SKKN Hướng dẫn học sinh tự làm các thí nghiệm đơn giản môn vật lí lớp 11 cơ bản

Vật lý là một môn khoa học thực nghiệm, vì vậy trong giảng dạy và học tập môn vật lý, thí nghiệm là một khâu có vai trò rất quan trọng. Nó không chỉ làm tăng tính hấp dẫn của môn học, giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn các kiến thức lí thuyết đã học và rèn luyện kĩ năng thực nghiệm của học sinh, điều quan trọng hơn nữa là việc sử dụng thí nghiệm trực quan từng bước tạo cho học sinh một trực giác nhạy bén đối với các hiện tượng vật lí.
SỞ GD-ĐT QUẢNG TRỊ  
TRƯỜNG THPT HƯỚNG HÓA  
GD & ÑT  
HÖÔÙNG HOÙA  
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM  
“HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ LÀM CÁC THÍ NGHIỆM ĐƠN GIẢN  
MÔN VẬT LỚP 11 CƠ BẢN”  
Lĩnh vực/Môn: Vật Lí  
Tên tác giả: Trần Thị Hải  
GV môn: Vật Lí  
Đơn vị công tác: Trường THPT Hướng Hóa  
NĂM HỌC 2019-2020  
MỤC LỤC  
PHẦN A: PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................1  
I. Lý do chọn đề tài.............................................................................................1  
II. Mục đích của đề tài ........................................................................................2  
III. Đối tượng phạm vi nghiên cứu...............................................................2  
3.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................2  
3.2. Phạm vi nghiên cứu........................................................................................2  
IV. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................2  
1. Nghiên cứu cơ sở thuyết ...............................................................................2  
2. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm..............................................................2  
PHẦN B: NỘI DUNG ........................................................................................3  
I. Cơ sở luận khoa học ....................................................................................3  
1.1. Khái niệm hứng thú - Hứng thú học tập môn vật lý .....................................3  
1.2. Vai trò của hứng thú và hứng thú học tập......................................................3  
1.3. Tổng quan về thí nghiệm vật lý......................................................................4  
1.3.1. Vai trò của thí nghiệm vật lý.......................................................................4  
1.3.2. Vai trò của thí nghiệm vật tự tạo trong quá trình dạy học ......................5  
1.3.3. Hạn chế của thí nghiệm vật tự tạo...........................................................6  
1.3.4. Các tiêu chuẩn của dụng cụ thí nghiệm vật tự tạo ..................................6  
II. Hướng dẫn học sinh làm các tnghiệm đơn giản môn vật lý 11 cơ bản 6  
2.1. Bài 7. Dòng điện không đổi. Nguồn điện ...................................................6  
2.2. Bài 10: Ghép các nguồn thành bộ ..............................................................7  
2.3. Bài 13. Dòng điện trong kim loại................................................................9  
2.4. Bài 14: Dòng điện trong chất điện phân..................................................10  
2.5. Bài 34: kính thiên văn ...............................................................................13  
III. Kết quả thực hiện.......................................................................................14  
IV. Kết luận Kiến nghị ..................................................................................15  
4.1. Kết luận........................................................................................................15  
4.2. Kiến nghị .....................................................................................................15  
Tài liệu tham khảo ...........................................................................................16  
PHẦN A . PHẦN MỞ ĐẦU  
I. Lý do chọn đề tài  
" Làm thế nào để kích thích hứng thú học tập của học sinh"  
Đó sự trăn trở của những người làm giáo dục, đặc biệt giáo dục  
THPT. Vì ở lứa tuổi đang trưởng thành này có rất nhiều mối quan tâm khác thu  
hút các em hơn việc học tập. Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như  
hiện nay thì sự thu hút của công nghệ số lớn hơn rất nhiều so với phấn trắng,  
bảng đen. Chính vì vậy, một yêu cầu đặt ra cho giáo viên trong giai đoạn hiện  
nay là cần quan tâm nhiều đến việc hình thành và bồi dưỡng hứng thú học tập  
cho học sinh bằng phương pháp dạy học mới mẻ, phù hợp thực sự hiệu  
quả.  
Vật lý là một môn khoa học thực nghiệm, vậy trong giảng dạy học  
tập môn vật lý, thí nghiệm một khâu có vai trò rất quan trọng. Nó không chỉ  
làm tăng tính hấp dẫn của môn học, giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn các kiến thức  
thuyết đã học và rèn luyện kĩ năng thực nghiệm của học sinh, điều quan trọng  
hơn nữa việc sử dụng thí nghiệm trực quan từng bước tạo cho học sinh một  
trực giác nhạy bén đối với các hiện tượng vật lí. Thí nghiệm vật lý góp phần tích  
cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh.  
