SKKN Giáo dục kỹ năng sống “Về sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT qua hoạt động ngoại khóa”

Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học. Giáo dục phổ thông đã và đang đổi mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột đó là: Học để biết, Học để làm, Học để tự khẳng định mình và Học để cùng chung sống mà thực chất là cách tiếp cận kĩ năng sống (KNS).
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO QUẢNG TRỊ  
TRƯỜNG THPT LÊ LỢI  
------------------------------------------  
SÁNG KIẾN  
GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG  
“VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN CHO HỌC SINH  
THPT QUA HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA”  
Lĩnh vực/ Môn: Sinh học  
Tên tác giả:  
GV môn:  
Nguyễn Thị Thanh Hà  
Sinh học  
Đơn vị công tác: Trường THPT Lê Lợi  
Năm học 2020-2021  
MỤC LỤC  
2.1.3. Một số khái niệm về sức khỏe sinh sản vị thành niên ......................................3  
2.3.1. Hình thức tổ chức..............................................................................................6  
2.4 .Kết quả của buổi hoạt động ngoại khóa.............................................................16  
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT  
- Sức khỏe sinh sản vin thành niên: SKSSVTN  
- Học sinh: HS  
- Giáo viên: GV  
- TD: tình dục  
- VTN: vị thành niên  
- NDCT: người dẫn chương trình  
- KNS: kỹ năng sống  
- QHTD: quan hệ tình dục  
- BPTT: biện pháp tránh thai  
1
I. MỞ ĐẦU  
Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ đáp ứng nguồn nhân  
lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đáp ứng yêu cầu  
hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học. Giáo dục phổ thông đã và  
đang đổi mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột đó là: Học để biết, Học để làm, Học để  
tự khẳng định mình và Học để cùng chung sống thực chất là cách tiếp cận kĩ  
năng sống (KNS). Rèn luyện KNS cho học sinh (HS) là một trong những nội  
dung cơ bản trong các trường phổ thông mà Bộ giáo dục đào tạo quy định.  
Giáo dục (GD) rèn luỵện KNS cho HS thông qua hoat động ngoại khoá  
giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên (GDSKSSVTN) là một hoạt động để  
HS được thực hành, vận dụng kiến thức môn sinh học, trải nghiệm một số KNS  
cơ bản cần thiết mà không làm nặng nề quá tải nội dung môn học ngược  
lại qua việc tham gia hoạt động ngoại khoá còn giúp HS học tập các môn học  
nhẹ nhàng, thoải mái, thiết thực hiệu quả hơn.  
Do điều kiện sống ngày nay nên tuổi dậy thì của các em đã sớm hơn rất  
nhiều, nam khoảng 14,7 tuổi, nữ khoảng 12 tuổi. Thông qua mạng hội và  
các kênh thông tin, các em biết về tình dục sớm nhưng không được giáo dục đầy  
đủ. thế, chuẩn mực văn hoá truyền thống không cho phép quan hệ tình dục  
(QHTD) trước hôn nhân nhưng điều này đang ngày càng phổ biến.  
Theo nghiên cứu của viện khoa học dân số gia đình trẻ em, ở Việt  
Nam: trung bình một phụ nữ nạo phá thai 2,5 lần, trên thế giới mỗi năm có  
16.000.000 ca mang bầu từ tuổi 13-18, ở Việt Nam 300.000 ca mang bầu ở tuổi  
dưới 20. Gần 1/3 số ca nạo phá thai là phụ nữ chưa lập gia đình. Khoảng 1/5 trẻ  
em được sinh ra từ những mẹ dưới 19 tưổi. Theo điều tra của viện nghiên cứu  
thanh niên những HS THPT có QHTD chỉ 1/3 biết sử dụng các biện pháp tránh  
thai (BPTT). Ở tỉnh Quảng Trị, những trường hợp học sinh trường THPT  
phải nghỉ học để xây dựng gia đình. Vậy GDSKSSVTN, hướng dẫn sử dụng  
BPTT là vô cùng cấp bách nhằm bảo vệ sức khoẻ , lợi ích cho tuổi VTN và cộng  
đồng.  
