SKKN Giáo dục bảo vệ tài nguyên du lịch qua hoạt động trải nghiệm tại một số di tích, danh thắng ở địa phương cho học sinh lớp 12 trên địa bàn huyện yên thành
Hiện nay, hội nhập nền kinh tế quốc tế đang trở thành xu thế toàn cầu đòi hỏi ở mỗi người sự năng động, nhạy bén, kĩ năng sống và vốn kiến thức phong phú. Xã hội hiện đại luôn cần những con người có đủ yếu tố chân – thiện – mỹ, đức và tài. Đây cũng chính là mục tiêu giáo dục hướng tới, đặc biệt trong thế kỉ XXI - thế kỉ của tự do hóa, thương mại hóa. Để làm được điều đó, giáo dục phải không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng phương pháp đào tạo.
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN
Trường THPT Bắc Yên Thành
Đề tài:
GIÁO DỤC BẢO VỆ TÀI NGUYÊN DU LỊCH QUA HOẠT ĐỘNG
TRẢI NGHIỆM TẠI MỘT SỐ DI TÍCH, DANH THẮNG Ở ĐỊA PHƯƠNG
CHO HỌC SINH LỚP 12 TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN THÀNH
Môn: Địa lí
Tác giả: Cung Thị Quỳnh Hoa
Tổ chuyên môn: Khoa học xã hội
Yên Thành - 2020. Số điện thoại: 0965966289
MỤC LỤC
NỘI DUNG
TRANG
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
3
3
4
4
4
4
5
6
6
6
6
9
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.4. Nhiệm vụ nghiên cứu
1.5. Phương pháp nghiên cứu
1.6. Tính mới của đề tài
II. NỘI DUNG
Chương I. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn
1. Lí luận về dạy học gắn với trải nghiệm
1.1. Một số khái niệm, thuật ngữ cơ bản
1.2. Ý nghĩa của hoạt động trải nghiệm sáng taojtrong việc
học tập Địa lí
2. Cơ sở thực tiễn
10
10
2.1. Một số di tích, danh thắng tiêu biểu của Nghệ An và
huyện Yên Thành
2.2. Thực trạng chung về dạy học gắn với trải nghiệm ở môn
Địa lí
10
12
2.3. Thực tiễn về dạy học gắn với tham quan trải nghiệm tại
các di tích – danh thắng ở các trường THPT trên địa bàn Yên
Thành
Chương II. Cách thức tổ chức hoạt động trải nghiệm tại di
tích, danh thắng trên quê hương Yên Thành, Nghệ An
14
14
1.
Mối liên hệ giữa các di tích, danh thắng với chương
trình địa lí lớp 12
1.1.
1.2.
Giới thiệu khái quát về các di tích, danh thắng
Các bài học/nội dung dạy học địa lí có liên quan
14
22
23
1.3. Thời gian tiến hành hoạt động trải nghiệm
1
2. Cách thức tổ chức hoạt động trải nghiệm tại các di tích,
danh thắng trên quê hương Yên Thành
23
2.1. Cách thức tổ chức hoạt động trải nghiệm
2.2. Các nội dung của hoạt động trải nghiệm
2. 3. Giáo án thể nghiệm
23
26
35
45
45
48
48
III. Kết luận
3.1. Hiệu quả của đề tài
3.2. Khả năng nhân rộng
3.3. Những kiến nghị
2
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1.
Lí do chọn đề tài
Hiện nay, hội nhập nền kinh tế quốc tế đang trở thành xu thế toàn cầu đòi hỏi ở
mỗi người sự năng động, nhạy bén, kĩ năng sống và vốn kiến thức phong phú. Xã
hội hiện đại luôn cần những con người có đủ yếu tố chân – thiện – mỹ, đức và tài.
Đây cũng chính là mục tiêu giáo dục hướng tới, đặc biệt trong thế kỉ XXI - thế kỉ
của tự do hóa, thương mại hóa. Để làm được điều đó, giáo dục phải không ngừng
đổi mới, nâng cao chất lượng phương pháp đào tạo.
