SKKN Hướng dẫn ôn tập kỹ năng đọc hiểu môn Tiếng Anh trong kỳ thi THPT quốc gia
Bắt đầu từ năm 2014, đề thi môn Tiêng Anh trong kỳ thi THPT Quốc gia có sự thay đổi mạnh mẽ với yêu cầu cao ở kỹ năng đọc hiểu. Để làm được phần này phải đòi hỏi người học có một năng lực đọc hiểu nhất định trên một nền tảng kiến thức cơ bản. Năm 2015, 2016 trong kỳ thi THPT quốc gia những thay đổi nói trên tiếp tục được thực hiện.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG TRỊ
TRƯỜNG THPT LÊ LỢI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KỸ NĂNG ĐỌC HIỂU MÔN TIẾNG ANH TRONG
KỲ THI THPT QUỐC GIA
Lĩnh vực: NGOẠI NGỮ
Tên tác giả: Trương Thị Hồng Vân
Giáo viên môn: Tiếng Anh
Đơn vị công tác: Trường THPT Lê Lợi
NĂM HỌC 2016 - 2017
1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU…………………………………………………………………….. 1
1. Lý do chọn đề tài……………………………………………………….... 1
2. Mục đích nghiên cứu…………………………………………………….. 1
3. Đối tượng nghiên cứu………………………………………………......... 1
4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm………………………………………... 2
5. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………....
6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu………………………………………....
NỘIDUNG……………………………………………………………….......
I. Cơ sở lí luận ……………………………………………………………
1.
sinh………………………………... ……...
2. Những yêu cầu của các dạng câu hỏi của bài đọc hiểu
Thực
trạng
về
kỹ
năng
đọc
hiểu
của
học
3. Thực trạng vấn đề nghiên cứu…………………………………………....
II. . Một số kinh nghiệm hướng dẫn ôn tập kỹ năng làm bài Đọc- hiểu cho
học sinh lớp 12
1. Hướng dẫn ôn tập phương pháp đọc hiểu
1.1. Kỹ năng Skimming
1.2. Kỹ năng Scanning
2. Hướng dẫn cách làm bài đọc hiểu
3. Hướng dẫn trả lời các câu hỏi trong bài đọc hiểu trong kỳ thi THPT
Quốc gia
3.1. Câu hỏi ý chính toàn đoạn
3.2. Câu hỏi nhận diện cách tổ chức ý tưởng hay thái độ của tác giả
3.3 Câu hổi thông tin chi tiết
3.4. Câu hỏi thông tin không được nêu trong bài
3.5. Câu hỏi tìm nghĩa của từ.
3.6. Câu hỏi tìm sự liên hệ, quy chiếu
3.7.Câu hỏi suy luận, tìm hàm ý.
4.Phân tích bài đọc hiểu tổng hợp các dạng câu hỏi
2
III. Kết quả thực hiện
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Bắt đầu từ năm 2014, đề thi môn Tiêng Anh trong kỳ thi THPT Quốc gia có sự
thay đổi mạnh mẽ với yêu cầu cao ở kỹ năng đọc hiểu. Để làm được phần này
phải đòi hỏi người học có một năng lực đọc hiểu nhất định trên một nền tảng
kiến thức cơ bản. Năm 2015, 2016 trong kỳ thi THPT quốc gia những thay đổi
nói trên tiếp tục được thực hiện.
Như chúng ta đã biết, đọc hiểu là một trong những dạng bài tập hóc búa nhất và
dễ mất điểm nhất khi đi thi. Đó là vì loại bài tập này đòi hỏi kĩ năng tổng hợp từ
từ vựng, ngữ pháp đến tư duy logic. Tuy nhiên, qua quá trình giảng dạy và ôn thi
tôi nhận thấy năng lực làm dạng bài đọc hiểu trong kỳ thi THPT Quốc gia của
học sinh vẫn còn rất hạn chế. HS thường gặp một số khó khăn như: cảm thấy bị
choáng ngợp bởi từ mới trong bài đọc, vốn từ của học sinh quá ít ỏi hoặc quên
nhiều, chưa biết cách đọc một bài đọc hiểu, cảm thấy việc làm bài đọc rất mất
thời gian, không nhớ được thông tin trong bài đọc, không nắm được cấu trúc
ngữ pháp cơ bản, cách tổ chức của bài, không quen với các dạng câu hỏi trong
đề thi vì những dạng câu hỏi này ít gặp hoặc không giống với dạng câu hỏi bài
đọc trong sách giáo khoa.
