SKKN Khắc sâu kiến thức cho học sinh thông qua giải một số dạng bài tập cơ bản môn hóa học lớp 8 ở trường trung học cơ sở
Một số học sinh học khá thì coi Hoá học là bộ môn phụ. Vậy tôi thiết nghĩ để học sinh học tốt hơn, có hứng thú hơn, tiếp thu kiến thức hóa học nhanh hơn, tốt hơn.Tôi mạnh dạn có một vài ý tưởng về phương pháp hình thành kỹ năng giải bài tập hóa học ở một số dạng bài tập trong chương trình hóa học lớp 8 THCS giúp học sinh có được những kiến thức cơ bản trong việc giải bài tập hóa học.
KHẮC SÂU KIẾN THỨC CHO HỌC SINH THÔNG QUA GIẢI MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP CƠ BẢN
MÔN HÓA HỌC LỚP 8 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT , THỰC NGHIỆM
4. PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
5. PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU
PHẦN II: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
A. NHỮNG NỘI DUNG LÝ LUẬN
B. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
C. MÔ TẢ, PHÂN TÍCH CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ THỰC HIỆN VỚI TỪNG
DẠNG BÀI:
1.Dạng bài tập: Lập công thức hóa học
2. Dạng bài tập: Tìm hóa trị của nguyên tố trong hợp chất 2 nguyên tố
3. Dạng bài tập: Mol, khối lượng mol, thể tích mol của chất khí
4. Dạng bài tập: Tính khối lượng của nguyên tố trong (a) gam hợp chất
5. Dạng bài tập: Tính khối lượng của hợp chất trong đó có chứa (a) gam
nguyên tố
6. Dạng bài tập: Tính % về khối lượng của mỗi nguyên tố trong hợp chất
7. Dạng bài tập liên quan đến PTHH
8. Dạng bài tập về dung dịch
D.KẾT QUẢ THỰC HIỆN
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
PHẦN IV: PHỤ LỤC
PHẦN V: TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/23
KHẮC SÂU KIẾN THỨC CHO HỌC SINH THÔNG QUA GIẢI MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP CƠ BẢN
MÔN HÓA HỌC LỚP 8 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ
1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Xuất phát từ mục đích không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học, hình
thành các kỹ năng giải bài tập cho học sinh và vì:
Bài tập hóa học giúp học sinh củng cố những kiến thức kỹ năng đã học, là
một trong những nguồn để hình thành kiến thức , kỹ năng mới cho học sinh .
Trong khi giải bài tập hóa học , học sinh sẽ ôn luyện được kiến thức cũ và
tìm kiếm được kiến thức mới, kỹ năng mới thông qua giải bài tập hóa học là
một trong những hình thức luyện tập chủ yếu và được tiến hành nhiều nhất
trong việc tiếp thu kiến thức và kỹ năng, bài tập hóa học là phương tiện hữu
hiệu để rèn luyện và phát triển tư duy học sinh . Ngoài ra, đối với giáo viên bài
tập hóa học còn là công cụ hữu hiệu để kiểm tra kiến thức và kỹ năng của học
sinh .
Để cho học sinh có hứng thú trong học tập bộ môn Hóa học , trong tình
trạng hiện nay nhiều học sinh học kém Toán dẫn đến ngại học bộ môn Hóa học
Một số học sinh học khá thì coi Hoá học là bộ môn phụ. Vậy tôi thiết nghĩ
để học sinh học tốt hơn, có hứng thú hơn, tiếp thu kiến thức hóa học nhanh hơn,
tốt hơn.Tôi mạnh dạn có một vài ý tưởng về phương pháp hình thành kỹ năng
giải bài tập hóa học ở một số dạng bài tập trong chương trình hóa học lớp 8
THCS giúp học sinh có được những kiến thức cơ bản trong việc giải bài tập hóa
học.
Để thực hiện được điều như trên, bản thân tôi xác định luôn bám sát các
nguồn tư liệu như sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập và các sách tham
khảo khác. Ngoài ra tôi còn luôn chuẩn bị một hệ thống câu hỏi dựa trên mục
tiêu của từng dạng bài tập cụ thể, giúp học sinh định hướng và nắm được kỹ
năng giải các bài tập hóa học . Thông qua đó học sinh nắm vững kiến thức cũ,
lĩnh hội kiến thức mới nhanh hơn. Trong phạm vi bài viết của mình tôi chỉ có
một tham vọng nhỏ là trao đổi với đồng nghiệp kinh nghiệm giảng dạy của cá
nhân tôi, tôi thành thật mong nhận được sự trao đổi, góp ý của các đồng nghiệp
để bản than ngày một tiến bộ hơn.