Học từ trải nghiệm thực tế, trải nghiệm sáng tạo là xu hướng, phương pháp học
mới đã thu hút rất nhiều sự quan tâm của những người làm giáo dục. Mô hình học
tập từ trải nghiệm ngày càng được nhân rộng và thu hút sự tham gia của nhiều người
do tính hiệu quả mà nó đem lại. Học tập trải nghiệm là một quá trình xã hội bao
gồm hoạt động dạy và hoạt động học. Hai hoạt động này được liên hệ bằng vốn hiểu
biết và kinh nghiệm cụ thể của người học, trên cơ sở đó, giáo viên hệ thống hóa
những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, đáp ứng mục tiêu dạy học. Để thực hiện tốt hoạt
động trải nghiệm sáng tạo cần gắn thực tiễn nhà trường với xã hội, hình thành và
phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh đáp ứng những yêu cầu đổi mới giáo
dục theo định hướng mà bộ giáo dục đề ra cũng như đáp ứng kì vọng của những
người dân vào nền giáo dục của đất nước.
Địa lí được coi là "ngành học về thế giới" đưa vào giảng dạy ở các trường phổ
thông nhằm mục đích trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về khoa học địa
lí, cũng như vận dụng những kiến thức đó vào cuộc sống để biết cách ứng xử với
môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh, đồng thời đáp ứng với yêu cầu phát triển
của đất nước. Vì thế, khi hình thành khái niệm địa lí (nhất là các khái niệm địa lí
chung) không có gì tốt bằng việc học sinh được tự mình trải nghiệm và rút ra khái
niệm sẽ làm vấn đề được rõ nét và khắc sâu hơn. Việc học trải nghiệm giúp tạo
hứng thú cho học sinh mà vẫn đảm bảo cung cấp kiến thức theo yêu cầu của chương
trình.
Tổ chức hoạt động dạy – học địa lí gắn với trải nghiệm thực tế cho học sinh
bằng thực hiện hoạt động trải nghiệm sáng tạo các di tích văn hóa, danh thắng, đặc
biệt là các di tích văn hóa lịch sử, danh thắng ở nơi học sinh sinh sống sẽ khiến cho
bài giảng địa lí được sinh động, sẽ giúp học sinh cảm thấy bài học địa lí gắn bó hơn
với cuộc sống ở xung quanh các em, sẽ bồi dưỡng học sinh sự tự hào với những giá
trị văn hóa truyền thống do ông cha để lại, càng thêm yêu quê hương, yêu đất nước
mình hơn cũng như khơi dậy cho học sinh khát khao tìm hiểu, khám phá và phát huy
tiềm năng của quê hương mình.
Huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An là một vùng giàu tiềm năng du lịch. Huyện
Yên Thành có trên 200 di tích – danh thắng đã được lập danh mục quản lí, trong đó
có 23 di tích được công nhận là di tích quốc gia, 35 di tích xếp hạng cấp tỉnh, là
huyện có nhiều di tích được công nhận nhất tỉnh Nghệ An. Đó là niềm tự hào mà
nhân dân và Đảng bộ huyện Yên Thành đang ra sức phát huy để những giá trị đó
3
mãi mãi trừơng tồn. Tuy nhiên, hầu hết người dân nơi đây chưa thực sự thấy được
giá trị của tiềm năng du lịch địa phương mang lại. Đặc biệt, các em học sinh – chủ
nhân của quê hương, đất nước cần phải hiểu rõ về tài nguyên du lịch ở địa phương
mình để có ý thức, trách nhiệm bảo tồn và phát huy tiềm năng sẵn có, góp phần phát
triển kinh tế nơi mình sinh ra và lớn lên.