Vì vậy làm thế nào để trang bị cho học sinh 12- các bạn sĩ tử sắp bước vào kì thi
THPT Quốc gia và đại học môn tiếng Anh sắp tới tự tin hơn với kỹ năng đọc
hiểu của mình là vấn đề mà rất nhiều giáo viên trăn trở.
Chọn đề tài “Một số kinh nghiệm Hướng dẫn ôn tập kỹ năng làm dạng bài Đọc
hiểu trong kỳ thi THPT Quốc gia” tôi mong muốn chia sẻ cùng đồng nghiệp một
số kinh nghiệm nhằm nâng cao năng lực đọc hiểu cho học sinh, góp phần nâng
cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Anh trong nhà trường nói chung và đặc
biệt cho kỳ thi THPT Quốc gia .
2. Mục đích nghiên cứu
3
Sáng kiến kinh nghiệm này nhằm đưa ra một số kinh nghiệm hướng dẫn ôn tập
phần Đọc hiểu cho học sinh lớp 12 giúp nâng cao kết quả môn Tiếng Anh trong
kì thi THPT Quốc gia.
3. Đối tượng nghiên cứu: Dạng bài đọc hiểu và các dạng câu hỏi trong dạng bài
này.
4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm: Học sinh lớp 12A2, 12A4 trường THPT
Lê Lợi, năm học 2015- 2016.
5. Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện đề tài này, tôi sử dụng các phương
pháp nghiên cứu: phương pháp phân tích và tổng hợp lí thuyết, phương pháp
điều tra, phương pháp thống kê, phương pháp quan sát, phương pháp thực
nghiệm, phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu: những kiến thức đọc hiểu và kỹ năng đọc hiểu từ ý chính
đến chi tiết
- Kế hoạch nghiên cứu: 9 tháng (9/2015- 5/2016)
NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận
1. Thực trạng về kỹ năng đọc hiểu của học sinh
2. Những yêu cầu của các dạng câu hỏi của bài Đọc- hiểu trong kỹ thi THPT
Quốc gia.
- Yêu cầu của câu hỏi ý chính ( Skimming)
- Yêu cầu của câu hỏi chi tiết ( Scanning)
- Yêu cầu của câu hỏi từ vựng
- Yêu cầu của câu hỏi suy luận
- Yêu cầu của câu hỏi về cách tổ chức đoạn văn và thái độ của tác giả.
3. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
Tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng để đánh giá năng lực làm bài đọc hiểu của
đề thi THPT Quốc gia cho học sinh.( Phụ lục 1 )
Qua thực tế chấm bài kiểm tra tôi nhận thấy, nhiều em không xác định được
yêu cầu của từng dạng câu hỏi là gì, không biết kỹ năng làm thế nào để tìm
thông tin trong đoạn văn, có cảm giác mơ hồ, lan man, mệt mỏi khi làm bài đọc
hiểu đoạn văn.
Sĩ số
39
36
Tốt
2 bài
0
Khá
10 bài
5 bài
TB
17 bài
16 bài
Yếu
10 bài
15 bài
12A2
12A4
II. Hướng dẫn ôn tập kỹ năng làm dạng bài Đọc hiểu trong kỳ thi THPT
Quốc gia”
1. Hướng dẫn ôn tập phương pháp đọc hiểu:
1.1.SKIMMING
a. Skimming là gì?
-Là đọc lướt qua tất cả các ý chính của bài đọc chứ không đi sâu vào nội dung
của bất kỳ đoạn nào.
