SKKN Hiệu quả từ công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện cá hoạt động trải nghiệm sáng tạo & nghiên cứu khoa học tại trường THPT Quỳnh Lưu 4
Qua các cuộc thi “nghiên cứu KHKT” do Bộ GDĐT, Sở GD&ĐT tỉnh Nghệ An tổ chức, đã giúp học sinh phát huy khả năng yêu thích nghiên cứu khoa học, vận dụng các kiến thức từ sách vở đi vào thực tiễn, định hướng nghề nghiệp, tương lai của các em sau này.
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 4
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM QUẢN LÝ GIÁO DỤC
ĐỀ TÀI
HIỆU QUẢ TỪ CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO & NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC TẠI TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 4
Người thực hiện: CAO THANH TUẤN
Bí thư chi bộ, hiệu trưởng trường THPT Quỳnh Lưu 4
Số điện thoại: 0983677063
QUỲNH LƯU, THÁNG 02 NĂM 2020
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT đã xác định
phải đổi mới chương trình giáo dục phổ thông theo hướng tiếp cận năng lực: đổi
mới chương trình nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học, hài hòa
đức, trí, thể, mĩ; dạy người, dạy chữ và dạy nghề. Trong đó, các phẩm chất và
năng lực của học sinh sẽ dần được hình thành và phát triển thông qua các môn
học và các hoạt động giáo dục trải nghiệm. Hoạt động trải nghiệm trong nhà
trường phổ thông cần được hiểu là hoạt động giáo dục, trong đó, dưới sự hướng
dẫn của các nhà giáo dục, từng cá nhân HS được tham gia trực tiếp vào các hoạt
động khác nhau trong nhà trường cũng như ngoài xã hội với vai trò là chủ thể
của hoạt động, qua đó phát triển năng lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách và
phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 ( khóa XI) về đổi mới căn bản và toàn diện
giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình
thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa
học”.
Từ năm 2012, Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ GDĐT đã ban hành Thông tư số
38/2012/TT-BGDĐT về quy chế Cuộc thi khoa học kĩ thuật (KHKT) dành cho
học sinh trung học (Vietnam Sience and Engineering Fair-ViSEF) với mục đích
là khuyến khích học sinh trung học nghiên cứu, sáng tạo khoa học, công nghệ,
kỹ thuật và vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn
cuộc sống. Như vậy, việc tổ chức học sinh tham gia nghiên cứu khoa học là đa
dạng hóa các hình thức tổ chức và phương thức dạy học, góp phần thúc đẩy đổi
mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam.
Qua các cuộc thi “nghiên cứu KHKT” do Bộ GDĐT, Sở GD&ĐT tỉnh Nghệ
An tổ chức, đã giúp học sinh phát huy khả năng yêu thích nghiên cứu khoa học,
vận dụng các kiến thức từ sách vở đi vào thực tiễn, định hướng nghề nghiệp,
tương lai của các em sau này.
Trong những năm qua trên cương vị là hiệu trưởng trường THPT Quỳnh Lưu
4, một trường nằm ở khu vực Tây huyện Quỳnh Lưu, chất lượng đầu vào còn rất
thấp, nếu chỉ quan tâm tới hoạt động giáo dục văn hóa mà thiếu quan tâm đến
các hoạt động khác như hoạt động trải nghiệm & nghiên cứu khoa học thì việc
định hướng nghề nghiệp cũng như trang bị cho học sinh kiến thức để sau này cá
em có thể đảm bảo sự thành công trong cuộc sống và sự nghiệp rất hạn chế. Xác
định được đặc điểm, tình hình học sinh nhà trường như vậy, với vai trò là người
đứng đâu đơn vị, bản thân tôi đã xây dựng kế hoạch, chỉ đạo tổ chức thực hiện
các hoạt động trải nghiệm & nghiên cứu khoa học cho học sinh và đã đạt được
những thành công nhất định. Từ những việc làm của bản thân, tôi đúc kết thanh
đề tài sáng kiến kinh nghiệm với tên gọi “Hiệu quả từ công tác chỉ đạo và tổ
chức thực hiện cá hoạt động trải nghiệm sáng tạo & nghiên cứu khoa học
1
tại trường THPT Quỳnh Lưu 4” để làm cẩm nang cho bản thân, đồng nghiệp
và học sinh.
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I. Cơ sở khoa học của đề tài
1. Cơ sở lý luận:
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giữ vai trò rất quan trọng trong
chương trình giáo dục phổ thông mới. Hoạt động này giúp cho học sinh có nhiều
cơ hội trải nghiệm để vận dụng những kiến thức học được vào thực tiễn từ đó
hình thành năng lực thực tiễn cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của bản
thân. Hình thành và phát triển những phẩm chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm, giá
trị, kỹ năng sống và những năng lực chung cần có ở con người trong xã hội hiện
đại.