Qua quá trình giảng dạy vật ở trường THPT Hướng Hóa với chất lượng  
đầu vào khá thấp, tôi thường được phân dạy các lớp cơ bản nền tảng kiến  
thức không vững. Việc truyền thụ kiến thức vật lí cho học sinh là một điều hết  
sức khó khăn. Tôi nhận thấy rằng: với các tiết học sử dụng thí nghiệm biểu  
diễn, học sinh tỏ ra hứng thú và hiểu bài hơn.  
Các hiện tượng và quá trình Vật được đề cập trong sách giáo khoa Vật  
phổ thông thường rất gần gũi với chúng ta và luôn xảy ra trong đời sống hàng  
ngày. Vì thế, để tái tạo lại hoặc để kiểm chứng lại chúng không đòi hỏi cần có  
những dụng cụ phức tạp, tinh vi. Với tất cả sự nhiệt huyết của tuổi trẻ, tôi đã  
không ngừng tìm tòi học hỏi để làm và hướng dẫn học sinh tự làm các dụng cụ  
thí nghiệm qua các vật liệu đơn giản dễ kiếm..  
1
Nhiệm vụ thiết kế, chế tạo các dụng cụ thí nghiêm tự làm, làm tăng hứng  
thú, tạo niềm vui khi thành công trong học sinh . Đồng thời kích thích tính tích  
cực, độc lập và phát huy khả năng tư duy sáng tạo của học sinh trong học tập.  
Thông qua các thí nghiệm tôi còn hướng dẫn các em nên sử dụng các vật  
liệu tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường như đèn Led, pin tự chế...  
Với những lý do trên và từ kinh nghiệm trong thực tế tôi chọn đề tài:  
" Hướng dẫn học sinh tự làm các thí nghiệm đơn giản  
môn Vật lớp 11 cơ bản"  
II. Mục đích của đề tài  
Khai thác và sử dụng các thí nghiệm biểu diễn, thực hành hướng dẫn học  
sinh chế tạo các dụng cụ và làm các thí nghiệm đơn giản nhằm kích thích hứng  
thú học tập, bồi dưỡng năng lực tự học, phát huy tính tích cực, chủ động của học  
sinh góp phần nâng cao chất lượng học tập môn vật của học sinh lớp 11.  
III. Đối tượng phạm vi nghiên cứu  
3.1. Đối tượng nghiên cứu  
- Sách giáo khoa vật lý 11 cơ bản.  
- Học sinh khối 11.  
3.2. Phạm vi nghiên cứu  
- Nghiên cứu sử dụng thí nghiệm trong chương trình vật lí 11 THPT.  
IV. Phương pháp nghiên cứu  
4.1. Nghiên cứu cơ sthuyết  
Nghiên cứu chiến lược giáo dục, Nghị quyết Trung Ương, các tạp chí  
chuyên ngành về dạy học đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất  
lượng dạy học ở trường THPT.  
Nghiên cứu vai trò của thí nghiệm trong dạy học môn vật lý.  
Nghiên cứu kỹ sách giáo khoa vật lý 11 và các thiết bị thí nghiệm tối thiểu  
có trong phòng thí nghiệm vật lý.  
Nghiên cứu về tâm lý học, giáo dục học và lý luận dạy học bộ môn về vấn  
đề tạo hứng thú học tập và phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh.  
4.2. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm  
2
Nghiên cứu chế tạo các dụng cụ và thí nghiệm vật lý. Tiến hành giảng dạy  
thực tế trên lớp, quan sát, đánh giá hoạt động, kết quả học tập của học sinh trong  
các tiết dạy sử dụng thí nghiệm vật lý.  
PHẦN B. NỘI DUNG  
I. Cơ sở luận khoa học  
1.1. Khái niệm hứng thú - Hứng thú học tập môn vật lý  
Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó vừa có  
ý nghĩa đối với cuộc sống vừa khả năng mang lại khoái cảm cho cá nhân  
trong quá trình hoạt động.  
Hứng thú Học tập môn vật lý: Là sự yêu thích, ham học, cảm giác phấn  
chấn khi tiếp xúc môn học, phát triển tối đa trí tuệ, sức sáng tạo, tích cực tự  
nghiên cứu, tìm tòi dưới sự hướng dẫn của giáo viên giảng dạy.  
những thái độ có tính chất tích cực của học sinh, làm cho kết quả dạy  
học chất lượng, không gây căng thẳng.  