4
-Chúng ta thực hiện phần đọc này nhanh chóng bằng cách đọc qua tiêu đề để
thấy nội dung bài viết, đọc các mở bài ( topic sentences) và câu kết luận
(concluding sentences) vì các đoạn trong tiếng anh chủ yếu được viết theo hai
cách là diễn dịch và quy nạp, chú ý hơn vào các danh từ quan trọng để qua đó
nắm được nội dung chính.
b.Khi nào nên áp dụng?
-Khi mà đoạn văn quá dài và thời gian thì có hạn.
-Skimming giúp chúng ta đọc được nội dung chính cũng như quan điểm mà tác
giả muốn nếu lên trong từng đoạn, xem tác giả đang phản đối, đồng tình hay
trung lập.
c.Các bước để thực hiện skimming?
- Đọc phần tiêu đề ( title) của bài viết, sau đó đọc đoạn mở đầu để xác định
được nội dung chính trong bài viết.
- Đọc các câu chủ đề của từng đoạn, các câu chủ đề này thường là câu đầu
tiên của bài đọc. Nhưng đôi khi đoạn văn lại được mở đầu bằng câu hỏi hay câu
dẫn dắt, thì khi đó topic sentence lại thường nằm cuối đoạn.
- Đọc vào đoạn văn, chú ý trả lời các câu hỏi who, what, which, where, when,
why.
- Những từ quan trọng trong đoạn văn các bạn nên nắm bắt thường được ẩn nấp
dưới dạng danh từ, số từ, các từ được in đậm hay viết hoa.
Chúng ta cần nắm được logic trình bày của bài bằng cách dựa vào các từ dấu
hiệu (marking words)
như:because, firstly (đầu tiên), secondly (thứ
hai), finally (cuối cùng), but (nhưng), then (sau đó), includes (bao gồm) và
những từ chỉ thời gian khác, v.v. Những từ này sẽ giúp cho người đọc nhanh
chóng nhận ra đoạn văn được trình bày theo cách nào: listing (liệt
kê), comparison-contrast (so sánh - đối lập), time-order (theo thứ tự thời gian),
và cause-effect (nguyên nhân-kết quả).
- Kỹ năng skimming rất quan trọng vì vậy rất cần thiết cho học sinh nắm được
kỹ năng này một cách thành thạo .Đọc từ trên xuống dưới và từ trái qua phải với
một tốc độ nhanh. Đây là đọc lấy ý nên các chúng ta không nên bỏ qua bất
cứ đoạn nào của bài để “lướt” cho nhanh vì như vậy sẽ rất dễ bị mất ý.
1.2. SCANNING
a.Scanning là gì?
- Là đọc nhanh bài viết thật nhanh với mục đích tìm kiếm dữ liệu, thông tin cụ
thể cần thiết cho việc trả lời câu hỏi. Scanning cực kì quan trọng trong bài thi
đọc vì đôi khi qua phần Skimming chúng ta đã nắm bắt được những ý chính
nhưng để trả lời được câu hỏi phần reading chúng ta cần chú ý vào cách sử dụng
từ ngữ của tác giả nếu không sẽ rất dễ bị đánh lừa.
b.Khi nào áp dụng Scanning?
- Scanning được áp dụng khi cần tìm kiếm các dữ liệu trong bài viết như tên
riêng, số liệu, ngày tháng, hoặc các cụm từ mà không cần nắm được nội dung
của bài text.
c.Các bước cần có khi scanning?
- Phân tích cách tổ chức bài khóa trước khi bắt đầu scanning.
5
- Luôn luôn định hướng và ghi nhớ trong đầu rằng chúng ta đang tìm kiếm
thông tin gì. Và định hướng đó là loại thông tin gì, danh từ riêng hay số từ, ngày
tháng …. Càng định hình được dữ liệu cụ thể, chúng ta càng đỡ mất thời gian.
