SKKN Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh THPT qua giờ Ngữ văn
Giáo dục và đào tạo luôn được coi là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và toàn dân. Vì vậy Hội nghị Trung ương 8 khóa XI đã yêu cầu phải đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo. Bên cạnh việc phát triển trí tuệ, thể chất phải chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống cho người học.
Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh THPT qua giờ Ngữ Văn
PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Giáo dục và đào tạo luôn được coi là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của
Đảng, Nhà nước và toàn dân. Vì vậy Hội nghị Trung ương 8 khóa XI đã yêu cầu
phải đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo. Bên cạnh việc phát triển trí
tuệ, thể chất phải chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống cho người
học. Vì vậy, vấn đề giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh ở các nhà trường
đang được coi là nhiệm vụ cấp thiết.
Chúng ta đều biết, phẩm chất đạo đức là một phần quan trọng tạo nên giá
trị của một con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói:“Có tài mà không có
đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Thế
nhưng, một thực tế đau lòng hiện nay là tình trạng xuống cấp về mặt đạo đức
của một bộ phận học sinh, đặc biệt là học sinh THPT diễn ra khá phổ biến. Việc
lừa dối ông bà, cha mẹ, vô lễ với thầy cô, bỏ học, la cà quán xá, đánh nhau, tham
gia vào các tệ nạn xã hội…là những hiện tượng không hiếm thấy ở hầu hết các
trường học. Trong khi đó, thực tế xã hội vẫn còn xảy ra nhiều hiện tượng suy
thoái về đạo đức dưới tác động tiêu cực của mặt trái nền kinh tế thị trường. Điều
này đã tác động xấu đến việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức ở lứa tuổi học đường.
Có thể nói, việc giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông là một vấn đề vô
cùng quan trọng, là trách nhiệm của gia đình, nhà trường và toàn xã hội. Là một
giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Ngữ văn trong nhà trường Trung học phổ
thông, tôi nhận thấy việc chú trọng tới giáo dục đạo đức cho học sinh hiện nay
không chỉ là việc làm cần thiết mà còn là trách nhiệm lớn lao nặng nề của mỗi
người giáo viên, đặc biệt là giáo viên dạy Văn. Xuất phát từ lí do đó, tôi chọn
đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình là: “Giáo dục đạo đức, lối sốngcho học
sinh THPT qua giờ Ngữ văn”.
Dương Thị Tuyết - Giáo viên trường THPT Lạng Giang số 1
1
Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh THPT qua giờ Ngữ Văn
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Nhằm khẳng định vai trò của việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh
qua giờ dạy Văn trong trường phổ thông.
- Đưa ra một số giải pháp trong việc lồng ghép giáo dục đạo đức cho học
sinh thông qua giờ dạy các tác phẩm văn học trong nhà trường. Góp phần đào
tạo cho đất nước những thế hệ học sinh không chỉ có tài năng mà còn có tâm
hồn trong sáng, có lối sống lành mạnh, giàu lòng nhân ái...
III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Chỉ ra được tác dụng của việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh qua
việc dạy Văn trong trường phổ thông.
- Trình bày một số giải pháp mà bản thân đã rút ra từ kinh nghiệm tích lũy
được trong quá trình giảng dạy.
IV. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Học sinh lớp 12A1, 12A2, 11A13 trường THPT Lạng Giang số 1.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để hoàn thành đề tài SKKN này, tôi đã sử dụng: Phương pháp quan sát, phân
tích và đánh giá tình hình thực tế; Phương pháp khảo sát bằng phiếu học tập.
VI. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI.
Đề tài SKKN này là kết quả của sự đúc rút kinh nghiệm giảng dạy và vốn
sống của bản thân tôi. Thiết nghĩ những đóng góp của nó sẽ là không nhỏ nếu
như toàn xã hội và đặc biệt là những GV dạy Văn nhận thức được một cách sâu
sắc vấn đề giáo dục đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ là việc làm cần thiết. Một
đất nước thực sự phát triển, văn minh, hiện đại thì những chủ nhân của đất nước
đó không thể thiếu đức, thiếu tài. Vậy đề tài này sẽ là một định hướng cho
những GV dạy Văn có được những phương pháp giảng dạy hợp lí để rèn luyện
phẩm chất, đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh THPT qua các giờ dạy Văn,
đáp ứng yêu cầu của Xã hội cũng như yêu cầu đổi mới của ngành Giáo dục
nước nhà.