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động thực sự cần thiết giúp HS hiểu sâu
sắc và toàn diện hơn các bài học trên lớp, đáp ứng được mục tiêu giáo dục toàn
diện, tiệm cận mục tiêu của UNESSCO: “Học để biết, học để làm, học để chung
sống và học để tự khẳng định mình”.
Đối với hoạt động nghiên cứu khoa học, đây là hoạt động sáng tạo của các nhà
nghiên cứu khoa học nhằm nhận thức thế giới, tạo ra hệ thống tri thức có giá trị
để sử dụng vào cải tạo thế giới, phục vụ trực tiếp cho sự phát triển của xã hội. Vì
thế nó là 1 hoạt động mang tính xã hội rộng rãi. Mục đích của hoạt động nghiên
cứu khoa học là giúp người nghiên cứu khoa học tìm tòi, phát hiện quy luật vận
động của sự vật hiện tượng và vận dụng những quan điểm ấy để tạo những
thông tin mới, ứng dụng vào sản xuất tạo ra của cải vật chất hay tạo ra các giá trị
tinh thần để thoả mãn nhu cầu của con người. Ngày 28 tháng 9 năm 2018, Bộ
Giáo dục và Đào tạo có Quyết định số 3950/QĐ-BGDĐT về việc ban hành Thể
lệ Cuộc thi “Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp” năm 2018 (SWIS-
2018).
Như vậy, qua các cuộc thi “nghiên cứu KHKT”, “ý tưởng sáng tạo khởi
nghiệp” nhằm giúp học sinh phát huy khả năng yêu thích nghiên cứu khoa học,
vận dụng các kiến thức từ sách vở đi vào thực tiễn, làm đa dạng hóa các hình
thức tổ chức dạy học.
2. Thực trạng về các hoạt động trải nghiệm & nghiên cứu khoa học trên phạm
vi cả nước, địa phương và tại đơn vị.
Được chọn lựa trưở thành các hoạt động giáo dục trọng tâm trong chương
trình giáo dục phổ thông mới, các hoạt động trải nghiệm & nghiên cứu khoa
học đã được các Sở GD&ĐT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ
sở giáo dục trực thuộc quan tâm, chỉ đạo và tổ chức hoạt động khá hiệu quả. Thể
hiện nổi bật ở các hoạt động ở các trường THPT trong toàn quốc, trên tỉnh Nghệ
2
An và đơn vị trường THPT Quỳnh Lưu 4 nói riêng. Đặc biệt là thành tích nổi
bật của nhiều đơn vị tại các cuộc thi sáng tạo khoa học cấp tỉnh và cấp quốc gia,
các Hội thi có sự tham gia của học sinh bậc THPT…
Tuy nhiên,ở một số đơn vị trường học, các hoạt động đó chủ yếu được tổ
chức theo lối cũ với các hình thức còn chưa phong phú và học sinh thường được
chỉ định, phân công tham gia một cách bị động. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo
chưa xác định rõ các hoạt động đó sẽ hướng tới hình thành những kỹ năng gì,
năng lực gì cho học sinh, điều này chưa phù hợp với chương trình giáo dục đổi
mới hiện nay. Hoạt động nghiên cứu khoa học được tổ chức mang tính đối phó,
chưa thực chất, học sinh chưa có động lực để đầu tư nghiên cứu, khám phá các
lĩnh vực khoa học mới mẻ.
Để góp phần thực hiện mục tiêu của cấp học, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao
của sự nghiệp giáo dục và đào tạo theo tinh thần nghị quyết số 29 - NQ/TW của
BCH TW Đảng Khóa XI và thực hiện phong trào thi đua “xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực”, thời gian qua, các trường phổ thông trong cả
nước nói chung và trong tỉnh Nghệ An nói riêng đã tổ chức thực hiện nhiều hoạt
động trải nghiệm sáng tạo , tuy nhiên trong quá trình thực hiện còn chưa đổi
mới, hiệu quả thực hiện chưa cao. Đặc biệt các hoạt động ngoài giờ lên lớp,
chào cờ, sinh hoạt…của nhiều trường phổ thông trong huyện và tỉnh nhà còn
mang tính lối mòn, hình thức, chưa tạo ra được sự quan tâm, hứng thú và mang
lại hiệu quả thiết thực cho học sinh. Các công trình nghiên cứu về hoạt động trải
nghiệm sáng tạo còn mang tính khái quát chung, chỉ đưa ra khái niệm, nội dung,
hình thức…chứ chưa có công trình nghiên cứu nào đề ra biện pháp để áp dụng
hoạt động trải nghiệm sáng tạo vào các trường THPT một cách thực sự có hiệu
quả.