- Chúng ta cần xác định xem thông tin đó có trong đoạn nào của bài viết theo trí
nhớ có được sau phần skimming và “quét” một lượt để định vị chính xác vị trí
của thông tin cần tìm. Thông tin có thể được sắp xếp theo vần hay theo thứ tự
thời gian vì vậy chúng ta có thể căn cứ vào điều này để xác định dễ dàng hơn.
- Dừng lại trước thông tin cần tìm và đọc những câu có liên quan đến thông tin
đó để bắt gặp được điều mà tác giả đang muốn hỏi người đọc và trả lời câu hỏi.
2. Hướng dẫn cách làm bài đọc hiểu:
-Trước hết hãy đọc câu hỏi.
- Đọc câu hỏi trước, chưa vội đọc các lựa chọn trả lời. Khi chúng ta đã biết được
kiểu câu hỏi phải trả lời thì sẽ dễ dàng tìm ra câu trả lời hơn.
- Đọc lướt hay đọc nhanh bài đọc: đừng đọc từng chữ hay đọc một cách chi tiết,
đọc nhanh để tìm ý chính và cấu trúc chung của bài. Bằng cách đọc lướt chúng
ta sẽ nắm được nội dung mà bài đọc muốn đề cập.
- Khi làm bài đọc hiểu, nếu thấy bài văn quá dài chúng ta đừng vội nản lòng, đọc
lướt từng đoạn nhỏ và quan trọng là áp dụng 1 kĩ thuật GẠCH CHÂN TỪ
KHÓA.
- Sau khi đã hoàn tất việc đọc lướt qua từ khóa giờ là lúc chúng ta quay lại đọc
lại để nắm chắc ý . Thi bằng hình thức trắc nghiệm nên khi so sánh giữa từ khóa
và câu hỏi và các ý trong câu lựa chọn A,B,C,D. Với cách này, chí ít chúng ta
cũng chọn được 6,7 câu rồi .
- Phải quyết đoán, khi vừa hình thành liên kết ý chắc chắn với câu trả lời chúng
ta cứ khoanh ngay, tự tin vào lựa chọn của mình.
- Để những câu khó lại sau cùng
- Đoán khi chúng ta ko biết câu trả lời: khi đoán, trước hết hãy dùng phương
pháp loại trừ.
- Các câu hỏi đọc hiểu thường có 1 lựa chọn đúng, 1 lựa chọn gần đúng và 2 lựa
chọn sai, hãy sử dụng linh cảm hay cảm giác khi ko thể quyết định đâu là câu trả
lời đúng.
- Nếu chúng ta không biết câu trả lời hãy dùng 1 chữ cái đoán (A,B,C hoặc D).
Hãy dùng 1 chữ cái trả lời mọi câu hỏi chúng ta không biết xuyên suốt 1 bài thi,
dùng 1 chữ cái sẽ cho chúng ta cơ may lớn hơn để có câu trả lời đúng
- Trả lời mọi câu hỏi: đừng bỏ sót bất kì câu hỏi nào dù chúng ta không làm
được, nếu không còn đủ thời gian, hãy sử dụng kĩ thuật đoán bằng chữ cái cho
các câu còn lại.
- Nếu còn thời gian sau khi làm xong bài thi, hãy đọc bài đọc một lần nữa, chú ý
vào các câu, các đoạn bạn chưa hiểu lắm và xem lại các đáp án mình đã lựa
chọn.
- Để nâng cao khả năng reading, trong quá trình ôn thi, chúng ta cần cải thiện
vốn từ vựng, đọc thật nhiều để không quên từ đã học và học thêm từ mới. Quan
trọng hơn tăng cường kiến thức cho mình, có thể chúng ta sẽ gặp những vấn đề
tương tự như vậy trong bài thi. Nếu đã quen với chủ đề thì vấn đề sẽ đơn giản
hơn nhiều.