Dương Thị Tuyết - Giáo viên trường THPT Lạng Giang số 1
2
Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh THPT qua giờ Ngữ Văn
PHẦN HAI: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN.
Luật Giáo dục quy định mục tiêu của giáo dục phổ thông là: “Giúp học sinh
phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản
nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN, xây dựng tư cách và
trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên và đi vào cuộc
sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Để thực hiện mục tiêu đó
đòi hỏi người giáo viên phải nỗ lực không ngừng trong việc nghiên cứu đổi mới
phương pháp dạy học, đáp ứng được yêu cầu của thời đại mới.
Theo từ điển tiếng Việt ( trang 345 NXB Đà Nẵng - Viện Ngôn ngữ học) thì:
“Giáo dục là hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển
tinh thần, thể chất của một đối tượng nào đó làm cho đối tượng đó dần dần có
được những phẩm chất, năng lực theo yêu cầu”.
Giáo dục đạo đức là một bộ phận của Giáo dục và là sự tác động đến đối
tượng giáo dục để họ dần có được những khái niệm về công bằng, bất công, về
cái thiện, cái ác, về lương tâm, danh dự và những phạm trù khác thuộc lĩnh vực
đạo đức tinh thần của xã hội. Các tiêu chuẩn về đạo đức xã hội tồn tại bất thành
văn nhưng được xã hội thừa nhận và mỗi cá nhân buộc phải tuân theo thì mới có
thể trở thành người có phẩm chất đạo đức tốt đẹp. Đó là các chuẩn mực đạo đức
như: "Yêu quê hương đất nước"; "Kính trọng ông bà, cha mẹ"; "Tôn sư, trọng
đạo”; “Uống nước nhớ nguồn”...
Trong một xã hội có giáo dục, quan hệ giữa người với người dựa trên những
chuẩn mực xã hội sẽ là tiền đề cho sự ổn định và phát triển kinh tế xã hội, tạo
nên cuộc sống vui tươi hạnh phúc cho tất cả mọi người.
Trong nhà trường, việc giáo dục đạo đức cho học sinh là một trong những
vấn đề trọng tâm. Bởi các em chính là những chủ nhân tương lai của đất nước.
Nếu được giáo dục tốt, các em sẽ trở thành những con người có ích cho gia đình
và xã hội. Ngược lại, các em sẽ trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội trong
Dương Thị Tuyết - Giáo viên trường THPT Lạng Giang số 1
3
Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh THPT qua giờ Ngữ Văn
tương lai. Vì vậy:"Tiên học Lễ, hậu học Văn" không chỉ là khẩu hiệu mà cũng
chính là nhiệm vụ của thầy và trò trong suốt quá trình dạy - học nói chung và
nhiệm vụ của giáo viên bộ môn Văn nói riêng.
Như vậy, việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh là rất cần thiết và
đòi hỏi sự quan tâm của tất cả các cấp, các ngành, gia đình và nhà trường.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN.
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Văn ở trường THPT đã nhiều
năm, tôi nhận thấy, bên cạnh những học sinh chăm ngoan, học giỏi, có lối sống
lành mạnh thì cũng còn không ít những học sinh có biểu hiện đi xuống về mặt
đạo đức, lối sống khiến cho những ai tâm huyết với nghề đều phải trăn trở. Biểu
hiện cụ thể của sự xuống cấp đó là:
+ Lối sống ích kỉ, giả dối, vô cảm, thực dụng, quá đề cao cái tôi cá nhân…
+ Tình trạng yêu đương quá sớm, không xác định được thế nào là tình yêu
chân chính, thế nào là hạnh phúc đích thực.