Như vậy, GD KNS cho HS là rất cần thiết giúp các em rèn luyện hành vi,  
có trách nhiệm với bản thân, gia đình. HS có khả năng ứng phó tích cực trước  
các tình huống của cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, mọi  
người. HS sống tích cực, chủ động an toàn và lành mạnh đáp ứng yêu cầu về  
nguồn nhân lực trong thế hệ mới. Với những lý do trên, qua nhiều năm giảng  
dạy tôi nhận thấy việc trang bị kiến thức về sức khỏe sinh sản cho các em một  
cách toàn vẹn thông qua hoạt động ngoại khóa là cần thiết. vậy, tôi xây dựng  
chuyên đề: Giáo dục kỹ năng sống về “sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT  
qua hoạt động ngoại khóa”.  
II. NỘI DUNG  
1. Cơ sở luận  
1.1. Hoạt động ngoại khóa  
Hoạt động ngoại khóa nói chung là khái niệm chỉ hoạt động giáo dục  
ngoài giờ học chính thức dựa trên tính chất tự nguyện của người tham gia. Có  
thể một buổi thảo luận, là sinh hoạt các câu lạc bộ thể thao, hóa học, toán học,  
       
2
ngoại ngữ…nhằm tạo điều kiện cho mỗi học sinh có thể mở rộng, đào sâu kiến  
thức, phát triển những hứng thú, năng lực cá nhân.  
* Đặc điểm của hoạt động ngoại khóa:  
- Họat động ngoại khóa được thực hiện ngoài giờ học, nó không mang  
tính bắt buộc mà tùy thuộc vào hứng thú, sở thích nguyện vọng của mỗi học sinh  
trong khuôn khổ khả năng điều kiện được của nhà trường.  
- Họat động ngoại khóa có thể được tổ chức theo nhiều hình thức khác  
nhau: tổ chức ngoại khóa, thành lập câu lạc bộ, sinh học vui…  
* Mục đích, nhiệm vụ cơ bản của hoạt động ngoại khóa.  
- Hỗ trợ đắc lực cho mục tiêu đào tạo của nhà trường.  
- Phát triển hứng thú học tập, nâng cao, mở rộng kiến thức, kĩ năng.  
- Phát triển tính sáng tạo, trí thông minh của học sinh trong việc giải quyết  
các vấn đề khoa học.  
- Huy động học sinh tham gia các hoạt động có liên quan đến nội dung . tổ  
chức vui chơi giải trí một cách bổ ích, trí tuệ.  
Như vậy, hoạt động ngoại khóa có tác dụng trí dục, giáo dục rất lớn đối với  
học sinh.  
1.2. Những kỹ năng sống cần cho sự phát triển về SKSS của vị thành niên  
- Kỹ năng xác định giá trị : Là khả năng xác định đức tính, niềm tin, thái độ, chính  
kiến nào đó của mình là quan trọng và giúp mình hành động theo định hướng đó.  
- Kỹ năng ra quyết định: khả năng một cá nhân đưa ra được quyết định cho  
mình dựa trên cơ sở đầy đủ thông tin và ý thức được hậu quả/kết quả từ quyết định  
của mình. Trong một số tình huống, thường nhiều lựa chọn mỗi người phải chọn  
ra một quyết định đồng thời phải ý thức được các khả năng, hậu quả thể xảy ra. Do  
vậy, điều quan trọng mỗi cá nhân cần dự kiến được càng nhiều càng tốt những hậu  
quả trước khi ra quyết định cuối cùng tối ưu nhất.  
- Kỹ năng kiên định: khả năng tự nhận biết được điều mình muốn hoặc  
không muốn, phù hợp với hoàn cảnh cụ thể, đồng thời giữ vững được khả năng/nhận  
định đó dù có những điều kiện khác tác động.  