Trong các năm gần đây, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, sự năng động
quyết đoán của ban giám hiệu, Trường THPT Quỳnh Lưu 4 đã mạnh dạn thực
đổi mới nhiều hoạt động trải nghiệm sáng tạo và nghiên cứu khoa học. Qua các
hoạt động đó, đã tạo điều kiện cho học sinhS quan sát, suy nghĩ và tham gia các
hoạt động thực tiễn, qua đó tổ chức khuyến khích, động viên và tạo điều kiện
cho các em tích cực nghiên cứu, tìm ra những giải pháp mới, sáng tạo những cái
mới trên cơ sở kiến thức đã học trong nhà trường và những gì đã trải qua trong
thực tiễn cuộc sống. Những hoạt động này giúp học sinh đạt được tri thức và
kinh nghiệm theo các hướng tiếp cận không hoàn toàn giống nhau, có tác dụng
hỗ trợ tích cực để các em được phát triển toàn diện cả về ý thức, kỹ năng, phẩm
chất, kỹ năng sống và năng lực, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện của nhà trường.
Từ sự quyết liệt trong công tác chỉ đạo của cấp ủy và BGH, trường THPT
Quỳnh Lưu 4 đã đạt được những kết quả xuất sắc về các lĩnh vực trải nghiệm
sáng tạo và nghiên cứu khoa học (có bảng thống kê ở phần kết quả)
3
II. Hệ thống giải pháp
1. Nâng cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy trong các lĩnh vực hoạt
động của nhà trường, trong đó có hoạt động trải nghiệm sáng tạo& nghiên
cứu khoa học
Xác định vai trò lãnh đạo toàn diện của đảng trên tất cả các lĩnh vực hoạt động
của nhà trường, chi ủy trường THPT Quỳnh Lưu 4 đã họp bàn, xây dựng và ban
hành nghị quyết chuyên đề về hoạt động trải nghiệm sáng tạo & nghiên cứu
khoa học của nhà trường. Từ quan điểm chỉ đạo thống nhất chung, các thành
viên cấp ủy thực sự là những đầu tàu gương mẫu trong việc chỉ đạo, quản lý
hoạt động trải nghiệm sáng tạo & nghiên cứu khoa học của nhà trường. Đ/C
Nguyễn Thị Qúy, chi ủy viên, phó hiệu trưởng được phân công chỉ đạo phụ
trách lĩnh vực hoạt động trải nghiệm sáng tạo & nghiên cứu khoa học đã nghiên
cứu, xây dựng kế hoạch tham mưu cấp ủy đóng góp, chỉnh sửa hợp lý và lấy ý
kiến cán bộ giáo viên, bổ sung, điều chỉnh để kế hoạch có tính khả thi và tổ chức
thực hiện hiệu quả.
2. Tuyên truyền, quán triệt các văn bản chỉ đạo, các quy định về công tác
giáo dục các hoạt động trải nghiệm sáng tạo & nghiên cứu khoa học của các
cấp nhằm nâng cao nhận thức về công tác giáo dục các hoạt động trải
nghiệm & nghiên cứu khoa học trong nhà trường.
Trong công tác chỉ đạo các hoạt động của nhà trường nói chung và hoạt động
trải nghiệm sáng tạo & nghiên cứu khoa học, một nhiệm vụ không thể coi nhẹ là
việc tuyên truyền các văn bản chỉ đạo về lĩnh vực hoạt động trên của các cấp,
các ngành để cán bộ giáo viên, học sinh và phụ huynh nắm bắt và hiểu được ý
nghĩa lớn lao của hoạt động trải nghiệm sáng tạo & nghiên cứu khoa học đối với
học sinh. Như nội dung Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện
GD-ĐT xác định việc phải đổi mới chương trình giáo dục phổ thông theo hướng
tiếp cận năng lực; nội dung Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 ( khóa XI) về
đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo. Các thông tư của Bộ GD ĐT,
các văn bản chỉ đạo hằng năm của ngành GD&ĐT Nghệ An, các cuộc thi do
các ngành các cấp tổ chức, đặc biệt là các cuộc thi về hoạt động trải nghiệm
sáng tạo, thi nghiên cứu khoa học do Sở GD&ĐT Nghệ An tổ chức để học sinh,
giáo viên phụ huynh nắm bắt và tham gia.