+ Có thái độ, hành vi vô lễ với thầy cô, cha mẹ; nói tục chửi thề…
Qua tìm hiểu, tôi nhận thấy nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên thì có nhiều
song ở đây tôi xin đưa ra một số nguyên nhân chủ yếu sau:
1. Về phía xã hội: Tác động của cơ chế thị truờng tạo ra sự phân cực rất lớn đối
với học sinh; tác động lối sống hám vật chất hơn tính nhân văn; sự phối hợp
không đồng bộ giữa nhà trường, gia đình và xã hội...
2. Về phía gia đình: Do nhận thức lệch lạc, không có tri thức về giáo dục con
cái, sự quan tâm nuông chiều thái qúa trong công tác nuôi dạy, sử dụng quyền
uy của bố mẹ một cách cực đoan, tấm gương phản diện của cha mẹ, người thân,
có các hoàn cảnh éo le hoặc là hay bị đối xử bằng vũ lực...
3. Về phía giáo viên:
- Đa số giáo viên tận tụy với công tác giảng dạy, quan tâm đến học sinh
nhưng vẫn còn những mặt hạn chế do:
+ Chương trình quá tải, nặng nề mà giáo viên chưa linh hoạt, tham kiến thức….
+ Phương pháp giảng dạy chưa thực sự phù hợp với đối tượng học sinh có
trình độ nhận thức kém.
Dương Thị Tuyết - Giáo viên trường THPT Lạng Giang số 1
4
Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh THPT qua giờ Ngữ Văn
+ Do điều kiện khách quan nên việc sử thiết bị dạy học vào giờ học còn
hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng tiếp thu bài học của học sinh
+ Do sĩ số lớp đông nên rất khó cho giáo viên trong việc theo sát, kèm cặp
học sinh trong các giờ học.
4. Về phía học sinh
- Một bộ phận không nhỏ học sinh do mải chơi, đua đòi nên lười học,
không có ý thức chuẩn bị bài trước khi lên lớp.
- Nhiều học sinh cho rằng tác phẩm dài, nhiều tác phẩm không hay lại khó
hiểu nên không thích đọc và không có thời gian đọc dẫn đến hiệu quả giáo dục
đạo đức còn thấp.
- Đa số các em xuất thân trong gia đình làm nghề nông, kinh tế còn nghèo
nên không được quan tâm đúng mức. Nhiều em phải phụ giúp gia đình ngoài giờ
lên lớp, không có nhiều thời gian học.
- Nhiều học sinh bị rỗng kiến thức về kĩ năng viết văn và năng lực cảm
thụ tác phẩm văn học từ cấp THCS.
- Hiện nay, công nghệ thông tin rất phát triển, các chương trình giải trí
như: Phim ảnh, các trò chơi điện tử…ngày càng phong phú làm cho nhiều em bị
lôi cuốn tới mức đam mê và đã xao nhãng việc học, ý thức đạo đức vì thế mà
ngày càng giảm sút.
Để có được kết quả cụ thể về việc nhận thức của học sinh qua giờ học Văn,
chúng tôi đã tiến hành khảo sát ở 3 lớp mà tôi trực tiếp giảng dạy: 12A1, 12A2,
11A13 với tổng số 120 học sinh thông qua phiếu điều tra, cụ thể là:
KẾT QUẢ ĐIỀU TRA
Số lượng
Tỉ lệ
1. Nhận thức giáo dục trong một giờ học.
78/120
65%
2. Áp dụng được bài học đạo đức qua giờ học Văn
vào thực tiễn đời sống.
50/120
40/120
42%
3. Chưa nhận thức và áp dụng được bài học đạo đức
qua giờ học Văn.