- Kỹ năng đặt mục tiêu: khả năng tự xác định những gì mà mỗi cá nhân  
muốn thực hiện, muốn đạt tới. Một mục tiêu đặt ra cần phải được thể hiện bằng những  
từ ngữ cụ thể. Mục tiêu đó cần phải trả lời bằng những câu hỏi sau: Ai sẽ thực hiện?  
Thực hiện khi nào? Thực hiện cái gì? Thực hiện bằng cách nào?  
- Kỹ năng giao tiếp: khả năng mà VTN/TN có thể sử dụng trong giao tiếp  
hàng ngày để thể diễn đạt mong muốn, cảm xúc, suy nghĩ của bản thân, đồng thời  
hiểu được quan điểm, thái độ và mong muốn của người khác.  
Kỹ năng giao tiếp tổng hợp của nhiều kỹ năng như: kỹ năng lắng nghe, kỹ  
năng diễn đạt, kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng thương thuyết, kỹ năng từ chối… Các kỹ  
năng này giúp cho VTN/TN biết cách thiết lập và phát triển các mối quan hệ.  
Kỹ năng từ chối  
khả năng nói không với một đề nghị hoặc một lời mời của người khác làm  
một việc mà mình không muốn làm. Đặc biệt đề nghị tham gia thực hiện những  
hành vi nguy cho sức khỏe. Nhiều VTN/TN không dám từ chối sợ bạn hoặc  
 
3
bạn tình không bằng lòng. VTN/TN cần được hỗ trợ kỹ năng từ chối để tránh tham gia  
vào những hành vi nguy cho sức khỏe vẫn giữ được mối quan hệ với bạn bè và  
bạn tình.  
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.  
2.1. Thực trạng về giáo dục SKSSVTN của học sinh cấp THPT  
Giã từ tuổi thiếu nhi vô tư để bước vào tuổi vị thành niên, đó là lúc cơ thể  
bắt đầu những xung năng sinh lý do ảnh hưởng của các hoóc môn sinh dục  
(tín hiệu từ bên trong) cũng như những tác động từ bên ngoài như phim ảnh, âm  
nhạc, sách báo, đặc biệt từ internet (tín hiệu từ bên ngoài). Hai tín hiệu đó đã tạo  
nên bản năng tính dục cho các em. vậy, các em trai, em gái tuổi vị thành niên  
đều thể những biểu hiện của sự bừng tỉnh giới tính rất đặc trưng. Lúc này  
các em sẽ tự khám phá về những thay đổi sinh lý của bản thân cũng như có  
những thắc mắc, quan tâm, tìm hiểu về người khác phái.  
Để các em hiểu những vấn đề sinh lý của chính bản thân mình rõ hơn  
nhằm chăm sóc, bảo vệ sức khỏe sinh sản tốt hơn thì về phía gia đình cũng như  
nhà trường cần hỗ trợ các em về nội dung kiến thức này thay vì các em tự mày  
mò, tự tìm hiểu trên các kênh thông tin không chính thống. Dẫn đến các em  
không hiểu biết chính xác, đôi khi các em không làm chủ được bản thân sẽ sa  
vào các phim ảnh đồi trụy.  
Trong thực tế, rất nhiều gia đình đã không đề cầp đến nội dung này cho  
con hoặc nếu có thì cũng trì hoãn để cho con qua tuổi học sinh (khoảng 17 đến  
18 tuổi) rồi mới giáo dục họ cho rằng nếu giáo dục trước độ tuổi này là quá  
sớm sẽ ảnh hưởng đến việc học.  
Về phía nhà trường, như đã nói lúc đầu ở các trường THPT nói chung (  
THPT lê Lợi nói riêng) chỉ tích hợp nội dung này vào bài học ở trên lớp hoặc  
giờ chào cờ nên kiến thức về sức khỏe sinh sản học sinh thu nhận được rất ít và  
rất mờ. Khi khẩn cấp các em không biết hỏi ai. Và đã những học sinh  
phải nghỉ học giữa trừng vì có thai ngoài muốn.  
