
họ tộc, gia đình. Anh Sơn là vùng đất với phong tục trọng hậu, nếp sống giản dị,
trân trọng quá khứ để hướng tới tương lai. Và cũng vì thế lịch sử hành trình đi
qua giải đất này là lịch sử của những bài ca lao động chế ngự và làm chủ thiên
nhiên, là bài ca chiến đấu “lấy ít thắng nhiều”, “lấy yếu thắng mạnh”, lấy thiên
hiểm trời ban để kẻ thù bạt vía kinh hồn khi nhắc đến tên.
7
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 11 trang mẫu của tài liệu "SKKN Khai thác và sử dụng tư liệu các di tích lịch sử của huyện Anh Sơn vào dạy học lịch sử trong chương trình trung học phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
skkn_khai_thac_va_su_dung_tu_lieu_cac_di_tich_lich_su_cua_hu.docx