6
- Tốc độ đọc là một vấn đề, bởi mỗi câu chỉ có 1 phút, chúng ta không thể để
mất thời gian qua nhiều. Hãy đọc và hiểu mình đã đọc cái gì là tốt nhất, trên cơ
sở hiểu có thể giải quyết nhiều câu hỏi trong khoảng thời gian ngắn. Đọc nhanh
mà không hiểu thì rồi cũng phải đọc lại , đọc chậm quá sẽ tăng sức ép về thời
gian trong lúc trả lời, rất dễ mắc sai lầm.
- Hãy làm nhiều đề thi để có thể học từ vựng cũng như biết cách phân chia thời
gian làm bài hợp lý.
3. Hướng dẫn trả lời các câu hỏi trong bài đọc hiểu
*Các dạng câu hỏi thường gặp trong bài đọc-hiểu:
Câu hỏi ý chính toàn đoạn (main idea questions)
Câu hỏi chi tiết trong đoạn văn (detail questions)
Chi tiết được nhắc đến trong bài (stated detail questions)
Chi tiết không được nhắc đến trong bài (unstated detail questions)
Câu hỏi từ vựng (vocabulary questions)
Câu hỏi ngụ ý (inference questions)
Chúng ta sẽ lần lượt phân tích từng dạng câu hỏi này nhé.
3.1.Câu hỏi ý chính toàn đoạn (main idea questions)
- Đây thường là câu hỏi đầu tiên trong các bài tập đọc hiểu nhằm mục đích kiểm
tra kĩ năng đọc lướt (skimming) và tìm ý chính trong đoạn văn. Vì thế, chúng ta
đừng quá đi sâu vào chi tiết hay từ mới mà chỉ cần chú ý đến cấu trúc và
những từ khóa (key words) trong bài mà thôi.
3.1.a. Dạng câu hỏi ý chính:
-What is the topic of the passage? (Đâu là nội dung chính của đoạn văn?)
-What is the subject of the passage? (Đâu là nội dung chính của đoạn văn?)
-What is the main idea of the passage? (Đâu là nội dung chính của đoạn văn?)
- What is the best title for the passage?
What is the author's main point in the passage? (Đâu là ý chính của tác giả trong
đoạn văn?)
- What does the passage mainly discuss? (Tác giả đề cập chính đến vấn đề nào?)
- What does the first/ second/ ... paragraph discuss? (Đoạn văn thứ nhất/ thứ
hai…..đề cập chính đến vấn đề nào?)
- What is the purpose of the passage?( Mục đích của đoạn văn là gì?)
With what is the author primarily concerned? (Tác giả đề cập chính đến vấn đề
nào?)
Which of the following would be the best title? (Đâu là tiêu đề hợp lý nhất cho
đoạn văn?)
3.1.b.Cách làm:
-Đọc dòng đầu tiên của đoạn văn
- Tìm mối liên hệ giữa những dòng đầu tiên của đoạn văn.
- Đọc lướt qua những dòng còn lại, kiểm tra liệu ý chính của những dòng đầu
tiên có đúng với những dòng còn lại hay không.Trong quá trình đọc chú ý đến
những từ khóa được lặp đi lặp lại hay những từ đồng nghĩa
7
- Loại bỏ phương án sai. Phương án sai là những phương án:Không tìm được
thông tin trong bài Trái với thông tin đề cập trong bài Quá chi tiết (thông tin về
thời gian, địa điểm, miêu tả cụ thể)
- Có thể trả lời các câu hỏi tìm ý chính sau cùng. Vì khi trả lời các câu hỏi chi
tiết, người đọc có thể nắm được ý chính của bài đọc mà không cần mất thời gian
đọc lại cả bài.
3.2. Câu hỏi nhận diện cách tổ chức ý tưởng hay bố cục chung hoặc thái độ
của tác giả: ( general organization or attitude)
-Đối với dạng câu hỏi bố cục : Chúng ta nên chú ý đến các từ nối giữa các đoạn.
Organization questions
Dấu hiệu
Time order ( trật tự thời gian)
Firstly, Secondly, Finally, next, then..
Cause and Effect ( Nguyên nhân và hệ Because, since, as, lead to, due to, as a
quả) result, consequently.