Chính vì vậy chúng ta cần tổ chức các hoạt động ngoại khóa về giới, về  
tình dục an toàn, về bảo vệ sức khỏe sinh sản của trẻ vị thành niên...Thiết nghĩ,  
việc giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh qua hoạt động ngoại khóa sẽ giúp  
các em có được kiến thức về vấn đế này tương đối đầy đủ, giúp các em hiểu rõ  
hơn về vấn đế này. Nó không phải “Vẽ đường cho hươu chạy” mà nó như  
một liều văcxin, giúp các em có thể ngừa được những hậu quả ngoài ý muốn có  
thể xảy ra.  
2.2.2. Khảo sát học sinh trường THPT Lê Lợi  
Đầu năm học 2019-2020, tôi tiến hành khảo sát kỹ năng SKSSVTN của HS  
bằng cách phỏng vấn ngẫu nhiên HS các lớp 10A1, 10A2, 11A2, 11A4 trường  
THPT Lê Lợi  
Kết quả: kỹ năng ở mức tốt: 28,5 % ; có kỹ năng ở mức đạt: 32,5%; kỹ  
năng ở mức cần rèn luyện thêm: 39%  
Như thế, HS cần rèn luyện thêm và HS chưa kỹ năng tốt về kỹ năng về  
SKSSVTN ở tỷ lệ cao: 71,5%  
Từ đó, tôi nhận thấy cần thiết phải tổ chức thêm các hoạt động giúp rèn luyện kỹ  
   
4
năng về SKSSVTN cho HS tại trường THPT Lê Lợi  
3. Giải pháp thực hiện.  
3.1. Tổ chức ngoại khóa  
- Tổ chức tư vấn cho nữ/nam học sinh, kết hợp xem một số đoạn video, clip  
- Tổ chức tư vấn ngoại khóa cho cả nam và nữ học sinh: thuyết trình, kết hợp  
với một số trò chơi.  
3.2. Thành lập tổ tư vấn về SKSSVTN tại trường THPT Lê Lợi  
* Thành phần:  
- Qua cuộc thi, chọn ba học sinh xuất sắc đưa vào tổ tư vấn kết hợp với hai giáo  
viên tổ sinh học:  
- Tổ trưởng tổ tư vấn: Cô Hoàng Thị Sa ( GV Sinh học)  
- Tổ viên:  
+ Nguyễn Thị Thanh Hà (GV Sinh học)  
+ Em Nguyễn Gia Khánh (Lớp 12A2)  
+ Em Nguyễn Ngọc Tiến (Lớp 11A4)  
+ Em Lê Ngọc Trâm ( Lớp 10B1)  
* Cách thức hoạt động:  
- Tư vấn về SKSSVTN cho HS trong trường trực tiếp hoặc gián tiếp qua điện  
thoại mạng hội.  
- Phân công lĩnh vực tư vấn cho nhóm.  
3.3. Nội dung tổ chức ngoại khóa  
Hoạt động ngoại khóa “Giáo dục kĩ năng sống về sức khỏe sinh sản cho học sinh  
THPT Lê Lợi”  
A. Công tác chuẩn bị  
1. Phương tiện  
- Loa đài, Micro  
- 6 bộ bàn ghế cho các đội chơi  
- Máy tính, Máy chiếu hoặc tranh ảnh về Hệ sinh dục nam và hệ simh dục nữ.  
- Bút, giấy, Các câu hỏi và tình huống về SKSSVTN.  
- Biển lớp, ghế của khán giả.  
2. Người dẫn chương trình (NDCT): Học sinh  
3. Thời gian, địa điểm  
-
-
Thời gian: Một buổi t14 giờ 30 phút đến 17 giờ.  
Địa điểm: Trường THPT lê Lợi  
4. Cách thức tổ chức  
Tôi tổ chức buổi hoạt động ngoại khóa với sự kết hợp của 12 lớp thuộc  
khối 12,11 vừa để các em có sự thể hiện kiến thức về SKSS vừa để các em giao  
lưu học hỏi lẫn nhau . Mỗi lớp tôi chọn 2 học sinh đai diện. 24 HS chia thành 3  
đội chơi, bắt thăm ngẫu nhiên để kết hợp đội, mỗi đội 8 HS.  