1.2. Vai trò của hứng thú và hứng thú học tập  
Hứng thú làm nảy sinh khát vọng hành động, làm tăng hiệu quả của hoạt  
động nhận thức, tăng sức làm việc. thế cùng với nhu cầu, hứng thú là một  
trong những hệ thống động lực của nhân cách.  
Trong bất kỳ hoạt động nào, nếu hứng thú làm việc con người sẽ có  
cảm giác dễ chịu , nó là động cơ thúc đẩy con người tham gia tích cực và sáng  
tạo hơn vào hành động đó. Ngược lại nếu không có hứng thú, dù là hành động gì  
cũng sẽ không đem lại kết quả cao. Đối với các hoạt động nhận thức, sáng tạo,  
hoạt động học tập, khi không có hứng thú sẽ làm mất đi động cơ học, kết quả  
học tập skhông cao, thậm chí xuất hiện cảm xúc tiêu cực. vậy việc tạo hứng  
thú là điều cực kỳ quan trọng, nó làm cho các em hăng say với nhiệm vụ học tập  
của mình.  
Đối với môn vật lý, có hứng thú các em sẽ có tinh thần học bài, tìm thấy  
cái lý thú, cái hay trong môn học, không cảm thấy khô cứng, khó hiểu nữa. Từ  
đó tạo niềm tin say mê học tập, đồng thời nó làm cho các em nhận thức đúng  
đắn hơn.  
3
1.3. Tổng quan về thí nghiệm vật lý  
1.3.1. Vai trò của thí nghiệm vật lý  
Thí nghiệm được sử dụng trong các giai đoạn khác nhau của tiến trình dạy  
học từ khâu đề xuất vấn đề nghiên cứu, giải quyết vấn đề, hình thành kiến thức,  
kĩ năng mới, củng cố kiến thức kiểm tra đánh giá kiến thức kĩ năng, kĩ xảo  
của học sinh.  
Thí nghiệm góp phần vào việc phát triển toàn diện học sinh. Thông qua  
tiến hành thí nghiệm, học sinh hiểu được bản chất của các hiện tượng, định luật,  
quá trình vật lý... khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh sẽ linh  
hoạt hiệu quả hơn. Thí nghiệm tạo môi trường cơ hội để học sinh quan sát  
đưa ra những dự đoán, những ý tưởng mới, nhờ đó hoạt động nhận thức của  
HS sẽ được tích cực duy của các em sẽ được phát triển.  
Thí nghiệm phương tiện góp phần quan trọng vào việc giáo dục kĩ thuật  
tổng hợp cho học sinh. Thông qua việc tiến hành thí nghiệm, học sinh có cơ hội  
trong việc rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo thực hành, góp phần thiết thực vào việc giáo  
dục kĩ thuật tổng hợp cho HS. Thí nghiệm còn là điều kiện để HS rèn luyện  
những phẩm chất của người lao động mới, như: đức tính cẩn thận, kiên trì, trung  
thực...  
Thí nghiệm phương tiện kích thích hứng thú học tập, tính tò mò, ham  
hiểu biết của học sinh, làm cho các em tích cực và sáng tạo hơn trong quá trình  
nhận thức, khơi dậy ở các em sự nhu cầu khám phá những điều mới, những điều  
ẩn và cao hơn là hình thành nên những ý tưởng cho những thí nghiệm mới.  
Đó cũng chính là những tác động cơ bản, giúp cho quá trình hoạt động nhận  
thức của họ được tích cực hơn.  
Thí nghiệm vật lý là phương tiện tổ chức các hình thức làm việc độc lập  
hoặc tập thể qua đó góp phần bồi dưỡng các phẩm chất đạo đức của học sinh,  
phát huy vai trò cá nhân hoặc tính cộng đồng trách nhiệm trong công việc của  
các em.  
Thí nghiệm vật lí góp phần làm đơn giản hoá các hiện tượng và quá trình  
vật lí, tạo trực quan sinh động nhằm hỗ trợ cho duy trừu tượng, giúp cho học  
4
sinh duy trên những đối tượng cụ thể, những hiện tượng và quá trình đang  
diễn ra trước mắt họ. Các hiện tượng trong tự nhiên xẩy ra vô cùng phức tạp, có  
mối quan hệ đan xen với nhau, do đó không thể cùng một lúc phân biệt những  
tính chất đặc trưng của từng hiện tượng riêng lẻ, cũng như không thể cùng một  
lúc phân biệt được ảnh hưởng của tính chất này lên tính chất khác. Thí nghiệm  
vật lý góp phần làm nổi bật những khía cạnh cần nghiên cứu của từng hiện  
tượng và quá trình, giúp học sinh dễ quan sát, dễ theo dõi và dễ tiếp thu bài.  