Bản thân mỗi giáo viên Địa lí chúng tôi luôn trăn trở, muốn góp một phần nhỏ
bé vào việc giáo dục những truyền thống tốt đẹp, giáo dục ý thức và trách nhiệm giữ
gìn và bảo vệ các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh cũng như tạo cho học sinh
niềm đam mê khám phá những giá trị tốt đẹp ngay trên quê hương mình.
Xuất phát từ những lí do trên, đồng thời ý thức được trách nhiệm của bản thân
trong việc nỗ lực tìm hiểu, học tập những định hướng mới trong giáo dục nhằm nâng
cao kiến thức chuyên ngành, góp phần nâng cao hiệu quả trong công việc giảng dạy
tại trường phổ thông nên tôi quyết định chọn đề tài sáng kiến:“Giáo dục bảo vệ tài
nguyên du lịch qua hoạt động trải nghiệm tại một số di tích, danh thắng ở địa
phương cho học sinh lớp 12 trên địa bàn huyện Yên Thành”.
1.2.
Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu cách thức tổ chức và các nội dung của loại hình hoạt động trải
nghiệm tại các di tích văn hóa và danh thắng ở địa phương, đó là thực địa và tham
quan. Từ đó khơi dậy hứng thú học tập của học sinh và giáo dục tinh thần, ý thức
bảo vệ tài nguyên du lịch của quê hương mình.
Góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực.
1.3.
Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại cơ sở giáo dục THPT(trung học phổ
thông) là trường sở tại và 2 cơ sở trường khác trong huyện, trong lĩnh vực môn Địa
lí.
Đối tượng áp dụng: Giáo dục bảo vệ tài nguyên du lịch qua hoạt động trải
nghiệm thực tế cho học sinh lớp 12 tại một số di tích văn hóa, danh lam thắng cảnh
trên quê hương Yên Thành – trên địa bàn các xã thuộc địa phận trường đóng và có
học sinh đang theo học tại trường.
1.4.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Đề tài tập trung làm rõ một số vấn đề sau:
- Các di tích, danh thắng ở địa phương có liên quan đến chương trình địa lí
THPT
- Nghiên cứu và đề xuất một số định hướng giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên
du lịch thông qua hoạt động trải nghiệm thực tế tại các di tích văn hóa, lịch sử và
danh thắng trên địa bàn huyện Yên Thành.
4
1.5. Phương pháp nghiên cứu:
- Khảo sát, thống kê, phân loại:
Khảo sát các tài liệu hướng dẫn cách thức tổ chức của hai loại hình hoạt động
trải nghiệm đó là thực địa và tham quan nói chung và trong bộ môn địa lí nói riêng.
- Phân tích, tổng hợp, quy nạp:
Trên cơ sở phân tích cụ thể mục đích, các bước tiến hành một hoạt động trải
nghiệm, điều kiện cụ thể của từng đối tượng học sinh ở địa phương, người viết lựa
chọn những phương pháp nổi bật, tối ưu, phù hợp với nhu cầu thực tiễn và tâm lí
của các em.
- Thực nghiệm sư phạm:
Sau khi xây dựng đề cương, được sự góp ý, phản biện của đồng môn, chúng tôi
tiến hành thực nghiệm bằng việc áp dụng cách thức tổ chức hoạt động dạy học gắn
với trải nghiệm thực tế tại số di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh trên quê
hương Yên Thành cho học sinh khối 12 tại trường chúng tôi năm học 2018 – 2019.
Khi đã thu nhận được những kết quả ban đầu, đến năm học 2019 – 2020, chúng tôi
tiếp tục tiến hành thực nghiệm tại trường đồng thời nhờ các đồng nghiệp nhân rộng
mô hình tại các trường THPT khác trong huyện. Kết quả thực nghiệm là cơ sở để
chúng tôi đánh giá tính hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm này.
1.6.
Tính mới của đề tài
Được thể hiện trước hết ở nội dung và đối tượng để học sinh khám phá, trải
nghiệm: một số di tích văn hóa, danh lam thắng cảnh trên quê hương Yên Thành.
