SKKN Giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa địa phương thông qua hoạt động ngoại khóa nhà trường và trong dạy học môn Giáo dục công dân
Toàn cầu hóa đã và đang tạo nên xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Hội nhập quốc tế tạo ra nhiều cơ hội phát triển nhƣng cũng chứa đựng nhiều thách thức. Một trong những vấn đề cấp thiết đƣợc Nhà nƣớc quan tâm chỉ đạo đó là: chú trọng giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy một số giá trị văn hóa cho thế hệ trẻ - chủ nhân tƣơng lai của đất nƣớc.
SỞ
M
Đề tài:
GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY
CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA ĐỊA PHƢƠNG THÔNG QUA
HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA NHÀ TRƢỜNG
VÀ TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN
LĨNH VỰC: NGOÀI GIỜ LÊN LỚP - GDCD
ỤC VÀ ĐÀO TẠ
ỜNG THPT KỲ
_________________________________________________
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài:
GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY
CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA ĐỊA PHƢƠNG THÔNG QUA
HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA NHÀ TRƢỜNG
VÀ TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN
LĨNH VỰC: NGOÀI GIỜ LÊN LỚP - GDCD
:
LÊ VĂN T
2019 - 202
0975.614.5
0984.976.3
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 1
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI................................................................................. 1
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ...................................................................................... 4
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN ......................................................................................... 4
phƣơng ....................................................................................................... 8
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN................................................................................. 11
trung học phổ thông ................................................................................. 17
Kỳ Sơn...................................................................................................... 20
địa bàn huyện Kỳ Sơn.............................................................................. 35
1. Phạm vi ứng dụng................................................................................ 46
2. Mức độ vận dụng ................................................................................. 46
3. Hiệu quả............................................................................................... 47
3.1. Khảo sát ............................................................................................ 47
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 49
1. Tính mới của đề tài .............................................................................. 49
2. Tính khoa học ...................................................................................... 49
3. Tính hiệu quả ....................................................................................... 49
2. Với giáo viên........................................................................................ 50
DANH MỤC VIẾT TẮT
BGD-ĐT :
Bộ Giáo dục - Đào tạo
THPT
VH
:
:
:
:
:
:
:
:
:
Trung học phổ thông
Văn hóa dân tộc
Giáo dục công dân
Giáo dục thƣờng xuyên
Ủy ban nhân dân
Trung học cơ sở
Kỹ năng sống
GDCD
GDTX
UBND
THCS
KNS
HĐNK
DL
Hoạt động ngoại khóa
Dƣơng lịch
ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Toàn cầu hóa đã và đang tạo nên xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu
rộng trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Hội nhập quốc tế tạo ra nhiều cơ hội
phát triển nhƣng cũng chứa đựng nhiều thách thức. Một trong những vấn đề cấp
thiết đƣợc Nhà nƣớc quan tâm chỉ đạo đó là: chú trọng giáo dục ý thức bảo tồn và
phát huy một số giá trị văn hóa cho thế hệ trẻ - chủ nhân tƣơng lai của đất nƣớc.
Vậy, làm thế nào để giáo dục học sinh ý thức bảo tồn và phát huy các giá trị văn
hóa dân tộc trong quá trình phát triển kinh tế thời kì hội nhập quốc tế? Đây là vấn
đề cần đƣợc nghiên cứu để có những định hƣớng đúng đắn cho con đƣờng phát
triển của dân tộc, mà trách nhiệm trƣớc hết là của ngƣời làm giáo dục.