33,3%
Dương Thị Tuyết - Giáo viên trường THPT Lạng Giang số 1
5
Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh THPT qua giờ Ngữ Văn
Trên cơ sở những kết quả đã thu được thông qua quá trình điều tra thực tiễn
chúng tôi thấy rằng: Học sinh nhận thức được giáo dục đạo đức trong giờ học
văn ở các lớp chiếm 65,%. Số học sinh áp dụng được bài học đạo đức qua giờ
học văn vào thực tiễn đời sống chiếm 42%. Điều đó cho chúng ta thấy tầm quan
trọng của môn văn trong nhà trường và vai trò của môn văn trong việc giáo dục
đạo đức, lối sống là rất lớn. Điều này cho thấy người giáo viên cần phải suy
nghĩ, tìm tòi để tìm ra những phương pháp dạy học kích thích được sự hứng thú
của học sinh trong việc cảm nhận tác phẩm cũng như nhận thấy những giá trị nhân
văn sâu sắc của nhân loại. Số học sinh chưa nhận thức và áp dụng được bài học đạo
đức qua giờ học Văn chiếm 33,3%. Có thể các em thấy môn văn không thiết thực
cho việc định hướng nghề nghiệp sau này, có thể do các em chưa biết cách tìm hiểu
cái hay, cái đẹp trong văn chương... Điều đó cho thấy trách nhiệm rất lớn của mỗi
giáo viên dạy văn trong việc tìm ra những biện pháp thật hiệu quả để giúp học sinh
nhận thức được bài học về đạo đức thông qua tác phẩm văn học.
Trong nhà trường, việc giáo dục đạo đức cho học sinh đòi hỏi sự phối hợp
chặt chẽ giữa các tôt chức đoàn thể như Công đoàn, Đoàn thanh niên, giáo viên
chủ nhiệm, giáo viên bộ môn giáo dục công dân thông qua các phong trào, các
hoạt động, sinh hoạt chuyên đề thì đòi hỏi các giáo viên bộ môn khác, đặc biệt là
bộ môn văn cũng phải chú ý giáo dục học sinh thông qua những bài học để góp
phần hoàn thiện nhân cách cho học sinh. Nhưng trên thực tế, mặc dù vấn đề này
đã được quan tâm song chưa thực sự có hiệu quả. Đó là lí do tôi chọn viết sáng
kiến này. Thông qua sáng kiến, tôi muốn khẳng định lại vị trí , vai trò và mối
quan hệ giữa việc dạy - học văn trong việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học
sinh THPT.
Dương Thị Tuyết - Giáo viên trường THPT Lạng Giang số 1
6
Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh THPT qua giờ Ngữ Văn
CHƯƠNG II: CÁC GIẢI PHÁP
I. Tìm hiểu vai trò của môn Văn đối với việc giáo dục và hình thành nhân
cách, đạo đức, lối sống của học sinh.
Nói như Maxim Gorki, “Văn học là nhân học”. Còn theo Jean-Paul Sartre,
trong cuốn Văn học là gì? (1948), “Về nguyên tắc, nhà văn hướng tới tất cả mọi
người”, “Về bản chất, văn học là tính chủ quan của một xã hội luôn luôn vận
động”. Văn học là cái gì đó rất đỗi gần gũi với con người, giúp phát triển nhân
cách con người, giúp người hiểu người hơn. Văn học xuất phát từ con người, và
dù nó có bay cao, bay xa, dù có thăng hoa đến đâu cũng hướng đến con người.
Thế nhưng hiện nay, một số học sinh cho rằng “ học văn để làm gì, học văn
không kiếm được nhiều tiền”… Sở dĩ học sinh “chối” với việc học văn là vì
trên hết tất cả họ không có đam mê, họ chưa nhận thức được giá trị đích thực
của văn chương... Bất cứ ai muốn thành công trong bất cứ lĩnh vực nào của cuộc
sống cũng cần có vốn sống và vốn ngôn ngữ mà văn chương mang lại. Vì lý do
đó, theo tôi, việc cần làm ngay là kéo văn chương trở về với cuộc sống, để học
sinh, quan tâm nhiều hơn đến văn chương.
Chúng ta đã nghe nói rất nhiều đến vai trò của văn học đối với đời sống tinh
thần của con người. Văn học với chức năng của mình có thể “ nhân đạo hoá con
người”. Văn học có vai trò quan trọng trong đời sống và sự tư duy của con người.
Văn học chứa đựng một nội dung phong phú, đa dạng về văn hoá, tư tưởng, tinh
thần dân tộc nên nó giành vị trí xứng đáng trong trường các nhà trường phổ thông.
