SKKN Hình thành và phát triển kĩ năng tự học, tự kiểm tra của học sinh trong dạy học hóa học
Sự phát triển của nền kinh tế và xã hội trong bối cảnh toàn cầu hóa đã đặt ra những yêu cầu mới cho nền giáo dục nói chung và đòi hỏi sự cải cách nghiêm túc trong dạy học hóa học nói riêng với mục đích hình thành hoạt động nhận thức và chủ động sáng tạo của học sinh.
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI
HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
KĨ NĂNG TỰ HỌC, TỰ KIỂM TRA CỦA HỌC SINH
TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC
MÔN: HÓA HỌC
VÀ ĐÀO T
HỌC PHỔ
_________________________
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI
HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
KĨ NĂNG TỰ HỌC, TỰ KIỂM TRA CỦA HỌC SINH
TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC
MÔN: HÓA HỌC
Người thực hiện: NGUYỄN THÚC THU
T
hoại:
0
học: 2019 -
MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................... 1
I. Lí do chọn đề tài........................................................................................... 1
II. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 1
III. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................ 1
IV. Đối tượng nghiên cứu................................................................................ 1
V. Điểm mới của đề tài.................................................................................... 2
PHẦN II. NỘI DUNG......................................................................................... 3
I.1. Cơ sở lí luận .............................................................................................. 3
kiểm tra............................................................................................................ 9
III. Kết quả nghiên cứu.................................................................................. 19
DANH MỤC HÌNH, BẢNG
Hình
Hình 1. Mô hình tự học......................................................................................... 5
Bảng
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lí do chọn đề tài
Sự phát triển của nền kinh tế và xã hội trong bối cảnh toàn cầu hóa đã đặt
ra những yêu cầu mới cho nền giáo dục nói chung và đòi hỏi sự cải cách nghiêm
túc trong dạy học hóa học nói riêng với mục đích hình thành hoạt động nhận
thức và chủ động sáng tạo của học sinh. Vì vậy, trong thời điểm hiện tại, vấn đề
hình thành kĩ năng tự học và tự kiểm tra đang trở nên vô cùng cấp thiết. Điều
này đòi hỏi các nhà sư phạm phải có những nghiên cứu và áp dụng các phương
pháp dạy học phù hợp để nâng cao hiệu quả quá trình học tập của học sinh. Hình
thành và phát triển ở học sinh kĩ năng tự học và tự kiểm tra sẽ góp phần hình
thành tính cách và khả năng tự giáo dục của học sinh trong suốt cuộc đời.
Trong những năm gần đây, hệ thống giáo dục của Việt Nam đã có nhiều
đổi mới về nội dung chương trình cũng như công nghệ dạy học. Tuy nhiên thực
tế vẫn cho thấy rằng không phải tất cả giáo viên đều thấy được sự cần thiết của
việc sử dụng các phương pháp giảng dạy làm tăng tính tích cực nhận thức, kích
thích sáng tạo và hình thành kĩ năng làm việc độc lập của học sinh. Rõ ràng, với
yêu cầu ngày càng cao của xã hội thì mỗi học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp
để tồn tại và phát triển trong công việc cần phải liên tục tự nâng cao kiến thức
của chính họ. Vì vậy, tự học - tự giáo dục vừa là mục tiêu của giáo dục, vừa là
yếu tố cần thiết để phát triển nhân cách của cá nhân. Từ những yếu tố đó, tôi đã
chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình là “Hình thành và phát triển kĩ
năng tự học, tự kiểm tra của học sinh trong dạy học hóa học”.
II. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng hệ thống bài tập hóa học nhằm hình thành và phát triển ở học
sinh kĩ năng tự học, tự kiểm tra.
III. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích các tài liệu về tâm lí học sư phạm và phương pháp giảng dạy
để hiểu về tự học và xác định cấu trúc của nó.
- Phát triển khái niệm kĩ năng tự học và tự kiểm tra trong hoạt động học
tập của học sinh trung học phổ thông.