Mặc dầu hoạt động trải nghiệm sáng tạo & nghiên cứu khoa học đã được đưa
vào chương trình giáo dục phổ thông mới và đưa vào kế hoạch giáo dục của Sở
GD&ĐT Nghệ An hằng năm, tuy nhiên, nhận thức của nhiều học sinh, một bộ
phận cán bộ giáo viên về các hoạt động trên còn khá mơ hồ. Thậm chí có một
vài giáo viên còn cho rằng các nhà khoa học dành cả đời mình mới có được một
công trình, còn đối với học sinh phổ thông việc chính của các em là tập trung
học văn hóa để phục vụ công tác thi cử sau này. Chi ủy, ban giám hiệu đều
khẳng định quan điểm đó hoàn toàn đúng nhưng chưa đầy đủ, sử dụng các văn
4
bản chỉ đạo tuyên truyền cũng như thái độ cương quyết để làm thay đổi nhận
thức của những cán bộ giáo viên đó.
Đối với phụ huynh của những học sinh là thành viên câu lạc bộ, ban giám hiệu,
ban chủ nhiệm câu lạc bộ cũng đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động để
phụ huynh cho con em tham gia. Sau những kết quả ban đầu, đa số phụ huynh
học sinh phấn khởi, những năm tiếp theo, lượng học sinh tham gia ngày càng
đông đúc, có chất lượng. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo & nghiên cứu khoa học
ngày càng được giáo viên, phụ huynh quan tâm, ủng hộ và trở thành một bộ
phận không thể thiếu trong công tác giáo dục của nahf trường
3. Chỉ đạo thành lập tổ chức các hoạt động của các câu lạc bộ năng khiếu,
câu lạc bộ nghiên cứu khoa học trong nhà trường
Nhận định việc tổ chức câu lạc bộ theo sở thích của học sinh là một trong
những hình thức hoạt động mang tính trải nghiệm sáng tạo cao. Vì khi tham gia
hoạt động của câu lạc bộ, ngoài mục tiêu rèn luyện khả năng tự chịu trách
nhiệm, năng lực lãnh đạo, kỹ năng làm việc nhóm; học sinh còn được định
hướng, trải nghiệm các nội dung học tập để khám phá bản thân và phát triển
năng khiếu. Thông qua hoạt động của các câu lạc bộ, GV, cán bộ quản lý, phụ
huynh hiểu và quan tâm hơn đến nhu cầu nguyện vọng và mục đích chính đáng
của học sinh.
Nhận thấy được vai trò quan trọng của hình thức câu lạc bộ đối với sự phát
triển toàn diện của học sinh, Chi ủy, BGH nhà trường đã chỉ đạo Đoàn trường
Quỳnh Lưu 4 thành lập 5 câu lạc bộ: câu lạc bộ Tình nguyện, câu lạc bộ Sách –
Phát thanh, câu lạc bộ Sáng tạo KHKT, câu lạc bộ Năng khiếu, câu lạc bộ Tiếng
Anh.
Sau hơn ba năm thành lập, các câu lạc bộ đã thu hút đông đảo học sinh tham
gia, thực sự là sân chơi bổ ích, là nơi để các em hoạt động vui chơi sau những
giờ học căng thẳng, vừa là nơi các em có thể gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kiến
thức, thể hiện năng khiếu, rèn giũa kỹ năng. Bản thân của các câu lạc bộ cũng
chính là những cái nôi nuôi dưỡng, phát triển tài năng của học sinh, là tổ chức
hỗ trợ đắc lực trong việc tìm kiếm, phát hiện các cá nhân, đội nhóm để tham dự
các cuộc thi kiến thức, KHKT và năng khiếu.
Hiệu quả từ hoạt động của các câu lạc bộ đối với học sinh và đối với nhà
trường là rất lớn, tuy nhiên để quản lý và duy trì lâu dài hoạt động của các câu
lạc bộ là không hề đơn giản. Để nâng cao hiệu quả hoạt động, cần lưu ý việc
thành lập các câu lạc bộ theo sở thích của học sinh phải đảm bảo theo đúng quy
trình sau:
• Bước 1: Căn cứ nhu cầu, nguyện vọng của học sinh, căn cứ mục tiêu kế
hoạch của nhà trường, xác định loại hình câu lạc bộ.
5
• Bước 2: Xây dựng kế hoạch, xác định mục tiêu, nội dung hoạt động, hình
thức tổ chức. Bước này có thể do nhà giáo dục, cũng có thể giao quyền tự chủ
cho học sinh tự xây dựng.
• Bước 3: Tập hợp các thành viên, xây dựng tổ chức, thống nhất nguyên tắc
hoạt động, thông qua kế hoạch, xây dựng nội quy hoạt động, thống nhất lịch
sinh hoạt. Xây dựng kế hoạch dài hạn và ngắn hạn.