Đó là Đình Sừng thuộc xã Lăng Thành; Nhà thờ Trạng Nguyên Hồ Tông Thốc
thuộc xã Thọ Thành; Đền Đức Hoàng thuộc xã Phúc Thành; núi Tháp Lĩnh – đền Cả
thuộc xã Hậu Thành.
Các nội dung thực hiện hoạt động trải nghiệm mà giáo viên hướng dẫn đều
xuất phát và gắn liền với không gian sống của các em. Ở mỗi khu vực trường đều có
những di tích lịch sử – văn hóa và danh thắng tiêu biểu. Những địa chỉ mà các em
trải nghiệm là những địa chỉ chưa được khai thác hoặc chỉ mới khai thác ở mức độ
cầm chừng. Và với những địa chỉ này, nguồn tư liệu trong sách giáo khoa chưa hề
có và nguồn tài liệu tham khảo cũng không có nhiều.
Nội dung dạy học trên lớp và nội dung tiến hành trải nghiệm được diễn ra trong
cùng một khoảng thời gian. Từ đó đảm bảo tính liền mạch giữa kiến thức địa lí trong
sách giáo khoa với kiến thức địa lí địa phương và tính liên hệ thực tiễn. Từ đó toát
lên đặc điểm nổi bật của địa lí vùng miền, nhằm nâng cao tính giáo dục trong dạy
học địa lí.
Sáng kiến chưa được công bố ở bất cứ cuộc thi hay tạp chí nào.
5
II. NỘI DUNG
Chương I: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn
1.
1.1.
Lí luận về dạy học gắn với trải nghiệm
Một số khái niệm, thuật ngữ cơ bản
* Trải nghiệm
Từ điển tiếng Việt định nghĩa: Trải có nghĩa là “đã từng qua, từng biết, từng
chịu đựng”, còn nghiệm có nghĩa là “kinh qua thực tế nhận thấy điều đó đúng”. Như
vậy, trải nghiệm có nghĩa là quá trình chủ thể được trực tiếp tham gia hoạt động và
rút ra những kinh nghiệm cho bản thân .
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam “trải nghiệm” được diễn dải theo hai nghĩa.
Trải nghiệm theo nghĩa chung nhất “là bất kì một trạng thái có màu sắc xúc cảm
nào được chủ thể cảm nhận, trải qua, đọng lại thành bộ phận (cùng với tri thức, ý
thức…) trong đời sống tâm lí của từng người”. Theo nghĩa hẹp trải nghiệm “ là
những tín hiệu bên trong, nhờ đó các sự kiện đang diễn ra đối với cá nhân được ý
thức chuyển thành ý kiến cá nhân, góp phần lựa chọn tự giác các động cơ cần thiết,
điều chỉnh hành vi của cá nhân”.
* Sáng tạo
Khái niệm sáng tạo được sử dụng đồng nghĩa với nhiều thuật ngữ khác như: sự
sáng tạo, tư duy hay óc sáng tạo…Các thuật ngữ này đều có liên quan đến một thuật
ngữ gốc Latin “Crear” và mang một nghĩa chung là “sự sản xuất, tạo ra, sinh ra một
cái gì đó mà trước đây chưa hề có, chưa tồn tại”.
Ngoài ra, sáng tạo cũng được hiểu “là tạo ra những giá trị mới về vật chất
hoặc tinh thần. Tìm ra cái mới, cách giải quyết mới, không bị gò bó, phụ thuộc vào
cái đã có. Có thể sáng tạo trong bất kì lĩnh vực nào: khoa học, nghệ thuật, sản xuất
– kĩ thuật, kinh tế, chính trị v.v…”
Như vậy, dù quan niệm như thế nào thì sáng tạo chính là việc tạo ra cái mới.
Sáng tạo là tiềm năng có ở mọi người bình thường và được huy động trong từng
hoàn cảnh sống cụ thể. Mỗi người khi tạo ra cái mới cho cá nhân, thì sáng tạo đó
được xem xét trên bình diện cá nhân, còn tạo ra cái mới liên quan đến cả một nền
văn hóa thì sáng tạo đó được xét trên bình diện xã hội.