Nhằm góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh về tất cả các mặt nhƣ
đức, trí, thể, mỹ đồng thời gìn giữ và phát huy giá trị của di sản văn hoá và
truyền thống tốt đẹp dân tộc Việt Nam, ngày 26 tháng 8 năm 2016 Bộ Giáo dục
và Đào tạo đã ban hành Chỉ thị Số: 3031/QĐ-BGDĐT về nhiệm vụ chủ yếu năm
học 2016 - 2017 trong đó chỉ thị nêu rõ “Giáo dục phổ thông chú trọng giáo dục
đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, ý thức, trách nhiệm của công dân đối với xã
hội, cộng đồng”. Đồng thời Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch đã có kế hoạch hƣớng dẫn đƣa Giáo dục Di sản vào nội dung dạy học ở
trƣờng phổ thông, từ đó thúc đẩy việc đổi mới phƣơng pháp dạy học, thực hiện
đa dạng hóa các hình thức dạy học, khuyến khích học sinh tham gia trải nghiệm
sáng tạo “Sử dụng di sản văn hóa trong dạy học ở trường phổ thông, trung tâm
GDTX nhằm hình thành và nâng cao ý thức tôn trọng, giữ gìn, phát huy những
giá trị của di sản văn hóa; rèn luyện tính chủ động, tích cực, sáng tạo trong đổi
mới phương pháp học tập và rèn luyện; góp phần nâng cao chất lượng và hiệu
quả giáo dục, phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu, tài năng của học sinh”(Trích
hướng dẫn sử dung dạy học di dản trong trường Phổ thông 2013).
Nhận thức vai trò và tầm quan trọng của chủ trƣơng này, trong những năm
gần đây Sở giáo dục và đào tạo Nghệ an đã chỉ đạo các trƣờng THPT trên địa
bàn tỉnh đa dạng hóa hình thức dạy học tăng cƣờng hoạt động trải nghiệm, tổ
chức dạy học gắn liền với di sản văn hóa:“Khuyến khích các tổ chức hoạt động
trải nghiệm phù hợp với chương trình giáo dục và đặc điểm tâm lý học sinh,
giúp học sinh hứng thú học tập rèn luyện kỹ năng sống, ý thức chấp hành pháp
luật; bổ sung các hiểu biết về giá trị truyền thống văn hóa dân tộc và trên toàn
thế giới”.(Trích hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2017 -2018).
Nhiều trƣờng THPT trên toàn tỉnh nói riêng và trong cả nƣớc nói chung
đã tổ chức các hoạt động ngoại khóa giúp học sinh phát triển tƣ duy, khả năng
quan sát, xử lí thông tin, trau dồi kỹ năng sống để hoàn thiện nhân cách, đáp ứng
đƣợc yêu cầu về phát triển nguồn nhân lực trong thời kỳ đổi mới và hội nhập.
Đặc biệt là khuyến khích giáo dục trải nghiệm di sản, tiếp thu những giá trị văn
hóa lịch sử thực tế, từ đó các em bổ sung vào hành trang tri thức của mình.
Giáo dục ý thức bảo vệ di sản cho học sinh đặc biệt là di sản văn hoá cũng
là một trong 5 nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện,
1
học sinh tích cực” do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động. Phong trào “Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực” mặc dù có những kết quả khả quan
nhƣng bên cạnh đó có lúc, có nơi còn mang tính hình thức, chƣa thực sự đi vào
đời sống giáo dục một cách sâu sát. Việc sử dụng các hình thức dạy học, tổ chức
các hoạt động giáo dục với di sản còn đơn điệu, thiếu sự linh hoạt và sáng tạo nên
hiệu quả chƣa cao, các hoạt động ngoại khóa chƣa đƣợc chú trọng về chiều sâu.
Trải nghiệm di sản văn hóa là hoạt động ngoại khóa thực tế hấp dẫn đối
với học sinh nói chung và học sinh THPT nói riêng. Mục đích của hoạt động trải
nghiệm di sản văn hóa là các em đƣợc tìm hiểu các di tích lịch sử cách mạng,
bảo tàng lịch sử, địa chỉ đỏ phong trào cách mạng, làng nghề truyền thống, di
tích danh nhân, trang phục dân tộc... từ đó các em áp dụng những điều đƣợc trải
nghiệm vào chính cuộc sống của mình. Đây đƣợc coi là chìa khóa thực hiện học
đi đôi với hành, giải quyết các vấn đề thực tiễn của cuộc sống. Thông qua hoạt
động trải nghiệm, các em suy nghĩ về những gì trải nghiệm, phát triển kỹ năng
phân tích, khái quát hoá các kinh nghiệm có đƣợc, tạo cơ hội cho học sinh có kỹ
năng giải quyết vấn đề và ra quyết định dựa trên những tri thức và ý tƣởng mới
thu đƣợc từ trải nghiệm. Có thể nói hoạt động ngoại khóa trải nghiệm di sản còn
là chiếc cầu nối giúp học sinh thẩm thấu một cách cặn kẽ, hiệu quả văn hóa, lịch
sử của địa phƣơng mình.