• Bước 4: Tổ chức các buổi sinh hoạt, trong đó xác định rõ nội dung, công
việc, có kiểm tra và nhận xét đánh giá cuối mỗi buổi.
• Bước 5: Nếu là những câu lạc bộ hoạt động dài hạn, cần có kế hoạch nhận
xét, đánh giá, bầu lại Ban quản lý hoặc chủ nhiệm câu lạc bộ theo định kỳ (nên
một năm một lần).
Mỗi nhà trường đều có thể tổ chức nhiều câu lạc bộ khác nhau cho các nhóm
học sinh tham gia và cần xây dựng kế hoạch cụ thể cho mỗi câu lạc bộ để việc tổ
chức thực hiện đạt được hiệu quả giáo dục cao.
Năm là, khi lựa chọn các thành viên tham gia câu lạc bộ cũng như khi tổ
chức các buổi sinh hoạt câu lạc bộ cần đảm bảo một số nguyên tắc sau: Tham
gia trên tinh thần tự nguyện; không phân biệt đối xử; đảm bảo sự công bằng;
phát huy tính sáng tạo; tôn trọng ý kiến và nhân cách học sinh; bình đẳng giới;
học sinh là chủ thể quyết định mọi vấn đề của câu lạc bộ.
Có thể nói, khi học sinh có cơ hội được thể hiện mình, được rèn giũa thường
xuyên những năng lực, sở trường của mình thì chắc chắn những tiềm năng đó sẽ
được đơm hoa, kết trái. Không gian câu lạc bộ sẽ trở thành môi trường lý tưởng
chắp cánh những khả năng, sức sáng tạo của các em. Không những thế, khi các
câu lạc bộ được tiếp nối, duy trì, phát triển thì cũng đồng nghĩa với việc tạo
dựng môi trường giáo dục thực sự là "an toàn", thân thiện. Để các em thêm gắn
bó với trường, lớp, bè bạn, hạn chế thời gian dư thừa hoặc sa đà vào những trò
chơi, thói hư, tật xấu...
(Một số hình ảnh hoạt động của các câu lạc bộ được trình bày ở phần phụ lục)
4. Phối hợp với các cơ sở sản xuất, các đơn vị quân đội trên địa bàn tổ chức
cho học sinh tham gia các hoạt động trải nghiệm. Tổ chức các hoạt động
trải nghiệm sáng tạo tại trường, tham dự đầy đủ, có chất lượng các cuộc
thi, hội thi do ngành GD&ĐT cũng như địa phương tổ chức.
Trong hệ thống giải pháp, thì đây là giải pháp hiệu quả nhất, vì nó mang tính
thực tế, kích thích trí tuệ, khơi dậy niềm đam mê cho các em, được học sinh tự
nguyện tham gia một cách hứng thú. Nắm bắt được tâm lý đó, nhà trường đã chỉ
đạo các tổ chức trong trường, đặc biệt là Đoàn thanh niên, các câu lạc bộ chủ
động phối hợp với các cơ sở sản xuất, các đơn vị quân đội trên địa bàn tổ chức
cho học sinh tham gia các hoạt động trải nghiệm, tham dự đầy đủ, có chất lượng
các cuộc thi, hội thi do ngành GD&ĐT cũng như địa phương tổ chức.
6
Do đặc thù trường THPT Quỳnh Lưu 4 nằm trên địa bàn có rất nhiều đơn vị
quân đội trực thuộc Bộ Quốc phòng và trực thuộc Quân khu 4 đóng quân, nên
việc tổ chức giao lưu văn hóa văn nghệ thể dục thể thao cũng như học tập truyền
thống quân đội nhân dân Việt Nam khá thuận lợi. Nhà trường đã chủ động đề
xuất các đơn vị và tổ chức cho học sinh vào các đơn vị quân đội tham quan, học
tập truyền thống anh Bộ đội Cụ Hồ, giao lưu bóng chuyền, bóng đá, cầu lông, tổ
chức cho học sinh học bơi ở các bể bơi đơn vị quân đội. Tham gia biểu diễn văn
nghệ phối hợp vào các ngày lễ như Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11; ngày thành
lập Quân đội nhân dân Việt Nam và ngày hội Quốc phòng toàn dân 22.12; ngày
thành lập Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 26.3.
Trên địa bàn trường THPT Quỳnh Lưu 4 còn có cơ sở sản xuất là nhà máy chế
biến hoa quả Nghệ An, vào các dịp nghỉ hè, được sự thống nhất của lãnh đạo
hai đơn vị và gia đình học sinh, Đoàn thanh niên hai đơn vị đã tổ chức cho học
sinh vào tham gia lao động vừa sức như thu hái hoa quả, làm cỏ, bón phân có trả
thù lao. Học sinh tham gia tích cực, nhiều em có sức khỏe và kỹ năng làm việc
đạt hiệu quả cao thu được số tiền đủ để trang trải cho việc học tập cả năm học
sau.