- Giới thiệu phương pháp tổ chức học sinh làm việc độc lập với hệ thống
bài tập hóa học để hình thành kĩ năng tự học, tự kiểm tra.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính hiệu quả của phương
pháp được đề xuất.
IV. Đối tượng nghiên cứu
Hệ thống bài tập hóa học để hình thành và phát triển ở học sinh kĩ năng tự
học và tự kiểm tra.
1
PHẦN II. NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận và thực trạng của vấn đề nghiên cứu
I.1. Cơ sở lí luận
Ngay từ cổ đại, nhiều nhà giáo dục lỗi lạc như Socrates (470 - 399 TCN),
Khổng Tử (551 - 479 TCN) đã đề cập đến tầm quan trọng to lớn của việc phát
huy tính tích cực, chủ động của học sinh.
Từ thế kỉ 17 đến thế kỉ 19 nhiều nhà giáo dục lớn như J.A. Comensky
(1592 - 1670); Jean - Jacques Rousseau (1712 - 1778); J.H. Pestalozzi (1746 -
1827); A. Diesterweg (1790 - 1866) trong các công trình nghiên cứu của mình
về giáo dục phát triển trí tuệ đều đặc biệt nhấn mạnh: Muốn phát triển trí tuệ bắt
buộc người học phải phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo để tự mình giành
lấy tri thức. Muốn vậy phải tăng cường khuyến khích người học tự khám phá, tự
tìm tòi và suy nghĩ trong quá trình học tập.
Nhà giáo dục Nhật Bản Tsunesaburo Makiguchi trong tác phẩm “Giáo
dục cho cuộc sống sáng tạo” đã nhấn mạnh rằng: chuyển giao kiến thức đơn
giản không bao giờ là mục tiêu của giáo dục. Giáo dục cần được xem xét là một
quá trình giáo dục độc lập mà động lực của nó là khuyến khích người học tạo ra
các giá trị cho hạnh phúc của bản thân và xã hội. Kết quả của quá trình giáo dục
phụ thuộc vào sự nỗ lực của học sinh. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi các giáo viên
phải hướng dẫn hiệu quả học sinh trong quá trình giáo dục, không chỉ đơn giản
Từ những nền tảng nghiên cứu này, các nhà giáo dục học thế kỷ 20 đã
không ngừng nghiên cứu và bổ sung những lý thuyết mới mẻ, cụ thể hơn về vai
trò của tự học và cách thức hình thành kĩ năng tự học cho người học.
Ở các nước châu Âu, hướng chính của việc cải thiện hệ thống giáo dục là
cải thiện việc quản lí quá trình học tập. Trong nhiều tổ chức giáo dục đại học và
ở các trường phổ thông, học sinh được giảm tải ở các giờ học và sẽ sử dụng thời
Ở Việt Nam, vấn đề tự học thực sự được phát động nghiên cứu nghiêm
túc, rộng rãi từ khi nền giáo dục cách mạng ra đời (1945), mà chủ tịch Hồ Chí
Minh vừa là người khởi xướng, vừa là tấm gương về tinh thần và phương pháp
tự học. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định phương pháp dạy và học có hiệu quả
nhất là phải có tính sáng tạo, biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo, đòi hỏi cả
người dạy và người học phải áp dụng vào thực tế một cách linh hoạt. Phải lấy tự
học làm nòng cốt, phải nâng cao hướng dẫn việc tự học, phát huy tích cực, chủ
3
động của người học. Có thể nói tự học là một tư tưởng lớn của Hồ Chí Minh về
phương pháp học tập. Những lời chỉ dẫn quý báu và những bài học kinh nghiệm
sâu sắc rút ra từ chính tấm gương tự học bền bỉ và thành công của Người cho
đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn là một trong những nhà nghiên cứu về tự học
nổi bật nhất. Hàng loạt cuốn sách, công trình nghiên cứu của ông đã ra đời để
thuyết phục giáo viên ở các cấp học, bậc học thay đổi cách dạy của mình nhằm
phát triển khả năng tự học cho học sinh ở mức độ tối đa, như: “Xã hội học tập -
của người học, người dạy, mô hình tự học. Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn cho rằng
“Cốt lõi của học là tự học. Hễ có học là có tự học, vì không ai có thể học hộ
người khác được. Nhiệm vụ của chúng ta là biến quá trình dạy học thành quá
trình tự học, tức là khéo léo kết hợp quá trình dạy học của thầy với quá trình tự
Bàn về khái niệm tự học, V.S. Bezrukova cho rằng: “Tự học là quá trình
một người trực tiếp nhận được kinh nghiệm của các thế hệ thông qua mong
động cá nhân, được nhận thức và điều khiển bởi học sinh theo hướng phát triển
năng lực và nắm vững kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo.