Nội dung hoạt động ngoại khóa rất phong phú và đa dạng nhƣ: giáo dục
pháp luật, kỹ năng sống, giáo dục đạo đức…Bằng các hình thức khác nhau: sân
khấu hóa, câu lạc bộ, hỏi đáp, tham quan trải nghiệm… Nhờ đó các kiến thức
tiếp thu trên lớp có cơ hội đƣợc áp dụng, mở rộng thêm trên thực tế, đồng thời
có tác dụng nâng cao hứng thú học tập nội khóa.
Trong nhiều hình thức hoạt động ngoại khóa nói trên, bản thân chúng tôi
nhận thấy việc chọn di sản văn hóa để học sinh tham quan trải nghiệm nhằm
giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa địa phƣơng cho các em
là một việc làm thiết thực. Qua đây, nhằm giáo dục lòng tự hào dân tộc, tình yêu
quê hƣơng đất nƣớc, cùng ra sức tuyên truyền để chung tay bảo vệ các di sản
văn hóa nhƣ bảo vệ linh hồn của dân tộc.
Là một cán bộ quản lý lâu năm kết hợp cùng một giáo viên bộ môn
GDCD đồng thời là giáo viên chủ nhiệm qua nhiều năm công tác bản thân có
nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy cũng nhƣ tổ chức hoạt động ngoại
khóa và từ năm 2017 đến 2019 chúng tôi đã phối hợp với các tổ chức trong nhà
trƣờng tổ chức các đợt hoạt động ngoại khóa tham quan trải nghiệm di sản văn
hóa địa phƣơng. Những hoạt động ngoại này đã đƣợc sự đồng thuận và tạo điều
kiện của BGH nhà trƣờng, sự phối hợp hỗ trợ nhiệt tình của các tổ chức đoàn
thể, các đồng nghiệp và đặc biệt là sự quan tâm ủng hộ của hội cha mẹ học sinh.
Nhờ thế, các hoạt động ngoại khóa thực sự có hiệu quả cao và đƣợc các trƣờng
bạn chia sẻ học hỏi.
Trong quá trình thực hiện hoạt động ngoại khóa nhằm giáo dục ý thức bảo
tồn và phát huy các giá trị văn hóa địa phƣơng tôi nhận thấy học sinh tham gia
tích cực, chủ động, sáng tạo và rất hứng thú. Để góp phần vào việc nâng cao
2
hiệu quả giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa cho học sinh ở
trƣờng THPT nói chung và trƣờng THPT Kỳ Sơn nói riêng, chúng tôi đã mạnh
dạn xây dựng sáng kiến kinh nghiệm hoạt động ngoại khóa với đề tài:“Giáo dục
ý thức bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa địa phương thông qua hoạt
động ngoại khóa nhà trường và trong dạy học môn GDCD”. Đây là một số
kinh nghiệm của 2 chúng tôi và bƣớc đầu thực hiện vì vậy không tránh khỏi
những sai sót, kính mong sự giúp đỡ đóng góp của đồng nghiệp.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Thông qua các hình thức tổ chức dạy học trên lớp, ngoại khóa giáo dục ý
thức bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa địa phƣơng nhằm mục đích:
- Rèn luyện cho học sinh tập dƣợt nghiên cứu, quan sát trực tiếp “sinh
động” cuộc sống xung quanh các em.
- Cung cấp tri thức, kỹ năng, bồi dƣỡng thái độ, hình thành, phát triển
năng lực, phẩm chất đạo đức, thẩm mỹ cho học sinh.
- Giáo dục truyền thống tự hào dân tộc, tình yêu và trách nhiệm đối với
quê hƣơng, Tổ quốc; Giáo dục những phẩm chất tốt đẹp của ngƣời Việt Nam
trong giai đoạn mới. Giáo dục ý thức bảo vệ, quảng bá những di sản của huyện
nhà nói riêng và của đất nƣớc nói chung cho cộng đồng trong nƣớc và quốc tế.
III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Các giá trị văn hóa về quê hƣơng huyện Kỳ Sơn, Nghệ An:
- Di tích lịch sử cấp Tỉnh Đền Pu Nhạ Thầu, (bản Na Lƣợng, xã Hữu
Kiệm, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An).