Vào ngày Toàn dân làm thủy lợi 16 tháng 10 hằng năm, nhà trường đã chủ động
phối hợp với Thủy lợi huyện Quỳnh Lưu tổ chức cho học sinh tham gia lao động
làm thủy lợi nạo vét lòng kênh 3-2 từ xã Tân Sơn ra tới xã Quỳnh Châu hơn 12
km, các tập thể lớp tham gia sôi nổi, vui, chất lượng được UBND huyện Quỳnh
Lưu đánh giá cao. Nhà trường đã được Bằng khen UBND tỉnh Nghệ An về tinh
thần làm thủy lợi năm 2017.
Để tăng cường chất lượng, hiệu quả, đặc biệt là rèn dũa kỹ năng về hoạt động
trải nghiệm sáng tạo, nhà trường và các tổ chức trong trường như Đoàn thanh
niên, công đoàn, Ban nữ công đã triển khai nhiều cuộc thi, hội thi cho đối tượng
là học sinh như:
Hội thi văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn đầu năm giữa các chi đoàn học
sinh, giải bóng đá thầy và trò, cô và trò, tìm kiếm tài năng Quỳnh Lưu 4, Hội thi
nam thanh nữ tú trường Quỳnh Lưu 4, Hội khỏe Phù đổng cấp trường…trên cơ
sở đó, lựa chọn các tiết mục xuất sắc, các cá nhân và tập thể có thành tích cao
tham dự các kỳ thi cấp trên. Các hội thi, kỳ thi cấp trường được tổ chức bài bản,
nghiêm túc nên những cá nhân, tập thể được dự thi cấp trên đều đạt thành tích
cao.
Đối với các Hội thi do UBND và các tổ chức đoàn thể huyện Quỳnh Lưu tổ
chức như Hội thi truyền thông Dân số- kế hoạch hóa gia đình do Ban Dân số- kế
hoạch hóa gia đình huyện tổ chức, học sinh nhà trường tham dự tích cực đạt giải
nhất. Các hội thi văn nghệ, đồng diễn do huyện đoàn Quỳnh Lưu tổ chức, đoàn
trường đã tổ chức cho học sinh tham gia đầy đủ và thường xuyên đạt giải nhất,
nhì huyện. Có thể nói hoạt động Đoàn của trường THPT Quỳnh Lưu 4 luôn là
7
đơn vị dẫn đầu huyện Quỳnh Lưu. Ngoài ra, ba kỳ thi Người đẹp Biển Quỳnh
liên tiếp vào các năm 2015, 2018, 2019, học sinh trường THPT Quỳnh Lưu 4
luôn là đơn vị xuất sắc với 3 em đạt danh hiệu Hoa khôi Biển Quỳnh ba mùa và
các danh hiệu Á khôi 1, Á khôi 2. Đặc biệt tại hội thi Người đẹp Làng Sen năm
2019 do tỉnh Nghệ An tổ chức, nhà trường cử 2 em đại diện huyện Quỳnh Lưu
tham gia và cả 2 em đều đạt giải: 1 giải Nhì, 1 giải khuyến khích.
Các cuộc thi do Sở GD&ĐT Nghệ An tổ chức, trường THPT Quỳnh Lưu 4 luôn
là đơn vị tham gia đầy đủ và chất lượng, như cuộc thi “ATGT cho nụ cười ngày
mai” do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, cuộc thi Olympic Tiếng Anh 2018”
do Trung ương Đoàn phối hợp Bộ giáo dục và đào tạo tổ chức… trường đều có
học sinh đạt giải và nhà trường luôn là đơn vị dẫn đầu tỉnh về số học sinh tham
gia.
Bên cạnh thành tích HSG các môn văn hóa, những năm gần đây, trường THPT
Quỳnh Lưu 4 luôn là đơn vị dẫn đầu huyện Quỳnh Lưu về thành tích của học
sinh tại Hội khỏe Phù đổng các cấp.
Như vậy, có thể nói, hoạt động trải nghiệm sáng tạo và nghiên cứu khoa học đã
góp phần giáo dục Đức- Trí- Thể- Mỹ của trường THPT Quỳnh Lưu 4, phục vụ
mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trường.
5. Chỉ đạo xây dựng hợp lý quy chế hoạt động của câu lạc bộ nghiên cứu
khoa học, tổ chức Hội thi sáng tạo khoa học cấp trường, trên cơ sở đó, lựa
chọn, trao giái các đề tài có chất lượng và chọn tham gia các hội thi cấp
trên.