Definition- Example ( Định nghĩa-ví Define, mean, indicate, show
dụ)
Comparison-Contrast ( So sánh)
On the one hand, on the other hand,
more, less, least, most
Problem- Solution ( Vấn đề và giải Cause, result in, deal with, solution.
pháp )
- Đối với câu hỏi về thái độ của tác giả: chúng ta nên chú ý đến các tính từ biểu
đạt hoặc phán đoán dựa vào nội dung chính sau khi đã đọc lướt toàn bài.
Một sốc từ chỉ thái độ của tác giả: acceptable, favorable, unfavorable
remarkable, skeptical, optimistic, frustrated, negative, persuasive
3.3. Câu hỏi tìm thông tin chi tiết (Fact or detail questions)
Chi tiết là những ý được thể hiện một cách trực tiếp trong bài đọc.
- Đối với câu hỏi tìm chi tiết thì xác định các từ quan trọng (keywords) là rất
quan
- Keywords là những từ quan trọng, then chốt giúp chúng ta hiểu ý nghĩa của
một câu hay một đoạn vănnào đó.
e.g. Các từ được gạch dưới sau đây được coi là keywords.
Tortoises have been symbols of longevity and persistence.
trọng.
- Xác định đúng "keywords" giúp tìm ra câu trả lời nhanh chóng và hiệu quả.
3.3.a. Dạng câu hỏi đọc tìm chi tiết
+According
to
the
passage,
....
+It is stated in the passage,………
+The passage indicates that…………
+ Which of the following if true………….
3.3.b. Các bước đọc tìm chi tiết
-Xác định từ khóa quan trọng (keywords) trong câu hỏi.
-Đọc
Notes:
*Chỉ
lướt
để
tìm
keywords
đã
xác
định
ở
bước
1.
tập
trung
vào
tìm
"keywords".
*Lướt từng hàng của bài đọc và chỉ dừng lại khi phát hiện ra "keywords".
*Đôi khi không tìm được chính xác "keywords" mà có những từ/ cụm từ đồng
8
nghĩa/
-Dừng
trái
nghĩa.
"keywords".
lại
khi
thấy
Đọc kỹ thông tin trước và sau "keywords" xem nó có phục vụ cho việc trả lời
câu hỏi không.
- Nếu nó không liên quan đến câu hỏi, tiếp tục tìm lần lượt những chỗ mà
keywords xuất hiện cho đến khi tìm ra câu trả lời cho câu hỏi.
3.4. Câu hỏi tìm thông tin không được nêu trong bài: ( negative fact or
unstated details)
Dạng câu hỏi này thì sẽ có 3 lựa chọn chứa thông tin được đề cập trong bài và 1
lựa chọn không được đề cập trong bài.
3.4.a. Dạng câu hỏi:
Các câu
hỏi
phủ
định với NOT hoặc EXCEPT.
+ Which of the following statements is NOT true according to the passage?
+ Which of the following is not stated……?
+ Which of the following is not mentioned…..?
+ Which of the following is not discussed……?
+ Which of the following is false……………..?
+ All of the following are true Except…………?
Khi trả lời câu hỏi phủ định nên dùng phương pháp loại trừ. Tức là đọc lướt tìm
3 chi tiết đúng. Chi tiết còn lại là đáp án.
3.4.b. Cách làm:
- Đọc kỹ câu hỏi và các lựa chọn cho sẵn, gạch chân keywords
- Đọc lướt nhanh để khoanh vùng thông tin phù hợp cho phần keywords
- Đọc kỹ các câu chứa ý trong phần lựa chọn
- Loại bỏ những lựa chọn được đề cập hoặc đúng so với bài đọc
- Chọn phương án không được đề cập, không xuất hiện hoặc sai so với bài
3.5. Câu hỏi tìm nghĩa của từ ( Vocabulary question)
3.5.a. Cách xác định/ đoán nghĩa của từ
Ý nghĩa của một từ có thể được xác định hoặc có thể dự đoán được:
*Trường hợp1: Ý nghĩa của từ thường được gợi ý ngay trong bài bằng những từ
đồng
e.g.1. It is estimated that the world population will increase to approximately,
or nearly, billion by 2040.
nghĩa hoặc cụm
từ
giải
thích
từ
đó.