2/23
KHẮC SÂU KIẾN THỨC CHO HỌC SINH THÔNG QUA GIẢI MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP CƠ BẢN
MÔN HÓA HỌC LỚP 8 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
2.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Qua sáng kiến kinh nghiệm này tôi muốn giúp các em học sinh củng cố
vững chắc kiến thức về một số dạng bài tập cơ bản,tự hoàn thiện kỹ năng phân
tích đề,rèn luyện cho các em kỹ năng nhạy bén khi giải bài tập hóa học.Từ đó
sẽ tạo cho các em sự tự tin,hứng thú say mê tìm hiểu môn học,tạo cơ sở vững
chắc cho các em tiếp tục học môn Hóa học ở các lớp trên.
3.ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT, THỰC NGHIỆM:
Học sinh lớp 8 bậc THCS trong việc vận dụng làm một số dạng bài
tập cơ bản ở môn Hóa học lớp 8:
1.Dạng bài tập: Lập công thức hóa học
2. Dạng bài tập: Tìm hóa trị của nguyên tố trong hợp chất 2 nguyên tố
3. Dạng bài tập: Mol, khối lượng mol, thể tích mol của chất khí
4. Dạng bài tập: Tính khối lượng của nguyên tố trong (a) gam hợp chất
5. Dạng bài tập: Tính khối lượng của hợp chất trong đó có chứa (a) gam
nguyên tố
6. Dạng bài tập: Tính % về khối lượng của mỗi nguyên tố trong hợp chất
7. Dạng bài tập liên quan đến PTHH
8. Dạng bài tập về dung dịch
4. PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM:
1- Phương pháp nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu chương trình SGK lớp 8
và lớp 9, thu thập tìm hiểu các tài liệu tham khảo có liên quan.
2 - Phương pháp thực nghiệm: Trao đổi và thảo luận để thống nhất
phương pháp và xây dựng hệ thống giải các bài toán hóa học cụ thể .
3- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Rút ra các ưu điểm, nhược điểm
của học sinh trong phương pháp giải các dạng bài tập.Từ đó đề ra các biện pháp
hữu hiệu để khắc phục.
3/23
KHẮC SÂU KIẾN THỨC CHO HỌC SINH THÔNG QUA GIẢI MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP CƠ BẢN
MÔN HÓA HỌC LỚP 8 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
5. PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU:
- Phạm vi nghiên cứu: Các bài tập hóa học không vượt qua chương trình môn
Hóa học lớp 8 ở trường THCS.
- Thời gian nghiên cứu: 8 tháng
+ Bắt đầu viết đề cương: từ ngày 20-8-2016.
+ Tiến hành khảo sát HS: tháng 12/2016
+ Từ tháng 1/2016 bắt đầu vận dụng các phương pháp nghiên cứu
của đề tài
+ Thời gian hoàn thành SKKN và tổng hợp kết quả sau khi áp dụng
đề tài: ngày 07- 4- 2017
PHẦN II : NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
A. NHỮNG NỘI DUNG LÝ LUẬN:
Hướng dẫn học sinh giải một số dạng bài tập hóa học cơ bản, là một trong
những nguồn hình thành kiến thức, kỹ năng mới cho học sinh và củng cố những
kiến thức đã học. Trong khi giải bài tập, tôi định hướng cho học sinh thực hiện
phương pháp gần giống như tìm tòi nghiên cứu khoa học, phát hiện và tìm ra
lời giải.
Tuy nhiên sự tìm tòi của học sinh dù là độc lập nhưng vẫn được sự hướng dẫn
của giáo viên bằng những câu hỏi gợi mở, những yêu cầu vừa sức với học sinh.
Để cho hệ thống câu hỏi và bài tập phù hợp với từng bài học, tôi phân loại
thành một số dạng bài tập như sau:
+ Dạng bài tập lập công thức hóa học.
+ Dạng bài tập tìm hóa trị của nguyên tố trong hợp chất 2 nguyên tố.
+ Dạng bài tập về mol, khối lượng mol, thể tích mol.
+ Dạng bài tập về tính khối lượng (x) trong (a) gam hợp chất.
+ Bài tập tìm khối lượng của hợp chất trong đó có chứa (a) gam nguyên tố
+ Bài tập tính thành phần % về khối lượng của mỗi nguyên tố trong hợp chất .