Xác định hoạt động nghiên cứu khoa học là một hoạt động có tính chiến lược,
quan trọng bậc nhất trong các hoạt động giáo dục của nhà trường, chi ủy, BGH
đã tham khảo, chỉ đạo phân công 1 phó hiệu trưởng là cấp ủy (cô Nguyễn Thị
Qúy, chi ủy viên, phó hiệu trưởng) trực tiếp chỉ đạo mảng hoạt động này, đồng
thời động viên một giáo viên là đảng viên có niềm say mê với hoạt động nghiên
cứu khoa học trực tiếp phụ trách câu lạc bộ (thầy Nguyễn Trung Kiên, giáo viên
môn Vật lý).
Tháng 12 năm 2015, câu lạc bộ được thành lập, ban chủ nhiệm câu lạc bộ đã xây
dựng quy chế hoạt động, phân công cụ thể các thành viên, kêu gọi học sinh và
giáo viên tham gia, và thật đáng phấn khởi khi có tới hơn 100 học sinh đăng ký
thành viên câu lạc bộ (nội dung quy chế hoạt động của câu lạc bộ khoa học kỹ
thuật được trình bày dưới đây)
Từ 2015 đế nay, câu lạc bộ đã hoạt động rất hiệu quả, số lượng công trình tăng
hằng năm, các sản phẩm dự thi đều đạt những kết quả cao ở các Hội thi do
ngành GD&ĐT Nghệ An, Tỉnh đoàn Nghệ An và Hội liên hiệp khoa học- kỹ
thuật Nghệ An tổ chức (có bảng thống kê kèm theo)
8
6. Chỉ đạo lồng ghép các hoạt động trải nghiệm sáng tạo & nghiên cứu
khoa học trong các chương trình chính khóa.
Đầu tiên, phải khẳng định hoạt động trải nghiệm sáng tạo & nghiên cứu khoa
học không gọi là môn học mà là hoạt động giáo dục. Tuy nhiên, với ý nghĩa to
lớn mà các hoạt động trên đem lại cho học sinh trên con đường lập thân lập
nghiệp sau này, và đặc biệt là ý nghĩa đối với nền giáo dục nước nhà nói chung.
Bên cạnh những hoạt động tập trung như tổ chức câu lạc bộ, tham gia dã ngoại,
lao động sản xuất, tham quan, tham gia các hội thi thì việc lồng ghép các hoạt
động trên vào nội dung các môn học là hoàn toàn cần thiết.
Từ cách tiếp cận đó, chi ủy, ban giám hiệu đã chỉ đạo về các tổ nhóm chuyên
môn đưa nội dung hoạt động trải nghiệm sáng tạo & nghiên cứu khoa học lồng
ghép vào các bộ môn văn hóa. Nhận định nội dung này có thể phổ quát ở tất cả
các môn học, chuyên môn đã chỉ đạo quyết liệt, yêu cầu tất cả các bộ môn phải
đưa chủ đề trên vào sinh hoạt chuyên môn và phải có kế hoạch lồng ghép ở các
bộ môn, kế hoạch đó phải được hiệu trưởng, phó hiệu trưởng phê duyệt.
Thực tế, ban đầu các nhóm chuyên môn còn khá bỡ ngỡ, đặc biệt là các môn
khoa học xã hội như ngữ văn, hay các môn giáo dục thể chất, giáo dục quốc
phòng còn lúng túng khi xây dựng kế hoạch lồng ghêp giáo dục hoạt động trải
nghiệm sáng tạo & nghiên cứu khoa học vào bộ môn mình. Tuy nhiên được sự
quan tâm của ban giám hiệu, các nhóm chuyên môn còn tìm hiểu thêm thông tin
trên các trang mạng về các hoạt động này, nên việc xây dựng kế hoạch lồng
ghép được triển khai khá bài bản và có tính khả thi cao. Đặc biệt ở các môn khoa
học tự nhiên như Vật lý, hóa học, sinh học và công nghệ, và môn xã hội như lịch
sử, giáo dục công dân…
7. Làm tốt công tác xã hội hóa và công tác thi đua, khen thưởng, biểu
dương các tập thể và cá nhân đạt thành tích xuất sắc ở các kỳ thi, các Hội
thi các cấp về tất các lĩnh vực trong đó có lĩnh vực hoạt động trải nghiệm &
nghiên cứu khoa học.
Xác định đây là giải pháp có tính kích cầu hiệu quả nhất, nhà trường luôn biểu
dương khen thưởng kịp thời các tập thể và cá nhân đạt thành tích xuất sắc ở các
kỳ thi, các Hội thi các cấp về tất các lĩnh vực trong đó có lĩnh vực hoạt động trải
nghiệm & nghiên cứu khoa học.