9
Trong ví dụ này "approximately" được giải thích bằng từ đồng nghĩa "nearly".
e.g.2. Among extinct animals, which no longer existed on earth, dinosaurs
appeared
Trong ví dụ này, từ "extinct" được giải thích bằng mệnh đề "which no longer
existed on earth".
*Trường hợp 2: Ý nghĩa của từ có thể được dự đoán thông qua ngữ cảnh của
câu hoặc đoạn văn có từ đó.
to
be
the
most
mysterious.
e.g. To fight against terrible traffic conditions in the city, the governor has
initiated a campaign whose purpose is to help improve public awareness of
traffic
rules.
Trong ví dụ trên ta thấy không có từ hay cụm từ gợi ý nghĩa của từ "initiated".
Tuy nhiên khi đọc cả câu và dựa vào nội dung ta có thể đoán được ý nghĩa của
9
từ
này
là
bắt
đầu,
khởi
nghĩa
xướng
của
...
Một
số
chú
ý
khi
đoán
từ:
- Đôi khi người đọc có thể biết hết nghĩa của các từ được hỏi và của các đáp án
đưa ra.
Tuy nhiên, cần đọc kỹ ngữ cảnh trước khi chọn câu trả lời vì một từ có thể có
nhiều nghĩa khác nhau trong những ngữ cảnh khác nhau.
- Nắm vững ý nghĩa của các tiền tố và hậu tố để có thể đoán nghĩa chính xác
hơn.
3.5.b.Dạng câu hỏi tìm nghĩa của từ
+What is the word/ phrase "X" closest in meaning to?
+What
+The
+The
does
word/
word/
the
word/
phrase
phrase
phrase
"X"
"X"
mostly
most
means
likely means
closely
mean?
"............".
"............".
"X"
most
+ The word/ phrase "abc" can be best replaced by "............".
+ What is the meaning of “X” in line “Y”?
+Which of the following has the opposite meaning with the word “X” in line
“Y” ?
3.5.c. Các bước đọc tìm nghĩa của từ
-Tìm
từ
phải
tìm
nghĩa
trong
bài
đọc.
- Đọc kỹ thông tin trước và sau để tìm từ/ cụm từ giúp xác định nghĩa.
- Nếu không tìm được từ giúp xác định nghĩa thì cần đọc nội dung của câu/ đoạn
chứa
từ
đó
để
đoán
nghĩa.
-Sau khi xác định/ đoán được nghĩa của từ => Chọn đáp án đúng.
- Thử thay thế bằng từ đã chọn xem có hợp lý không.
3.6. Câu hỏi tìm sự liên hệ, sự quy chiếu: ( Reference question)
- Câu hỏi đọc tìm sự liên hệ yêu cầu người đọc xác định các từ liên hệ trên chỉ
sự vật, nơi chốn, hoặc người nào trong bài đọc.
- Từ liên hệ, quy chiếu thường là các đại từ: he, they, it… hay him, them, it…,
tính từ sở hữu: their, his, its…., những đại từ chỉ định: this, that, these, those…
- Câu hỏi này nên làm đầu tiên.
3.6.a. Dạng câu hỏi đọc tìm mối liên hệ
+What
does
the
word
"abc"
refer
to?
+The word "abc" in the passage refers to "............".
3.6.b. Các bước đọc tìm mối liên hệ
-
Tìm
từ
liên
hệ
trong
bài
đọc.
-Đọc kỹ thông tin trước và sau từ đó để tìm từ/cụm từ mà từ liên hệ có thể chỉ
tới được liệt kê trong phần lựa chọn đáp án.