Mỗi đội gồm 8 người chơi, cử một đội trưởng khả năng trình bày ý  
tưởng trả lời các câu hỏi (CH).  
Các câu hỏi hoặc tình huống tôi đưa ra trong hoạt động ngoại khóa sẽ  
được cung cấp cho HS trước 7 ngày, không có đáp án và hướng dẫn cho HS  
nguồn tài liệu tham khảo: mạng Internet, tài liệu giáo dục dân số và SKSS. Từ  
 
5
các câu hỏi hoặc tình huống tôi rút ra kiến thức về SKSS và kĩ năng sống cho  
HS trong cuộc sống hàng ngày.  
Các giáo viên (GV) giảng dạy môn sinh học đến tham dự buổi ngoại  
khóa với vai trò là “các chuyên gia” và cách thức tổ chức hoạt động ngoại khóa  
là: Hỏi- Đáp với chuyên gia.  
5. Nội dung buổi hoạt động ngoại khóa: tổ chức thành 3 phần:  
Phần một với nội dung là: Những vấn đề chung về SKSSVTN chủ yếu  
là hai vấn đề. Một là: Tuổi VTN với các biểu hiện đặc trưng nhất của nó. Hai là:  
VTN với SKSS và tình dục (TD). NDCT nêu ra các CH các đội suy nghĩ với  
thời gian 2 phút. Đội nào bốc thăm được trả lời trước sẽ trả lời, nếu đội khác  
thấy chưa đúng hoặc còn thiếu thì có thể bổ sung, cuối cùng là các chuyên gia  
giải đáp.  
Phần hai với nội dung là: các tình huống vấn đề (THCVĐ), NDCT  
đưa ra các THCVĐ cùng với các CH cho đội chơi trả lời hoặc NDCT hỏi các  
chuyên gia trả lời. Các chuyên gia giải đáp thắc mắc của khán giả.  
Phần ba có nội dung là: Tìm hiểu các bệnh liên quan qua quan hệ tình  
dục (QHTD). GV cung cấp cho các em kiến thức về một số bệnh lây truyền qua  
QHTD và các biện pháp phòng tránh. Ở phần này NDCT đưa ra các CH các đội  
suy nghĩ, trả lời sau đó các đội khác bổ sung (nếu cần) cuối cùng là giải đáp  
của các chuyên gia.  
Với mỗi phần chơi, NDCT có thể giới thiệu một số tiết mục văn nghệ để  
buổi hoạt động ngoại khóa thêm sôi động đạt kết quả cao.  
Trước khi bước vào buổi hoạt động ngoại khóa, NDCT giới thiệu các  
chuyên gia và cá đội chơi về đúng vị trí về buổi ngoại khóa, giới thiệu lí do của  
buổi hoạt động ngoại khóa, nội dung buổi hoạt động ngoại khóa và chúc cho  
buổi ngoại khóa thành công.  
Phần một: Những vấn đề chung về sức khỏe sinh sản vị thành niên.  
1. Tuổi vị thành niên và các biểu hiện đặc trưng nhất của nó.  
NDCT đưa ra các lá thăm cho đội trưởng của 3 đội bốc thăm. Nếu đội nào  
số 1(2,3) thì đội đó sẽ được trả lời thứ 1(2,3)  
Câu hỏi 1: Vị thành niên là gì?  
Trả lời: VTN là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con sang người trưởng thành từ 10-  
19 tuổi.  
Ở Việt Nam, tuổi VTN được chia thành 2 giai đoạn:  
+ Giai đoạn tiền dậy thì:Nữ từ 10- 13 tuổi. Nam 13-15 tuổi  
+ Giai đoạn dậy thì hoàn toàn: Nữ 13-19 tuổi, Nam 15-19 tuổi  
Câu hỏi 2: Em hiểu như thế nào về tuổi dậy thì? Vì sao trong GDSKSS lại  
chú ý đến các đối tượng VTN, đặc biệt lứa tuổi dậy thì?  