- Làng nghề dệt thổ cẩm ngƣời dân tộc Thái (Xã Hữu Lập, huyện Kỳ Sơn,
tỉnh nghệ An).
- Làng nghề đan lát mây tre ngƣời dân tộc Khơ Mú (bản Đỉnh Sơn I, Xã
Hữu Kiệm, huyện Kỳ Sơn, tỉnh nghệ An).
- Làng nghề rèn dao của ngƣời dân tộc H’mông (Xã Nậm Cắn, huyện Kỳ
Sơn, tỉnh nghệ An).
- Trang phục truyền thống của các dân tộc trên địa bàn Huyện
IV. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu trong thời gian 3 năm: Năm học 2017-2020
V. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu lý luận.
- Nghiên cứu thực tiễn.
- Thu thập thông tin, tìm hiểu thực tế
- Xử lý, tổng hợp thông tin, khái quát, rút ra kết luận và đề ra giải pháp
phù hợp.
- Thể nghiệm đề tài vào thực tiễn và tiếp tục bổ sung hoàn thiện.
3
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. Tổng quan chung về di sản văn hóa
Theo bách khoa toàn thƣ mở Wikipedia: Di sản văn hóa là di sản của các
thừa từ các thế hệ trƣớc, đã duy trì đến hiện nay và dành cho các thế hệ mai
tích, sách, tác phẩm nghệ thuật, và các hiện vật), văn hóa phi vật thể (nhƣ văn
hóa dân gian, truyền thống, ngôn ngữ và kiến thức) và di sản tự nhiên (bao gồm
Luật Di sản văn hóa của Việt Nam đã xác định:“Di sản văn hóa Việt Nam
là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di
sản văn hóa nhân loại có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nƣớc và giữ nƣớc
của nhân dân ta”.
Di sản văn hóa đƣợc hiểu nhƣ là tài sản, là báu vật của thế hệ trƣớc để lại
cho thế hệ sau, gồm các tác phẩm nghệ thuật dân gian, công trình kiến trúc, tác
phẩm điêu khắc, tác phẩm văn học “Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa phi
vật thể và di sản văn hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch
sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”(Trích Luật Di sản văn hóa).
Văn hóa vật thể là các giá trị văn hóa tồn tại một cách hữu linh, con ngƣời
có thể nhận biết một cách cảm tính, trực tiếp qua các giác quan (cung điện, chùa
tháp, hiện vật trƣng bày trong bảo tàng, thắng cảnh thiên nhiên…) có giá trị văn
hóa, lịch sữ, khoa học đƣợc cộng đồng dân tộc, nhân loại thừa nhận.
Văn hóa phi vật thể là các sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sữ, văn hóa,
khoa học đƣợc lƣu giữu bằng trí nhớ, chữ viết và đƣợc lƣu truyền bằng miệng,
truyền nghề, trình diễn và các hình thức lƣu giữ, lƣu truyền khác. Bao gồm tiếng
nói, chữ viết, tác phẩm văn hóa nghệ thuật, khoa học, ngữ văn, truyền miệng
diễn xƣớng, dân gian lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công, tri
thức về y, dƣợc học cổ truyền, văn hóa ẩm thực, về trang phục truyền thống dân
tộc và những trí thức dân gian khác.(Theo luật di sản văn hóa).
1.1. Tiềm năng giá trị văn hóa Việt Nam được sử dụng để giáo dục ý thức
bảo tồn và phát huy một số giá trị văn hóa địa phương cho học sinh THPT
qua hoạt động ngoại khóa.
Lịch sử dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc ta đã để lại cho chúng ta
ngày nay kho tàng văn hoá (phi vật thể và vật thể) cực kỳ phong phú và quý
giá. Căn cứ nguồn tài liệu lƣu trữ của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch
(VHTTDL), cả nƣớc ta hiện có 40.000 di tích lịch sử - văn hoá. Trong số đó,
Bộ VHTTDL đã xếp hạng 3152 di tích có giá trị quốc gia, gồm: 1468 di tích
4
lịch sử - văn hoá; 1478 di tích kiến trúc - nghệ thuật; 77 di tích khảo cổ; 129
danh lam - thắng cảnh(1).