* Hoạt động giáo dục, hoạt động dạy học và hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Theo nghĩa rộng hoạt động giáo dục là “những hoạt động có chủ đích, có kế
hoạch hoặc có sự định hướng của nhà giáo dục, được thực hiện thông qua những
cách thức phù hợp để chuyển tải nội dung giáo dục tới người học nhằm thực hiện
mục tiêu giáo dục”. Hoạt động giáo dục này bao gồm: hoạt động dạy học và hoạt
động giáo dục theo nghĩa hẹp.
Hoạt động giáo dục theo nghĩa hẹp được hiểu là những hoạt động có chủ đích,
có kế hoạch, do nhà giáo dục định hướng, thiết kế, tổ chức trong và ngoài giờ học,
6
trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục theo nghĩa hẹp, hình
thành ý thức, phẩm chất, giá trị sống, hay các năng lực tâm lý xã hội...
Hoạt động dạy học là quá trình người dạy tổ chức và hướng dẫn hoạt động học
của người học nhằm giúp người học lĩnh hội tri thức khoa học, kinh nghiệm của xã
hội loài người để phát triển trí tuệ và hoàn thiện nhân cách người học.
Như vậy, hoạt động dạy học chủ yếu nhằm phát triển mặt trí tuệ, hoạt động
giáo dục theo nghĩa hẹp chủ yếu nhằm phát triển mặt phẩm chất đạo đức, đời sống
tình cảm. Trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, hoạt động giáo dục
(nghĩa hẹp) thực hiện các mục tiêu giáo dục thông qua một loạt các hoạt động như
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động tập thể…
Theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới, hoạt động giáo dục
(theo nghĩa rộng) bao gồm hoạt động dạy học và các mục tiêu của hoạt động giáo
dục (nghĩa hẹp) nói trên sẽ được thực hiện chỉ trong một hoạt động có tên gọi là
hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Như vậy, hoạt động trải nghiệm sáng tạo sẽ thực
hiện tất cả các mục tiêu và nhiệm vụ của các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp,
hoạt động tập thể,... và thêm vào đó là những mục tiêu và nhiệm vụ giáo dục của
giai đoạn mới. Vậy khái niệm hoạt động học tập trải nghiệm sáng tạo trong nhà
trường phổ thông có thể được hiểu là “các hoạt động giáo dục thực tiễn được tiến
hành song song với hoạt động dạy học trong nhà trường. Hoạt động trải nghiệm
sáng tạo là một bộ phận của quá trình giáo dục, được tổ chức ngoài giờ học các
môn văn hóa trên lớp và có mối quan hệ bổ sung, hỗ trợ cho hoạt động dạy học.
Thông qua các hoạt động thực hành, những việc làm cụ thể và các hành động của
học sinh, hoạt động trải nghiệm sáng tạo sẽ khai thác kinh nghiệm của mỗi cá nhân,
tạo cơ hội cho các em vận dụng một cách tích cực những kiến thức đã học vào thực
tế và đưa ra được những sáng kiến của mình, từ đó phát huy và nuôi dưỡng tính
sáng tạo của mỗi cá nhân của học sinh”.
Từ khái niệm này cho thấy, so với các hoạt động ngoài giờ lên lớp đang được
tiến hành hiện nay trong trường phổ thông thì hoạt động trải nghiệm sáng tạo sẽ
phong phú hơn cả về nội dung, phương pháp và hình thức hoạt động. Đặc biệt mỗi
hoạt động phải phù hợp với mục tiêu phát triển những phẩm chất, năng lực nhất
định của học sinh.