Trước mỗi kỳ thi, hội thi, dưới các buổi lễ chào cờ, các buổi gặp mặt trước khi
các đoàn học sinh lên đường làm nhiệm vụ, ban giám hiệu nhà trường luôn động
viên bằng tinh thần và vật chất đối với học sinh tham gia. Sau khi các em thực
hiện xong nhiệm vụ, nhà trường luôn biểu dương tinh thần và có phần thưởng,
kể cả thưởng nóng cho những em có thành tích xuất sắc và nêu thành tấm gương
tiêu biểu để toàn trường học tập. Các em dù đạt giải hay không ở cấp trên đều
cảm thấy tự hào, xúc động vì sự quan tâm đặc biệt của lãnh đạo nhà trường và
các thầy cô giáo.
9
Trước và trong thời gian thi, nhà trường luôn kêu gọi các bậc phụ huynh, các tổ
chức và cá nhân trong và ngoài trường hỗ trợ động viên các em bằng tinh thần
và vật chất để các em, đặc biệt là những em có hoàn cảnh khó khăn yên tâm thi
cử thật tốt.
Việc kêu gọi xã hội hóa, khen thưởng, động viên kịp thời đã tạo tâm thý thi đua
hoàn thành tốt nhiệm vụ cho học sinh, do vậy, các hội thi, kỳ thi, học sinh
trường THPT Quỳnh Lưu 4 luôn đạt kết quả đáng tự hào.
III. Đánh giá chung về đề tài.
Đề tài có tính khoa học cao, là sự tính toán của bản thân tác giả bắt đầu từ việc
tiếp thu các văn bản chỉ đạo chung của cấp trên, nhận định tình hình cụ thể của
đơn vị, xác định tầm quan trọng của các hoạt động trải nghiệm sáng tạo &
nghiên cứu khoa học đối với học sinh phổ thông nói chung và học sinh trường
THPT Quỳnh Lưu 4 nói riêng. Trên cơ sở đó, xác định mục tiêu chung, xây
dựng kế hoạch, đề xuất và tổ chức thực hiện hệ thống biện pháp chỉ đạo nâng
cao hiệu quả các hoạt động trên tại đơn vị. Sử dụng bảng biểu thống kê, đặc biệt
là việc lưu giữ những hình ảnh thực tế, những con số cụ thể, biết nói để khẳng
định tính đúng đắn của đề tài.
Về tính mới: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo và hoạt động nghiên cứu khoa học
là những hoạt động giáo dục được các cơ sở giáo dục thực hiện và thực tế đã có
nhiều đề tài về biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm sáng tạo và
hoạt động nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, tính mới của đề tài thể hiện ở cách
tiếp cận vấn để của bản thân tác giả, là người đứng đầu đơn vị với cách nhìn
nhận bao quát tổng thể toàn bộ hoạt động nhà trường, trên cơ sở đặc thù nhà
trường đã mạnh dạn đưa nhiệm vụ giáo dục trải nghiệm sáng tạo & nghiên cứu
khoa học thành nhiệm vụ bản lề, có giá trị trong việc phục vụ mục tiêu giáo dục
toàn diện học sinh. Những kiến thức các em tiếp thu được ở nhà trường phổ
thông chính là hành trang vững vàng nhất để các em lập thân, lập nghiệp sau
này. Thực tế, bên cạnh những em học sinh thành đạt nhờ giáo dục văn hóa,
trường THPT Quỳnh Lưu 4 đã có không ít học sinh nổi tiếng trên các lĩnh vực
lớn như: Về âm nhạc, nhiều em đã là ca sỹ nổi tiếng trên các trang mạng xã hội,
có những em là nhạc công chủ chốt của Nhà hát dân ca Nghệ An, về thể thao có
rất nhiều em thành công, có em là chủ công của đội tuyển bóng chuyền quốc gia,
các lĩnh vực khác như người mẫu, hoa hậu cũng đã có nhiều em thành đạt bắt
dầu từ việc tham gia các hoạt động của nhà trường…
Về tiến trình thực hiện: Đề tài được triển khai bài bản, đồng bộ, làm thật và có
chất lượng thật sự, không mang tính hình thức, đối phó.
10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 11 trang mẫu của tài liệu "SKKN Hiệu quả từ công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện cá hoạt động trải nghiệm sáng tạo & nghiên cứu khoa học tại trường THPT Quỳnh Lưu 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_hieu_qua_tu_cong_tac_chi_dao_va_to_chuc_thuc_hien_ca_ho.docx