Căn cứ Điểm 3, Điều 29, Chƣơng IV - Bảo vệ và phát huy giá trị di sản
văn hoá vật thể (Luật Di sản văn hóa). Mục 1: Di tích lịch sử - văn hoá, danh
lam thắng cảnh, theo đề nghị của Bộ VHTTDL và văn bản thẩm định của Hội
Di sản Văn hoá Quốc gia, Thủ tƣớng Chính phủ ra Quyết định xếp hạng 23 di
tích có giá trị quốc gia đặc biệt; đồng thời cũng đã đề nghị Tổ chức Giáo dục,
Khoa học và Văn hoá của Liên hiệp quốc (UNESCO) xem xét, đƣa di tích tiêu
biểu của Việt Nam vào Danh mục di sản thiên nhiên, di sản văn hoá vật thể tiêu
biểu của nhân loại. Vịnh Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh đƣợc UNESCO ghi
danh lần thứ nhất với giá trị cảnh quan ngoại hạng (năm 1994), lần thứ hai với
giá trị địa mạo - địa chất (năm 2000); Vƣờn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
thuộc tỉnh Quảng Bình đƣợc UNESCO ghi danh vào danh mục Di sản thiên
nhiên thế giới năm 2003; Quần thể di sản thế giới Tràng An; 05 di sản văn
hoá vật thể của Việt Nam đƣợc UNESCO ghi danh vào danh mục di sản văn
hoá của nhân loại là: Quần thể các công trình kiến trúc cố đô Huế thuộc tỉnh
Thừa Thiên - Huế (năm 1993); Khu phố cổ Hội An thuộc tỉnh Quảng Nam;
Khu di tích tháp Chàm - Mỹ Sơn thuộc tỉnh Quảng Nam; Khu trung tâm
Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội (năm 2010); Thành nhà Hồ thuộc tỉnh
Thanh Hoá (năm 2012)(2).
Về văn hoá phi vật thể: Cả nƣớc có 3355 làng nghề và làng có nghề;
trong số đó có trên 1000 làng đƣợc công nhận là làng nghề. Trên 400 làng
đƣợc công nhận là làng nghề truyền thống, 145 ngƣời đƣợc công nhận là nghệ
nhân. Theo đề nghị của Bộ VHTTDL, Thủ tƣớng đã quyết định công nhận 55
làng nghề truyền thống tiêu biểu của quốc gia; công nhận đợt I: 1 nghệ nhân
nhân dân, 20 nghệ nhân ƣu tú(3).
- Lễ hội: Lễ hội là một hình thức sinh hoạt tín ngƣỡng - văn hoá cộng
đồng của nhân dân ở nông thôn, cũng nhƣ ở đô thị. Trong các lễ hội đó, nhân
dân tự đứng ra tổ chức, chi phí, sáng tạo và tái hiện các sinh hoạt văn hoá
cộng đồng và hƣởng thụ các giá trị văn hoá và tâm linh. Do vậy, lễ hội bao
giờ cũng thấm đƣợm tinh thần dân chủ và nhân dân sâu sắc.
Cả nƣớc có: 7966 lễ hội, trong số đó có 7039 lễ hội dân gian/truyền
thống (chiếm 88,36%); 332 lễ hội lịch sử - cách mạng (chiếm 4,17%); 544 lễ
hội tôn giáo (chiếm 6,29%); 10 lễ hội du nhập từ nƣớc ngoài (chiếm 0,13%);
còn lại 41 lễ hội khác, có thể gọi là lễ hội văn hoá du lịch (chiếm 0,51%). Lễ
hội dân gian / truyền thống, lễ hội lịch sử, tôn giáo có lịch sử lâu đời và ẩn
chứa các giá trị: giá trị cố kết và biểu dƣơng sức mạnh cộng đồng; giá trị
hƣớng về cội nguồn; giá trị cân bằng đời sống tâm linh; giá trị sáng tạo và
(1) Nguồn : Cục Di sản văn hóa, Bộ VHTTDL.
(2) Nguồn: Cục Di sản văn hóa, Bộ VHTTDL.
(3) Nguồn: Lƣu Duy Dần, Phó Chủ tịch, Tổng Thƣ ký Hội làng nghề, tổ nghề.
5
hƣởng thụ văn hoá(4).