1.3.2. Vai trò của thí nghiệm tự tạo trong quá trình dạy học  
1.3.2.1. Vai trò của thí nghiệm tự tạo đối với giáo viên  
Trợ giúp giáo viên có đồ dùng dạy học để xây dựng các mô hình dạy và  
học tích cực phù hợp với phương pháp đặc trưng của bộ môn là phương pháp  
thực nghiệm  
Chủ động tìm và lựa chọn các phương pháp dạy học thích hợp, với thiết bị  
do giáo viên và học sinh tự làm khác phục được khó khăn về cơ sở vật chất, hạn  
chế việc học chay, dạy chay.  
Đa dạng hóa việc tổ chức giờ học vật bằng các phương pháp khác nhau  
1.3.2.2 Vai trò của thí nghiệm tự tạo đối với học sinh  
khả năng rèn luyện cho học sinh tính tự lực, ham học, thích ứng với  
hoàn cảnh, tính sáng tạo, khát vọng cải tạo thiên nhiên.  
Giúp học sinh giải quyết được các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống hàng  
ngày. Tăng cường mối quan hệ giữa thuyết thực hành.  
thể tạo ra tình huống vấn đề trong lớp học, thí nghiệm do học sinh  
tiến hành sẽ tạo cho học sinh có cơ hội, tình huống phải suy nghĩ những vấn đề  
cần giải quyết.  
Kích thích hứng thú cho học sinh. Giúp học sinh thu thập xử lí thông tin.  
Góp phần rèn luyện kĩ năng thực hành cho học sinh  
Đặc biệt, do những ưu điểm nổi trội của thí nghiệm tự tạo nên giáo viên  
thể tổ chức cho hoc sinh tự tiến hành thí nghiệm qua đó các em được quan sát  
trực tiếp các hiện tượng và các quá trình Vật được đề cập trong bài.  
5
Do đặc điểm của thí nghiệm tự tạo liên quan đến hiện tượng, quá trình vật  
rất gần gũi với học sinh nên sau một quá trình học tập với thí nghiệm tự  
tạo,các em sẽ quan tâm hơn đến các hiện tượng vật lí xung quanh. Giúp học sinh  
thay đổi phương pháp suy nghĩ phương pháp học tập, học sinh bắt đầu rèn luyện  
thói quen thảo luận khoa học, bàn bạc, chấp nhận hay phản đối ý kiến…  
Qua việc chuẩn bị dụng cụ, thao tác các thí nghiệm học sinh được rèn  
luyện nhiều kĩ năng đề xuất các giả thiết, dự đoán đính chính những khái niệm .  
1.3.3. Hạn chế của thí nghiệm tự tạo  
Bên cạnh rất nhiều ưu điểm, thí nghiệm đơn giản, rẻ tiền tồn tại những  
hạn chế sau:  
Độ bền của dụng cụ thường không cao  
Thí nghiệm tự tạo đơn giản chủ yếu những thí nghiệm định tính, ít có  
thí nghiệm định lượng.  
Tính thẩm mỹ của thí nghiệm thường không cao.  
1.3.4. Các tiêu chuẩn của dung cụ thí nghiệm vật tự tạo  
Các dụng cụ thí nghiệm vật tự làm phải thể hiện rõ các hiện tượng vật lí  
cần quan sát.  
Sơ đồ lắp đặt dễ thực hiện, tháo lắp nhẹ nhàng, nhanh chóng.  
Việc bố trí, tiến hành thí nghiệm ở lớp đơn giản, không tốn nhiều thời  
gian, không gây nguy hiểm cho cá nhân người làm và những người xung quanh.  
Vật liệu đơn giản, rẻ tiền, dễ kiếm tìm trong cuộc sống để học sinh không  
bị tách rời khỏi cuộc sống hiện đại, đồng thời thấy được mối liên hệ giữa lý  
thuyết thực nghiệm.  
Dễ vận chuyển, an toàn trong sử dụng.  
II. HƯỚNG DẪN HỌC SINH LÀM CÁC THÍ NGHIỆM ĐƠN GIẢN  
MÔN VẬT LÝ 11 CƠ BẢN  
2.1. BÀI 7. DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI. NGUỒN ĐIỆN  
TN:Thí nghiệm đo suất điện động của pin điện hóa làm từ chanh.  