Những từ quy chiếu , từ liên hệ thường nằm ở những câu phía trước hoặc trong
chính
-Tìm
câu
được
chứa
từ/cụm từ
từ
đúng
được
chọn
quy
câu
chiếu
trả lời
=>
- Thử thay thế từ liên hệ bằng từ/cụm từ đã cho xem có hợp lý không.
3.7. Câu hỏi suy luận, tìm hàm ý: ( Inference question)
-Đây là kỹ năng đọc hiểu khó nhất vì đáp án không trực tiếp được đưa ra trong
bài mà yêu cầu người đọc rút ra kết luận, suy diễn dựa vào thông tin trong bài
10
-Người
- Người đọc phải hiểu cả những ý sâu xa trong bài.
3.7.a. Dạng câu hỏi suy luận thường gặp trong bài tập đọc
đọc
phải
hiểu
kỹ
nội
dung
của
bài
đọc
+What
+It
can
be
be
inferred
inferred
from
from
the
passage?
that …….
can
the
passage
-+The passage/author implies that ……………
+ It is implied in the pasage that……………
+ It is most likely that…………..
+ What probaly happened……………?
3.7.b. Các bước đọc để suy ngẫm:
- Xác định từ chính (keyword) trong câu hỏi và/hoặc câu trả lời.
-Đọc lướt qua bài để tìm keyword đã xác định.
Đôi khi trong bài là những từ/cụm từ đồng nghĩa/trái nghĩa với keyword.
Keyword có thể xuất hiện ở nhiều đoạn. Do đó không tìm thấy thông tin ở đoạn
đầu thì tiếp tục đọc lướt và tìm thông tin ở chỗ khác.
- Dùng phương pháp loại trừ loại phương án sai nhất, rồi chọn phương án đúng
nhất trong các phương án còn lại.
4 . Hướng dẫn làm bài đọc hiểu tổng hợp các dạng câu hỏi. ( Phụ lục 2)
III.Kết quả thực hiện:
Sau một học kỳ rèn luyện kỹ năng làm bài đọc hiểu , học sinh có tiến bộ rõ rệt
và dần dần quen với dạng bài tập và đạt kết quả khá tốt
Sĩ số
39
36
Tốt
7 bài
5 bài
Khá
20 bài
15 bài
Trung bình
12 bài
16 bài
12A2
12A4
KẾT LUẬN
Kỹ năng đọc hiểu đoạn văn là yêu cầu bắt buộc đối với học sinh lớp 12 để
chuẩn bị cho không chỉ kỳ thi THPT Quốc gia mà còn giúp các em phát triển kỹ
năng đọc các văn bản, tài liệu Tiếng Anh hàng ngày và trong các kỳ thi Tiếng
Anh khác. Vì vậy, việc giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu và rèn luyện kỹ
năng đọc hiểu- đọc tìm ý chính và chi tiết- theo những định hướng, phương pháp
phù hợp là điều có ý nghĩa rất quan trọng. Việc hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn
tập phần đọc hiểu đoạn văn theo các phương pháp như đã đề xuất trong sáng
kiến kinh nghiệm này đã trang bị cho các em những kiến thức và kĩ năng căn
bản nhất giúp các em phần nào giảm bớt những áp lực và đạt kết quả cao trong
kì thi THPT Quốc gia. Trong những năm học tới, tôi sẽ tiếp tục áp dụng những
kinh nghiệm trên đây cũng như luôn tìm tòi đổi mới phương pháp giảng dạy
nhằm giúp học sinh phát triển các kỹ năng cho việc học Tiếng Anh , đặc biệt là
nâng cao tính hiệu quả khi làm các bài đọc hiểu Tiếng Anh .
Những kinh nghiệm trên đây là những ý kiến của cá nhân vì vậy không tránh
khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những góp ý từ quý đồng nghiệp.
11
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 11 trang mẫu của tài liệu "SKKN Hướng dẫn ôn tập kỹ năng đọc hiểu môn Tiếng Anh trong kỳ thi THPT quốc gia", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_huong_dan_on_tap_ky_nang_doc_hieu_mon_tieng_anh_trong_k.doc