Trả lời:  
Tuổi dậy thì là giai đoạn đầu của tuổi VTN  
Ở tuổi dậy thì, VTN đã khả năng sinh con, có nhu cầu TD thể hiện ở sự  
phát triển của cơ quan sinh dục cơ thể chuẩn bị sẵn sàng cho hoạt động sinh  
sản.  
+ Ở Nữ được đánh dấu bằng kì kinh nguyệt đầu tiên báo hiệu trứng đã rụng,  
6
tử cung dày lên, vú phát triển, xương hông rộng ra.  
+ Nam được đánh dấu bằng lần xuất tinh không chủ định đầu tiên.  
Câu hỏi 3: Em hãy nhắc lại một số biến đổi về vóc dáng, tâm sinh lí- xã hội  
mà em đã trải qua khi em 10-17 tuổi. Các em có những phản ứng trước  
những biến đổi đó? Em có chia sẻ sự lo lắng đó với cha mẹ hay bạn bè  
không? Vì sao?  
Trả lời:  
- Những biểu hiện ở nữ giới về vóc dáng và về thay đổi cơ thlà:  
+Lớn nhanh, mặt nổi trứng cá.  
+ Tuyến vú phát triển.  
+ Tử cung, Buồng trứng to ra, xương hông nở rộng.  
+ Có kinh lần đầu bắt đầu rụng trứng: là hai dấu hiệu cơ bản nhất.  
Những biểu hiện ở nữ giới về Tâm sinh lí – xã hội:  
+Các em quan tâm và lo lắng trước những thay đổi của cơ thể.  
+ Tình bạn khác giới phát triển.  
+Các em thích độc lập, muốn gần gũi bạn hơn cha mẹ.  
+Các em thích tò mò, tự khám phá thế giới xung quanh  
GV nhấn mạnh: Đây những hiện tượng sinh lí bình thường, hết sức tự nhiên,  
không phải điều đáng ngượng, mật chỉ vấn đề mang tính riêng tư.  
Câu hỏi 4: Vì sao phải chăm sóc SKSSVTN?  
Trả lời: Phải chăm sóc SKSS VTN vì:  
-Là giai đoạn phát triển nhanh về thể chất và có nhiều thay đổi trong tâm sinh lí.  
- Là giai đoạn quan trọng trong việc hình thành nhân cách để làm chủ bản thân  
về những hành vi TD, kiến thức chăm sóc sức khỏe sau này.  
- VTN có điều kiện để tiếp cận thông tin, kiến thức mới nhưng phải đối mặt với  
nhiều nguy hiểm về kiến thức như:  
+ Chưa có KNS và kinh nghiệm sống.  
+ Dễ bị kích động dùng thử thuốc, thử QHTD và có khả năng sinh con.  
+ Không biết các BPTT và bệnh lây truyền qua đường TD khi có QHTD.  
+ Chương trình GD giới tính, TD trong gia đình, nhà trường và xã hội còn  
hạn chế.  
+ Các em còn e ngại khi tìm hiểu những kiến thức về SKSSVTN.  
Câu hỏi 5: Trong tuổi VTN, Các em thích giao tiếp với bạn bè cùng lứa  
tuổi, nhiều bạn thân, dễ dàng bộc bạch tâm sự với bạn thân. Theo em  
một tình bạn tốt cần những đặc điểm gì?  
Trả lời: Những đặc điểm của một tình bạn tốt là: Có sự phù hợp về xu hướng.  
sự bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau (tôn trọng sự khác biệt, không thấy  
khó chịu về những khác biệt mang cá tính của mỗi người).  
sự chân thành, tin cậy và có trách nhiệm với nhau.  
sự đồng cảm (thông cảm sâu sắc với nhau) chia vui, sẻ buồn với nhau.  
Mỗi người thể đồng thời kết bạn với nhiều người, quan hệ bạn rộng  
rãi không làm giảm đi mức độ gắn bó sâu sắc trong nhóm bạn thân.  