Theo kết quả nghiên cứu của tôi, tự học là hoạt động học tập và nhận
thức có hệ thống, có mục đích rõ rệt của học sinh nhằm giải quyết các nhiệm vụ
nhận thức một cách độc lập bằng các phương tiện được lựa chọn độc lập với
mục đích hình thành và phát triển kiến thức, kĩ năng của cá nhân dưới sự điều
chỉnh của giáo viên. Trong cấu trúc của tự học gồm ba thành phần cơ bản sau:
1) Thành phần động lực - đó chính là nhu cầu bên trong của mỗi học sinh
trong việc chiếm lĩnh kiến thức mới và hiểu sự cần thiết của việc hoàn thiện kiến
thức thông qua quá trình nhận thức có hệ thống.
2) Thành phần nhận thức - là những kiến thức, kĩ năng về môn học được
cá nhân lĩnh hội và khả năng áp dụng kiến thức đó trong việc giải quyết các vấn
đề nhận thức.
3) Thành phần tổ chức - bao gồm tổ chức quá trình tự học dựa trên cơ sở
làm việc với các nguồn thông tin (tài liệu giấy, thông tin tìm kiếm trên mạng,
v.v...), lập kế hoạch hoạt động, tự kiểm tra, tự đánh giá và tự phân tích kết quả
của công việc.
4
Hình 1. Mô hình tự học
Như vậy, tự học còn giúp học sinh liên kết các kiến thức liên quan để
hướng đến những cách giải quyết vấn đề một cách độc đáo, đến sự sáng tạo và
tự hoàn thiện cá nhân trên cơ sở tự kiểm tra.
Đối với học sinh trung học phổ thông, việc đánh giá bản thân bởi những
người khác, bạn bè, phụ huynh và giáo viên vô cùng quan trọng. Vì lí do này,
trước khi đưa kết quả công việc của mình cho mọi người xem xét, học sinh
thường tìm cách tự mình phân tích kết quả, để không cảm thấy thất vọng với
đánh giá của người khác. Như vậy, học sinh đã thể hiện được kĩ năng tự kiểm tra
đối với hoạt động học tập của mình. Do đó, giáo viên cần tiến hành công việc có
mục đích rõ ràng để hình thành và phát triển kĩ năng tự kiểm tra của học sinh
trong các hoạt động học tập.
Ở Nga, vấn đề tự kiểm tra được trình bày nhiều trong các tài liệu về
phương pháp tâm lí - sư phạm. Ở Việt Nam, có khá ít công trình khoa học dành
cho việc hình thành kĩ năng tự kiểm tra của học sinh trung học phổ thông. Hình
thành kĩ năng tự kiểm tra ở học sinh trung học phổ thông ở Việt Nam là nhiệm
vụ quan trọng của giáo viên, bởi vì sự chuyển từ đánh giá sang tự đánh giá, từ
kiểm tra sang tự kiểm tra cho phép học sinh chuyển từ đối tượng của quá trình
5
học tập thành chủ thể của quá trình học tập.