+ Dạng bài tập về PTHH
+ Dạng bài tập về dung dịch
4/23
KHẮC SÂU KIẾN THỨC CHO HỌC SINH THÔNG QUA GIẢI MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP CƠ BẢN
MÔN HÓA HỌC LỚP 8 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
Sau khi giải những dạng bài tập trên, học sinh rút ra được một số phương
pháp giải đối với từng loại bài tập.
B.THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
- Qua khảo sát khi chưa áp dụng đề tài này, tôi tiến hành khảo sát ở lớp
8A2,8A3 là các lớp mà tôi trực tiếp giảng dạy với đề bài:
1. Hãy lập công thức hóa học của axít sunfurơ, biết gốc axít SO3 có hóa trị II
2. Tìm hóa trị của Lưu huỳnh trong hợp chất H2S
3. Tính số mol nước có trong 1,8 . 1023 phân tử nước.
* Kết quả thu được như sau:
Tỉ lệ
Giỏi
11%
10%
Khá
33,3%
33%
TB
Yếu
6,7%
7%
Kém
0%
Lớp 8A2
Lớp 8A3
49%
50%
0%
- Tôi nhận thấy kết quả thấp là do học sinh còn rất lúng túng về phương pháp
giải, chưa nắm vững phương pháp giải đối với từng dạng bài tập, cách trình bày
còn thiếu logic và chưa chặt chẽ.
- Qua gần gũi tìm hiểu thì các em cho biết: nhiều em muốn học nhưng chưa biết
cách học, đang còn học một cách thụ động, các em chưa biết tư duy để tìm ra
phương pháp giải cho mỗi dạng bài tập cơ bản.Lí do là các em mới được tiếp
xúc với môn Hóa học nên nhiều khái niệm các em còn chưa hiểu rõ, đầy đủ ý
nghĩa của nó, thời gian để các em rèn luyện làm bài tập còn hạn chế.
C.MÔ TẢ, PHÂN TÍCH CÁC GIẢI PHÁP:
Để cho sáng kiến có tính thực tiễn hơn, trong phần nội dung tôi đưa ra một
số ví dụ cụ thể sau (Có liên hệ với những thử nghiệm nhưng chưa thành công):
1.Dạng bài tập: Lập công thức hóa học
- Ví dụ 1: Viết CTHH của khí metan biết phân tử do nguyên tố Cacbon và
Hiđro tạo nên (Hóa trị của Cacbon là IV và Hiđro là I )
5/23
KHẮC SÂU KIẾN THỨC CHO HỌC SINH THÔNG QUA GIẢI MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP CƠ BẢN
MÔN HÓA HỌC LỚP 8 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
*Nghiên cứu đầu bài: Có thể tìm số nguyên tử mỗi nguyên tố dựa vào quy tắc
hóa trị
Xác định hướng giải
Bước 1: Viết CTHH dạng chung của C x H y
Cacbon và Hiđro.
Trình bày lời giải
Bước 2: Tìm số nguyên tử mỗi
nguyên tố:
CIV HIy
- Ghi hóa trị trên kí hiệu tương ứng
- Lập biểu thức theo quy tắc hóa trị
x
x.IV = y . I
x
y
I
1
4
IV
- Lập tỉ lệ tối giản x/y
Suy ra : x=1 ; y=4
- Tìm x ,y
CH4
Bước 3 : Viết CTHH với x, y đã biết
- Ví dụ 2: Hãy lập CTHH của axít sunfurơ biết gốc axít SO3 có hóa trị II
* Nghiên cứu đầu bài:
Tìm số nguyên tử H và số nhóm SO3 cũng dựa vào quy tắc hóa trị
Xác định hướng giải
Bước 1 : Viết CTHH chung với chỉ Hx( SO3) y
số chưa biết ( x ,y )
Trình bày lời giải
Bước 2 : Tìm chỉ số x,y
II
- Ghi hóa trị trên kí hiệu hoặc nhóm HI ( SO3 )y
x
kí hiệu tương ứng
x
y
II
I
2
1
- Lập biểu thức theo quy tắc hóa trị
- Lập tỉ lệ tối giản x/y : tìm x,y
x . I = y . II
Suy ra x=2; y=1
6/23
KHẮC SÂU KIẾN THỨC CHO HỌC SINH THÔNG QUA GIẢI MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP CƠ BẢN
MÔN HÓA HỌC LỚP 8 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
Bước 3 : Viết CTHH với x,y đã biết
CTHH: H2SO3
2/ Dạng bài tập tìm hóa trị của nguyên tố trong hợp chất 2 nguyên tố.