Dạy văn là dạy làm người, là dạy cho học sinh hình thành kỹ năng sống,
cách giao tiếp, ứng xử giúp học sinh hoàn thiện nhân cách con người. Vì vậy,
trong quá trình giảng dạy người giáo viên cần kết hợp giờ giảng văn để giáo dục
đạo đức cho học sinh. Trong bài văn, ta có thể dạy cái hay, cái đẹp của văn,
đồng thời có thể dạy bao nhiêu cái hay, cái đẹp khác nữa ở trong đó về tâm hồn,
về tư tưởng, về lẽ sống…
Dương Thị Tuyết - Giáo viên trường THPT Lạng Giang số 1
7
Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh THPT qua giờ Ngữ Văn
Từ những cơ sở lí luận và thực tiễn trên ta có cái nhìn khái quát về môn Văn
cũng như vai trò tác dụng của nó đối với việc hình thành nhân cách của học sinh.
Không phải ngẫu nhiên tôi nêu ra vấn đề trên mà nó sẽ là tiền đề, là cơ sở, là nền
tảng để chúng ta hiểu rõ hơn sự cần thiết của việc giáo dục đạo đức, lối sống cho
học sinh thông qua giờ dạy văn trong nhà trường.
II. Tìm hiểu mối quan hệ giữa hoạt động dạy - học Văn và giáo dục đạo
đức, lối sống cho học sinh.
Trong quá trình học tập thì môn học nào cũng cần phải gắn liền giữa học và
hành. Các em không chỉ được học những kiến thức cơ bản của bài học trên
phương diện lí thuyết mà các em còn phải vận dụng nó vào trong thực tế.
Thực chất việc cung cấp kiến thức văn học và dạy học sinh làm người là hai
vấn đề phải song hành, đan xen nhau, không phải là công việc riêng rẽ tách biệt.
Vì thế, giáo dục của thời kỳ đổi mới, trong chương trình giáo dục phổ thông,
ngoài các môn học như giáo dục công dân, đạo đức, các hoạt động ngoại khóa
nhằm “chăm sóc tinh thần” cho học sinh, vấn đề dạy người phải được lồng ghép
trong tất cả các môn học chính khóa, trong đó có môn Văn.
Đối với một giờ dạy văn, ngoài việc cung cấp cho các em những kiến thức
về tác giả, tác phẩm, về nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật của tác phẩm thì
việc lồng ghép giáo dục đạo đức, lối sống rất cần được chú trọng. Vì vậy, hoạt
động dạy và học văn phải có mối quan hệ hữu cơ với nhau, giúp học sinh có thể
tiếp thu cũng như có cái nhìn toàn diện về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật
mà tác giả gửi gắm trong đó. Từ đó giúp học sinh rút ra bài học về đạo đức, lối
sống và vận dụng vào bản thân.
Vậy việc giáo dục đạo đức, lối sống trong giờ dạy văn hiện nay được nhìn
nhận và đánh giá như thế nào trong nhà trường Trung học phổ thông? Nhìn
chung, các thầy cô giáo luôn có ý thức học hỏi, trau dồi chuyên môn, đổi mới
phương pháp để đảm nhận vai trò giảng dạy môn Văn. Bên cạnh việc truyền đạt
kiến thức, rèn luyện kĩ năng và các năng lực cảm thụ văn chương, các thầy cô
Dương Thị Tuyết - Giáo viên trường THPT Lạng Giang số 1
8
Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh THPT qua giờ Ngữ Văn
luôn chú ý giáo dục đạo đức, nhân cách, lối sống cho học sinh để mỗi giờ học
văn không chỉ là giờ học chữ mà còn là giờ học làm người. Nhưng trên thực tế,
áp lực thi cử, áp lực thành tích đã khiến nhiều nhà trường, nhiều thầy cô chỉ
quan tâm đến việc cung cấp kiến thức khoa học thuần túy mà chưa thực sự quan
tâm tới việc giáo dục đạo đức cho các em qua giờ học. Vì vậy dẫn đến việc gáo
dục đạo đức cho học sinh qua giờ dạy Văn đạt hiệu quả chưa cao.