Câu hỏi 6: Có ý kiến cho rằng: “Làm bạn với người khác giới điều không  
thể hoặc không đúng”. Em có đồng ý không, tại sao?  
7
Trả lời:  
- Ý kiến trên là không đúng vì: Em có càng nhiều bạn càng tốt, tất cả tùy thuộc  
vào sự hiểu biết giữ gìn tình bạn của em mà thôi.  
-Tình bạn khác giới ngoài những đặc điểm của tình bạn cùng giới còn có những  
ưu điểm là:  
+ Mỗi bên đều coi giới kia là một điều kiện để tự hoàn thiện mình.  
+ Mỗi bên có một ‘khoảng cách” tế nhị hơn so với tình bạn cùng giới. Trong  
quan hệ khác giới người ta trở nên đoàng hoàng hơn, tế nhị hơn, ý tứ hơn, duyên  
dáng hơn so với quan hệ cùng giới.  
Tuy nhiên tình bạn khác giới dễ bị ngộ nhận là tình yêu.  
Câu hỏi 7: Trong lớp 11A1 có hai bạn cùng giới là Nga và Hải chơi thân với  
nhau. Có một lần Nga vô tình xúc phạm đến Hải. Nga biết mình sai và xin  
lỗi Hải. Vậy Hải có nên tha thứ cho Nga hay không, Bạn hãy giải thích vì  
sao?  
Trả lời:  
Hải nên tha thứ cho Nga. Đừng vì lòng tự ái mà đánh mất đi tình bạn. Hãy  
nổ lực để cải thiện và duy trì tình bạn.  
Như vậy: qua phần I.1.1. HS hiểu hơn về thể chất, tâm sinh lí và xã hội  
của tuổi VTN. HS có cái nhìn đúng hơn về bạn khác giới, giúp các em có kĩ  
năng xác định giá trị , kĩ năng giao tiếp từ đó làm chủ bản thân, làm chủ được  
những cảm xúc mới mẻ ở tuổi này.  
2. Vị thành niên với SKSS và TD  
Câu hỏi 1: Thế nào là QHTD “có trách nhiệm” và QHTD “an toàn”  
Trả lời:  
- QHTD “có trách nhiệm”: là QHTD chỉ nên có sau khi kết hôn và nên hạn chế  
trong giới hạn hôn nhân.  
- QHTD “an toàn” là QHTD có sử dụng bao cao su khi giao hợp hoặc QHTD  
mà không giao hợp (thủ dâm...). QHTD “an toàn” có khả năng tránh thai ngoài ý  
muốn và phòng được các bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục.  
Câu hỏi 2: Khi nào các em gái bắt đầu có kinh nguyệt (KN). Một đợt hành  
kinh kéo dài bao lâu?  
Trả lời:  
Khi em gái bước vào tuổi dậy thì (10-19 tuổi) thì bắt đầu có kinh và xảy ra  
đều đặn hàng tháng cho đến tuổi mãn kinh (hết kinh khoảng 40-50 tuổi).  
- Một đợt hành kinh kéo dài khoảng 2-8 ngày nhưng trung bình từ 4-6 ngày.  
- Một chu kì kinh nguyệt thường kéo dài 28 ngày nhưng thể biến động từ 21-  
35 ngày.  
Câu hỏi 3: Trong chu kì kinh nguyệt em nên vệ sinh như thế nào?  
Trả lời: Trong chu kì kinh nguyệt em nên vệ sinh như:  
- Sử dụng băng, vải sạch để thấm máu kinh và thay rửa vài lần trong ngày bằng:  
nước muối loãng, nước chè xanh hoặc chè khô, nước trầu không, Dạ hương...  
- Ăn thức ăn lợi cho sức khỏe.  
- Uống viên sắt từ khi có kinh. Uống 1 tuần 1 viên. Uống 16 tuần 1 năm để  
phòng tránh thiếu sắt.  
8
- Tránh lao động nặng và kéo dài. Cần nghỉ nghơi hợp lí.  
- Tránh căng thẳng về thể chất, tình cảm và trí tuệ.  