- Ví dụ 1: Tìm hóa trị của lưu huỳnh trong hợp chất H2S
* Nghiên cứu đầu bài:
Có thể tìm được hóa trị của 1 nguyên tố dựa vào CTHH và quy tắc hóa trị
Xác định hướng giải
Trình bày lời giải
Bước 1 : Viết CTHH , ghi hóa trị trên HI S x
2
kí hiệu tương ứng
Bước 2 : Tính hóa trị x
- Lập iểu thức theo quy tắc hóa trị
- Tìm x
2 . I = 1 . x
Suy ra : x=II
Trả lời: Hóa trị của lưu huỳnh là II
- Bước 3 : Trả lời
3/ Bài tập về mol, khối lượng mol, thể tích mol
a/ Bài tập tính khối lượng n mol chất
- Ví dụ: Tính khối lượng của 5 mol nước
* Nghiên cứu đầu bài:
Biểu thức có liên quan : m = n. M
Xác định hướng giải
Trình bày lời giải
Bước 1 : Xác định khối lượng của 1
mol nước
- Viết CTHH
H2O
- Tính khối lượng phân tử từ đó suy ra
M
M H2O = 2 x 1 + 16 = 18 ( g )
Bước 2 : Xác định khối lượng của 5 Vậy m H2O = 5 x M = 5 x 18 = 90 ( g )
mol nước và trả lời Trả lời: 5 mol nước có khối lượng là 90g
7/23
KHẮC SÂU KIẾN THỨC CHO HỌC SINH THÔNG QUA GIẢI MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP CƠ BẢN
MÔN HÓA HỌC LỚP 8 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
b/Bài tập tìm số mol có trong A phân tử hoặc nguyên tử.
- Ví dụ: Tính số mol nước có trong 1,8 . 1023 phân tử nước.
* Nghiên cứu đầu bài:
Biểu thức có liên quan: A = n. 6. 1023
Xác định hướng giải
Bước 1 : Xác định số phân tử có
chứa trong 1 mol chất
Trình bày lời giải
NH O = 6 .1023
2
A
1,8.1023
6.1023
n
0,3(mol)
Bước 2 : Xác định số mol chứa
trong A phân tử
N
Trả lời : Có 0,3 mol nước trong 1.8 .1023
phân tử nước
Bước 3 : Trả lời
c/Bài tập tính số mol có trong (m) g chất
- Ví dụ: Tính số phân tử Nitơ có trong 32g Nitơ
* Nghiên cứu đầu bài:
Biểu thức có liên quan: m = n.M
Xác định hướng giải
Trình bày lời giải
m
Bước 1 : Viết biểu thức tính m, từ đó
rút ra n
m = n . M n =
M
M N =14 . 2 =28 (g)
2
Bước 2 : Tính M
32
28
Bước 3 : Tính n và trả lời
n N =
= 1,14 (mol )
2
Trả lời : Vậy 32 g khí Nitơ chứa 1,14
mol khí Nitơ
d/Hướng dẫn học sinh giải bài tập tính thể tích của n mol khí ở điều kiện
tiêu chuẩn (đktc)
- Ví dụ:
Tính thể tích của 3 mol khí CO2 ở đktc
8/23
KHẮC SÂU KIẾN THỨC CHO HỌC SINH THÔNG QUA GIẢI MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP CƠ BẢN
MÔN HÓA HỌC LỚP 8 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
* Nghiên cứu đầu bài:
Biểu thức có liên quan: V = n . 22,4 (lít)
Xác định hướng giải
Bước 1 : Xác định thể tích của 1
mol khí ở đktc
Trình bày lời giải
22,4 (lít )
Bước 2 : Xác định thể tích của 3
mol khí ở đktc
VCO (đktc) = 3. 22,4 =67,2 (lít)
2
Bước 3 : Trả lời
Trả lời : Thể tích của 3 mol khí cacbonic
là 67,2 lít
4/Bài tập tính khối lượng của nguyên tố (x) trong (a) g hợp chất
- Ví dụ: Tính số gam cacbon có trong 11gam khí CO2
* Nghiên cứu đầu bài:
Dựa vào tỉ lệ số mol hoặc tỉ lệ khối lượng giữa cacbon và khí cacbonic
trong công thức CO2
Xác định hướng giải
Bước 1 : Viết CTHH của chất
Bước 2 : Tính khối lượng mol của
Trình bày lời giải
CO2
hợp chất và khối lượng của nguyên MCO = 12 + 2 .16 = 44 (g)
2
tố cóa trong 1 mol
1mol CO2 chøa 1mol C
Bước 3 : Lập quan hệ với số liệu đề
44 gam CO2 cã chøa 12 gam C
bài, tính x.