- Những huyền thoại về các vị thánh, thần nhƣ Sơn Tinh, Thủy Tinh, Phù
Đổng Thiên Vƣơng… về các nhân vật lịch sử, anh hùng dân tộc, danh nhân
văn hoá nhƣ Bà Trƣng, Bà Triệu, Đinh Tiên Hoàng, Lý Công Uẩn, Lý
Thƣờng Kiệt, Trần Hƣng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung - Nguyễn Huệ… Những
truyện cổ tích, truyện dân gian, ca dao, tục ngữ… cũng đã đƣợc nghiên cứu,
sƣu tầm, xuất bản. Chữ Hán, chữ Nôm, chữ Latinh (quốc ngữ) chúng ta cũng
đã đƣợc biết, nay còn biết cả chữ Chăm cổ, chữ Thái cổ…
Giá trị văn hoá phi vật thể của nhân dân ta cũng đã đƣợc UNESCO thừa
nhận. Những năm qua, UNESCO đã ghi danh các di sản văn hoá phi vật thể
sau đây của Việt Nam vào danh mục Di sản phi vật thể tiêu biểu của nhân
loại: Nhã nhạc Cung đình Việt Nam - Nhã nhạc (Triều Nguyễn) - Kiệt tác di
sản phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại, tỉnh Thừa Thiên Huế (công nhận
năm 2003); Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên - Kiệt tác truyền
khẩu và di sản phi vật thể của nhân loại (công nhận năm 2005); Hát quan họ
(dân ca quan họ Bắc Ninh) - Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại
(công nhận năm 2009); Hát ca trù - Di sản văn hoá phi vật thể cần đƣợc bảo vệ
khẩn cấp của nhân loại (2009); Lễ hội Thánh Gióng ở đền Phù Đổng (Gia
Lâm) và đền Sóc (Sóc Sơn) thành phố Hà Nội - Di sản đại diện của nhân loại
(năm 2010); Hát Xoan, tỉnh Phú Thọ - Di sản văn hoá phi vật thể cần đƣợc bảo
vệ khẩn cấp của nhân loại (2011); Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng là di sản
văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (2012). Văn bia Quốc Tử Giám - Hà
Nội, Châu bản Vƣơng triều Nguyễn cũng đã đƣợc ghi nhận là di sản ký ức
của khu vực và của nhân loại. Đờn ca tài tử Nam Bộ - Di sản văn hoá đại diện
của nhân loại (2013); Dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh - Di sản văn hóa phi vật thể
cấp Quốc gia đƣợc công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân
loại (2014).
Bên cạnh khối lƣợng, chất lƣợng các di sản nói trên, nƣớc ta còn có 217
bảo tàng và các bảo tàng đó đang bảo quản, trƣng bày trên 3 triệu tài liệu hiện
vật. Gần đây, Bộ VHTTDL đã trình Thủ tƣớng Chính phủ công nhận 30 bảo
vật quốc gia trong số các hiện vật nói trên. Giá trị văn hoá Việt Nam là nguồn
tài nguyên vô tận để dạy và học suốt đời. Kho tàng tri thức chứa đựng trong hệ
thống di tích, đền chùa, bảo tàng, trong con ngƣời và trong môi trƣờng sống
xung quanh chúng ta vô cùng phong phú. Mọi di sản văn hoá đều có tiềm năng
và điều kiện để sử dụng trong dạy học, giáo dục ở trƣờng phổ thông. Từ di sản
thế giới, di sản quốc gia đến di sản của địa phƣơng, của cộng đồng; từ di sản văn
hoá đến di sản thiên nhiên; từ di sản vật thể đến di sản phi vật thể, di sản thông
tin tƣ liệu… mọi di sản đều có khả năng sử dụng để dạy học, giáo dục trong
(4) GS.TS. Ngô Đức Thịnh, Mấy nhận thức về lễ hội cổ truyền (Tham luận tại Hội thảo khoa học : Lễ hội - nhận
thức, giá trị và giải pháp quản lý, do Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia và Bộ VHTTDL phối hợp tổ chức tháng
5/2012 tại Hà Nội),Tài liệu lƣu tại HĐDSVHQG.
6
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 11 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa địa phương thông qua hoạt động ngoại khóa nhà trường và trong dạy học môn Giáo dục công dân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_giao_duc_y_thuc_bao_ton_va_phat_huy_cac_gia_tri_van_hoa.pdf