Giáo dục đạo đức, lối sống luôn gắn liền với nội dung của bài học tác phẩm
văn học. Có như vậy mới giúp học sinh nắm vững, hiểu sâu tác phẩm đồng thời
tạo cho học sinh hứng thú học môn Văn. Giáo dục đạo đức, lối sống không chỉ
gắn liền với nội dung bài giảng mà nó còn gắn liền với trình độ giáo viên và
trình độ tri thức, năng lực tiếp nhận ở học sinh. Thầy giáo phải có sự hiểu biết
sâu sắc về nội dung tác phẩm, phải có tri thức vững vàng, sâu rộng để thực hiện
việc định hướng cho học sinh thông qua bài học có cách nhìn nhận đánh giá một
cách khách quan. Học sinh dưới sự hướng dẫn, chỉ đạo của thầy tự tìm cho mình
cách tiếp nhận, cảm thụ tốt nhất để từ đó hiểu sâu sắc hơn, bao quát hơn những
vấn đề mình đã biết và chưa biết. Hoạt động giáo dục đạo đức phải gắn liền với
hoạt động của thầy, hoạt động của trò. Hai hoạt động này phải luôn đi đôi, gắn
bó với nhau để tạo ra một giờ học văn sôi nổi, hào hứng, hấp dẫn và đạt hiệu quả
cao nhất.
III. Tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh qua giờ dạy Văn.
1. Xác định nội dung bài học để giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh
Trong chương trình học, tất cả các môn học trong nhà trường đều có nội
dung giáo dục đạo đức. Trong bài học các thầy cô cũng có thể lồng ghép những
bài học đạo đức vào trong đó. Ví dụ như môn Văn, khi học truyện cổ tích, các
em được đến với thế giới của những con người lương thiện, trung thực, thẳng
thắn. Trong văn học Trung đại, các em có điều kiện suy ngẫm và học tập những
hành vi ứng xử văn hoá, lịch lãm giữa người với người qua nhân vật Kim Trọng.
Các em biết phê phán thói lưu manh, tráo trở của Mã Giám Sinh, Sở Khanh. Khi
Dương Thị Tuyết - Giáo viên trường THPT Lạng Giang số 1
9
Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh THPT qua giờ Ngữ Văn
học chương trình văn học Hiện đại, qua tác phẩm “Chí Phèo” hướng các em
cách nhìn nhận con người không nên thành kiến, định kiến, hẹp hòi. Sự đồng
cảm, chia sẻ và tình yêu thương chân thành sẽ khơi gợi lòng khát khao, hướng
thiện của con người... Tác phẩm “Số Đỏ” giúp các em biết phê phán sự lai căng,
mất gốc của một bộ phận thanh niên khi tiếp xúc với văn hoá phương Tây, từ đó
sẽ giúp các em ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, “hoà nhập chứ không hoà
tan”. Bài thơ “ Sóng” của Xuân Quỳnh giúp các em thấy được một tình yêu đích
thực: sôi nổi, nồng nàn nhưng kiên định thủy chung....
Qua các giờ học, thầy cô không chỉ tạo ra sự chuẩn mực trong giao tiếp, ứng xử,
tạo niềm tin để các em có thể chia sẻ tâm tư tình cảm, quan niệm suy nghĩ từ bài
học đến thực tế cuộc sống, mà còn uốn nắn học sinh có kĩ năng sống, biết cách giao
tiếp, ứng xử có văn hóa như: cách chào, cách thưa gửi, biết lắng nghe ý kiến của
người khác, biết nhận ra cái hay, cái đẹp trong cuộc sống qua bài học …
2. Bồi dưỡng năng lực cảm thụ thẩm mĩ cho học sinh
Việc hình thành và bồi dưỡng năng lực cảm thụ thẩm mĩ cho học sinh là
công việc hết sức cần thiết nhưng cũng vô cùng khó khăn, bởi vì không có năng
lực cảm thụ thẩm mĩ tốt thì học sinh cũng không thể học văn tốt được. Chúng ta
cũng phải thừa nhận với nhau rằng không phải chỉ từ khi đến trường học văn,
học sinh mới có cảm xúc thẩm mĩ, mới có năng lực cảm nhận cái đẹp. Học sinh
được tiếp xúc với văn học ngay từ khi còn nhỏ. Thông thường là kết hợp với
nghệ thuật như qua lời ru của mẹ, nghe hát, xem tranh có chú thích, nghe ngâm
thơ, xem kịch, xem phim… Tuỳ từng mức độ nhận thức mà các em tự có thể
phân biệt được một cách tổng quát cái gì là tốt, cái gì là xấu, là hay, không hay
hoặc là đẹp hay không đẹp một cách tự phát. Vì lẽ đó một tác phẩm văn học
không nhất thiết phải đến với chúng ta chỉ thông quan những con chữ. Nói như
thế không phải là một cách phủ nhận vai trò của giáo viên văn trong nhà trường.