11 gam CO2 cã chøa x gam C
Bước 4 : Trả lời
11x12
x=
= 3 (gam )
44
Trả lời : Có 3 gam C trong 11 gam CO2
5/Bài tập tìm khối lượng hợp chất để trong đó có chứa (a) gam nguyên tố
- Ví dụ:
Cần lấy bao nhiêu gam KMnO4 để trong đó có chứa 16 gam nguyên tố Oxi
9/23
KHẮC SÂU KIẾN THỨC CHO HỌC SINH THÔNG QUA GIẢI MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP CƠ BẢN
MÔN HÓA HỌC LỚP 8 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
* Nghiên cứu đầu bài:
Dựa vào tỉ lệ số mol hoặc tỉ lệ khối lượng giữa nguyên tố và hợp chất
Xác định hướng giải
Trình bày lời giải
Bước 1 : Viết CTHH , tính M và KMnO4
nêu ý nghĩa (liên quan tới chất cho M = 158 (gam)
và tìm)
1 mol KMnO4 cã chøa 4 mol Oxi
158 gam KMnO4 chøa 64 gam Oxi
x-------------------------16 gam Oxi
Bước 2 : Lập quan hệ với số liệu đề
bài, tính x.
Bước 3 : Trả lời
16.158
x= -------- = 39,5 (gam )
64
Trả lời : Cần 39,5 gam KMnO4
6/ Dạng bài tập: Tính phần trăm về khối lượng của mỗi nguyên tố trong hợp
chất
- Ví dụ: Tính tỉ lệ phần trăm về khối lượng của nguyên tố H trong hợp chất
axít sunfuric H2SO4
* Nghiên cứu đầu bài:
Dựa vào tỉ lệ khối lượng giữa H và axít để tính tỉ lệ %
Xác định hướng giải
Trình bày lời giải
Bước 1 : Viết CTHH , tính M và khối H2SO4
lượng nguyên tố có trong M
Bước 2 : Tìm tỉ lệ %
MH SO = 98 ( gam )
2
4
mH = 2 x 1 =2 (gam )
MH x100%
2.100%
98
2
% H=
=
2,04%
MH SO
2
4
Bước 3 : Trả lời
Trả lời :
Nguyên tố hiđro chiếm 2,04 % về khối
lượng trong axit sunfuric H2SO4
10/23
KHẮC SÂU KIẾN THỨC CHO HỌC SINH THÔNG QUA GIẢI MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP CƠ BẢN
MÔN HÓA HỌC LỚP 8 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
7/ Dạng bài tập: Tính theo phương trình hóa học
a/ Dạng bài tập nêu ý nghĩa định lượng của PTHH
- Ví dụ: Hãy nêu ý nghĩa định lượng của PTHH sau:
4K+ O2 2 K2O
* Nghiên cứu đầu bài:
Kiến thức có liên quan : Ý nghĩa của PTHH, tính khối lượng của n mol chất .
Xác định hướng giải
Trình bày lời giải
Bước 1 : Xác định tỉ lệ số mol của 4K
+
O2
1mol
2 K2O
các chất
4mol
2mol
4 x 39 g
156 g
32g
2 x 94 g
188 g
Bước 2 : Xác định tỉ lệ khối lượng
32g
b/ Bài tập tính theo phương trình hóa học : Tìm số mol của chất A theo số mol
xác định của chất bất kì trong PTHH
- Ví dụ: Tính số mol Na2 O tạo thành nếu có 0,2 mol Na tác dụng với oxi
* Nghiên cứu đầu bài:
Tính số mol Na2 O dựa vào tỉ lệ số mol giữa Na và Na2 O trong PTHH
Xác định hướng giải
Bước 1 :Viết PTHH xảy ra
Bước 2 : Xác định tỉ lệ số mol giữa
chất cho và chất tìm
Trình bày lời giải
O2 2 Na2O
4Na
+
4mol
2mol
Bước 3 : Thiết lập quan hệ bằng 0,2 mol
cách đưa điều kiện đầu bài.Tính số
x mol
0,2x2
mol chất phải tìm
Bước 4 : Trả lời
x =
0,1(mol)
4
Trả lời : Có 0,1 mol Na2O tạo thành
c/ Dạng bài tập: Tính số gam chất A theo số mol chất khác trong PTHH
11/23
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 11 trang mẫu của tài liệu "SKKN Khắc sâu kiến thức cho học sinh thông qua giải một số dạng bài tập cơ bản môn hóa học lớp 8 ở trường trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
skkn_khac_sau_kien_thuc_cho_hoc_sinh_thong_qua_giai_mot_so_d.doc