Phương pháp tự kiểm tra được hình thành ở học sinh trung học phổ thông,
bảo đảm cho học sinh thích nghi nhanh chóng khi bước vào giảng đường đại
học. Trong nghiên cứu của tôi, tự kiểm tra rất quan trọng bởi vì nó là một thành
phần cấu trúc của tự học, một phần không thể tách rời trong quá trình giáo dục
học sinh.
I.2. Thực trạng của vấn đề hình thành kĩ năng tự học, tự kiểm tra của học
sinh trong dạy học hóa học ở trường phổ thông
Để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài và đánh giá thực trạng của vấn đề
nghiên cứu tôi đã thực hiện một khảo sát tại trường THPT Cờ Đỏ, THPT Thái
Hòa, THPT Tây Hiếu, THPT 1-5 và một số trường THPT khác trên địa bàn tỉnh
Nghệ An. Tổng số người tham gia là 560 học sinh và 30 giáo viên với hình thức
trả lời phiếu khảo sát.
* Kết quả khảo sát đối với học sinh:
Câu 1: Để chuẩn bị cho một bài học hóa học, em thường:
Số lượng
Tỷ lệ %
Học bài cũ và nghiên cứu
trước bài mới theo nội dung
hướng dẫn của giáo viên
Học thuộc lòng bài cũ
370
66,1
184
6
32,8
1,1
Không chuẩn bị gì cả
Câu 2: Em có suy nghĩ gì về việc học tập của học sinh trung học phổ thông:
Số lượng
44
Tỷ lệ %
7,9
33,9
Chỉ cần học trên lớp là đủ
Chủ yếu tự nghiên cứu tài liệu
Cần tự học dưới sự hướng dẫn
của giáo viên
190
326
58,2
Câu 3: Thái độ của học sinh đối với các giờ bài tập hóa học:
Số lượng
Tỷ lệ %
21,1
43,9
31,1
3,9
Rất thích
Thích
Bình thường
Không thích
118
246
174
22
Câu 4: Sự cần thiết của tự học:
Số lượng
291
Tỷ lệ %
52
36,1
9,1
Rất cần thiết
Cần thiết
Bình thường
Không cần thiết
202
51
16
2,8
6
Câu 5: Lý do cần phải tự học:
Giúp hiểu bài trên lớp sâu sắc
Số lượng
224
Tỷ lệ %
40
hơn
Giúp nhớ bài lâu hơn
Kích thích tính tích cực trong
học tập
212
37,9
11,8
10,3
66
Rèn luyện khả năng tư duy
58
Câu 6: Khó khăn mà em gặp phải khi tự học:
Số lượng
Tỷ lệ %
Chưa có phương pháp học tập
hợp lí
210
37,5
Chưa có biện pháp để kiểm tra
kiến thức mình tự học
Thiếu sự hướng dẫn cụ thể cho
việc tự học
90
16,1
46,4
260
Câu 7: Cách thức tự học của học sinh:
Số lượng
Tỷ lệ %
Chỉ học bài khi cần thiết
Học theo nội dung câu hỏi, bài
tập của giáo viên
97
17,3
330
133
58,9
23,8
Chỉ học phần quan trọng
Câu 8: Theo em để học tập môn hóa học có hiệu quả cần phải:
Số lượng
Tỷ lệ %
9,1
Có nhiều thời gian để tự học
Có tài liệu tham khảo
Làm nhiều bài tập
51
112
101
20
18
Tự học với sự hướng dẫn của
giáo viên
296
52,9
* Kết quả điều tra đối với giáo viên:
Câu 1: Sự cần thiết sử dụng thêm hệ thống bài tập để nâng cao kết quả học tập
của học sinh:
Số lượng
Tỷ lệ %
80
16,7
3,3
Rất cần thiết
Cần thiết
24
5
1
Bình thường
Không cần thiết
0
0
7
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 11 trang mẫu của tài liệu "SKKN Hình thành và phát triển kĩ năng tự học, tự kiểm tra của học sinh trong dạy học hóa học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_hinh_thanh_va_phat_trien_ki_nang_tu_hoc_tu_kiem_tra_cua.pdf