NDCT nhận các câu hỏi thắc mắc của HS và yêu cầu các chuyên gia giải  
đáp các thắc mắc của HS.  
Câu hỏi 4: Em 16 tuổi em có kinh được 6 tháng nhưng không đều, vậy có  
ảnh hưởng đến việc sinh con sau này không?  
Trả lời:  
Những đợt hành kinh đầu tiên thường không đều, chuyện không thấy kinh  
hàng tháng hoặc các kì kinh quá ngắn, quá gần phổ biến. chu kì kinh sẽ trở  
nên đều đặn hơn.  
Câu hỏi 5: Em thấy đa số các bạn đến kì KN đều bình thường tại sao em  
của bạn Lan lại bị đau bụng khi hành kinh?  
Trả lời: Em đó bị đau bụng do tử cung co thắt gây ra.  
Câu hỏi 6: Tại sao lại hiện tượng KN?  
Trả lời:  
Khi bé gái chào đời, hai buồng trứng đã có hàng mấy trăm nghìn tế bào  
trứng với kích thước bằng hạt cát. Những chấm nhỏ trên hình hai quả cầu là  
trứng. Hai quả cầu buồng trứng. Hàng tháng, một cái trứng trưởng thành và  
rời khỏi buồng trứng gọi sự rụng trứng. Trứng bị hút vào ống dẫn trứng và di  
chuyển về phía tử cung . Đồng thời lớp niêm mạc trong tử cung dày lên để đón  
trứng.  
Nếu trứng không được thụ tinh, lớp niêm mạc sẽ không cần thiết nữa sẽ  
bong ra. Niêm mạc, các mạch máu bị đứt trứng không được thụ tinh sẽ trôi từ  
tử cung vào âm đạo để ra ngoài cơ thể. Đây hiện tượng kinh nguyệt. KN xảy  
ra sau khi trứng rụng khoảng 14 ngày. Một đợt hành kinh kéo dài khoảng 2-8  
ngày nhưng trung bình từ 4-6 ngày. KN sẽ tạm dừng khi phụ nữ có thai và bắt  
đầu trở lại sau khi đẻ, nếu không cho con bú.  
Câu hỏi 7: Sự mang thai xảy ra như thế nào?  
Trả lời:  
Giao hợp việc đưa dương vật cương cứng của nam vào âm đạo của nữ.  
Khi nam và nữ giao hợp, hàng trăm triệu con tinh trùng sẽ được phóng từ dương  
vật vào đáy âm đạo. Tinh trùng được phóng ra sẽ bơi từ âm đạo, vào tử cung, và  
qua ống dẫn trứng để tìm trứng. Nếu một trứng đã trưởng thành, có thể xảy ra  
thụ tinh. Mặc dù có hàng trăm triệu tinh trùng, song bình thường chỉ một tinh  
trùng thụ tinh với trứng.  
Trứng đã dược thụ tinh sẽ đi qua đường ống dẫn trứng và vào kamf tổ trong  
tử cung, nơi bào thai sẽ lớn lên.  
Một cô gái hoặc một phụ nữ thể có thai sau khi giao hợp thậm chí trong  
chu kì kinh nguyệt hoặc chỉ giao hợp một lần vẫn khả năng có thai  
Câu hỏi 8: Thế nào là hiện tượng “Đồng tính luyến ái” (Pêđê) ?  
Trả lời: Đồng tính luyến ái là QHTD xảy ra giữa hai người cùng giới.  
NDCT Kết luận: qua mục I.1.2. VTN với SKSS và TD Các bạn đã những  
hiểu biết cơ bản về TD và quá trình sinh sản. Từ đó các bạn có thái độ và hành  
vi đúng về TD và sinh sản.  

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 21 trang minhvan 23/08/2024 650
Bạn đang xem 11 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giáo dục kỹ năng sống “Về sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT qua hoạt động ngoại khóa”", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_giao_duc_ky_nang_song_ve_suc_khoe_sinh_san_cho_hoc_sinh.doc