2.1.1. Mục đích thí nghiệm  
- Chứng minh mỗi qủa chanh có thể một nguồn pin điện hóa.  
6
- Tạo hứng thú cho học sinh, rèn luyện kĩ năng sử dụng các thiết bị thí nghiệm…  
2.1.2. Dụng cụ  
- 1 cây đinh, 1 que đồng, một quả chanh.  
- Một đồng hồ đa năng hiện số.  
2.1.2. Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm  
- Cắm 1 cây đinh và 1 lõi dây đồng vào 1 quả chanh.  
- Sử dụng đồng hồ đo điện đa năng ta chọn thang đo V ở vị trí 20, cực  
dương lỗ cắm VΩ” , cực âm là lỗ cắm “ Com”  
- Dùng dây dẫn nối cực dương của đồng hồ với dây Cu, cực âm của đồng  
hồ cây đinh thì số chỉ của đồng hồ là 0,87V  
Hình ảnh : Đo suất điện động của pin làm từ chanh  
-Nếu nối cực dương của đồng hồ với cây đinh, cực âm của đồng hồ dây  
đồng thì số chỉ của đồng hồ là - 0,87V.  
* Kết luận:  
- Hệ quả chanh, cây đinh và dây đồng một pin điện hóa với cực dương  
là dây đồng, cực âm là cây đinh.  
2.2. BÀI 10: GHÉP CÁC NGUỒN ĐIỆN THÀNH BỘ  
2.2.1. Mục đích thí nghiệm.  
- Chứng minh công thức tính suất điện động của bộ nguồn ghép nối tiếp,  
ghép song song.  
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng các thiết bị điện, thao tác thực hành nhanh  
nhẹn, nhạy bén.  
2.2.2 Dụng cụ  
7
- 4 quả chanh, 4 cây đinh mạ kẽm  
- Lõi dây đồng, các dây dẫn điện.  
- Đồng hồ đo điện hiện số, đèn Led.  
2.2.3. TN2: Thí nghiệm đo suất điện động của bộ nguồn mắc song song  
- Với TN1 ta làm 2 pin điện hóa từ chanh.  
- Ghép song song 2 pin : Dùng dây dẫn nối 2 cây đinh, 2 dây đồng của hai  
pin điện hóa lại với nhau.  
- Dùng đồng hồ đo hiệu điện thế giữa 2 mối nối.  
- Kết quả số chỉ của đồng hồ chỉ 0,87V  
Hình ảnh : Đo suất điện động của 2 pin làm từ chanh ghép song song  
* Kết luận:  
- Như vậy suất điện động của bộ nguồn ghép song song bằng suất điện  
động của mỗi nguồn.  
2.2.4.TN3: Thí nghiệm đo suất điện động của bộ nguồn mắc nối tiếp.  
- Với TN1 ta làm 2 pin điện hóa từ chanh.  
- Ghép nối tiếp 2 pin : Dùng dây dẫn nối cây đinh của pin 1 với dây đồng  
của pin 2.  
- Dùng đồng hồ đo hiệu điện thế giữa dây đồng của pin 1 và cây đinh của  
pin 2.  
- Kết quả số chỉ của đồng hồ là 1,74V  
8
Hình ảnh : Đo suất điện động của 2 pin làm từ chanh ghép nối tiếp  
* Kết luận:  
- Như vậy suất điện động của bộ nguồn ghép nối tiếp bằng tổng suất điện  
động của hai nguồn.  
Hình ảnh: Đèn Led được thắp sáng từ pin chanh  
2.3. BÀI 13: DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI  
TN: Khảo sát định tính sự phụ thuộc điện trở kim loại theo nhiệt độ  
2.3.1. Mục đích thí nghiệm  
- Khảo sát sự phụ thuộc của điện trở kim loại theo nhiệt độ.  
2.3.2. Dụng cụ  
- Đồng hồ đo điện đa năng.  
- Khung dây dẫn bằng đồng.  
- Các dây dẫn điện, nước đá, nước nóng.  
2.3.3. Hướng dẫn tiến hành thí nghiệm  
- Sử dụng đồng hồ đo điện đa năng ta chọn thang đo Ω ở vị trí 200, cực  
dương lỗ cắm VΩ” , cực âm là lỗ cắm “ Com”.  
9

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 18 trang minhvan 01/08/2024 1180
Bạn đang xem 11 trang mẫu của tài liệu "SKKN Hướng dẫn học sinh tự làm các thí nghiệm đơn giản môn vật lí lớp 11 cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_huong_dan_hoc_sinh_tu_lam_cac_thi_nghiem_don_gian_mon_v.doc