Vì những cảm xúc thẩm mĩ nảy sinh trong tâm hồn các em là những cảm xúc tự
nhiên, được hình thành như một năng lực bẩm sinh, hồn nhiên nhưng rất mạnh,
Dương Thị Tuyết - Giáo viên trường THPT Lạng Giang số 1
10
Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh THPT qua giờ Ngữ Văn
rất dai dẳng và lâu bền, đúng hoặc sai cũng như vậy. Vì thế khi học sinh tới
trường, người giáo viên dạy văn phải thông qua môn Văn mà sửa chữa, uốn nắn,
bồi dưỡng và nâng cao cái cảm xúc thẩm mĩ tự nhiên đó của học sinh từ cái tự
nhiên, vô thức lên thành cái có ý thức, cái đúng đắn, sâu sắc và vững bền.
Thông qua ngôn ngữ, cái đẹp trong văn học đến với học sinh trước hết ở
hình thức của nó như hình ảnh, nhịp điệu sau mới đến nội dung như ý nghĩa và
bài học về cuộc sống. Nhiệm vụ của người thầy giáo dạy văn là giúp học sinh
cảm nhận về cái đẹp một cách tự giác và tích cực.
3. Thực hiện tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trong giờ học
văn.
Trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành Bộ GD/ĐT đã có
những yêu cầu đối với các cơ sở giáo dục, thầy cô giáo trong việc lồng ghép một
cách linh hoạt những nội dung giáo dục nhân cách, hành vi ứng xử, hoặc khơi
gợi năng lực tư duy, sáng tạo, kỹ năng vận dụng, làm việc theo nhóm hoặc tự
giải quyết vấn đề của học sinh. Tuy nhiên, có những nơi thầy cô giáo làm tốt
việc này, có những nơi còn chưa làm được. Việc tích hợp nội dung giáo dục
không phải làm chương trình nặng hơn mà khiến các bài học, môn học uyển
chuyển, gần gũi hơn với học sinh. Vấn đề quan trọng là giáo viên phải có
phương pháp dạy học. Vậy, chúng tôi xin đưa ra một số biện pháp thực hiện
trong giờ dạy văn như sau:
a. Tổ chức cho học sinh “Thảo luận nhóm”
Đổi mới phương pháp dạy học là nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Một
trong những phương pháp đổi mới hiện được các trường THPT đánh giá mang
lại hiệu quả cao là phương pháp thảo luận nhóm. Hiện nay, thảo luận nhóm đã
được áp dụng rộng rãi trong dạy và học ở các trường THPT. Nếu trước đây, mỗi
học sinh làm việc cá nhân, riêng lẻ thì ở phương pháp này dạy học tính tập thể
được nâng cao rõ rệt, học sinh được trình bày, thảo luận, tranh luận về những
vấn đề do giáo viên đặt ra nhằm mục đích tự tìm hiểu vấn đề và tự giải đáp trước
Dương Thị Tuyết - Giáo viên trường THPT Lạng Giang số 1
11
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 11 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh THPT qua giờ Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_giao_duc_dao_duc_loi_song_cho_hoc_sinh_thpt_qua_gio_ngu.doc