Hiệp hội “Giáo dục trải nghiệm” quốc tế định nghĩa về học qua trải nghiệm “là
một phạm trù bao hàm nhiều phương pháp trong đó người dạy khuyến khích người
học tham gia các trải nghiệm thực tế, sau đó phản ánh, tổng kết lại để tăng cường
hiểu biết, phát triển kĩ năng, định hình các giá trị sống và phát triển các năng lực
bản thân, tiến tới đóng góp tích cực cho cộng đồng và xã hội”
Hoạt động hoc tập trải nghiệm sáng tạo còn được hiểu là “hoạt động giáo dục,
trong đó, từng cá nhân học sinh được trực tiếp hoạt động thực tiễn trong môi trường
nhà trường cũng như môi trường gia đình và xã hội dưới sự hướng dẫn và tổ chức
của nhà giáo dục, qua đó phát triển tình cảm, đạo đức, phẩm chất nhân cách, các
7
năng lực…, từ đó tích luỹ kinh nghiệm riêng cũng như phát huy tiềm năng năng
sáng tạo của cá nhân mình”.
Các khái niệm này đều khẳng định vai trò định hướng, hướng dẫn của nhà giáo
dục (không phải là hoạt động trải nghiệm tự phát). Nhà giáo dục không tổ chức,
phân công học sinh một cách trực tiếp mà chỉ hỗ trợ, giám sát.
Học sinh được trực tiếp, chủ động tham gia các hoạt động. Phạm vi các chủ đề
hay nội dung hoạt động và kết quả đầu ra là năng lực thực tiễn, phẩm chất và tiềm
năng sáng tạo; và hoạt động là phương thức cơ bản của sự hình thành và phát triển
nhân cách con người.
Tuy vậy, không phải giáo viên nào cũng hướng dẫn học sinh tham gia hoạt
động trải nghiệm thành công. Chúng ta cần phải nắm vững đặc trưng (nét khác biệt)
của một hoạt động trải nghiệm sáng tạo so với những hoạt động dạy học khác. Đó là
việc đặt học sinh trong môi trường học tập đa dạng, học đi đôi với hành, học từ
chính hành động của bản thân, học trong nhà trường gắn liền với giải quyết các vấn
đề thực tiễn đời sống cộng đồng. Trong hoạt động học tập này, các em vừa là người
tham gia,vừa là người kiến thiết, tổ chức hoạt động cho chính mình bằng chính sự
trải nghiệm của bản thân. Nói cách khác, khi đặt trong môi trường trải nghiệm và
sáng tạo, mỗi học sinh sẽ có điều kiện phát huy tính tích cực, tự chủ của mình. Bởi
con người thường bộc lộ tính sáng tạo trong hành vi của mình thông qua các hoạt
động. Điều này phù hợp với chủ trương đổi mới chương trình giáo dục và sách giáo
khoa theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh hiện nay.
Đặc điểm của hoạt động trải nghiệm là học sinh được học tập trong môi
trường thực tiễn, trực tiếp tham gia các hoạt động để khám phá, chiếm lĩnh kiến
thức. Vì vậy, hoạt động trải nghiệm trong dạy học địa lí được tiến hành ngoài không
gian của lớp học có ưu thế và tạo niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.
* Tài nguyên du lịch
Theo Luật du lịch năm 2005 của Quốc hội Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam: Tài nguyên du lịch là cơ sở để phát triển ngành du lịch. Đó là cảnh quan
thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử – văn hoá, công trình lao động sáng tạo
của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu
cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du
lịch, đô thị du lịch.
Theo Pirojnik, 1985: “Tài nguyên du lịch là tổng thệ tự nhiên, văn hoá và lịch
sử cùng các thành phần của chúng trong việc khôi phục và phát trển thể lực và trí
lực của con người, khả năng lao động và sức khoẻ của họ, những tài nguyên này
được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp và gián tiếp cho việc sản xuất dịch vụ du lịch
với nhu cầu thời điểm hiện tại hay tương lai và trong điều kiện kinh tế – kỹ thuật
cho phép.”
8
1.2. Ý nghĩa của hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong học tập địa lí
*Về kiến thức:
+ Cung cấp sự kiện, tạo biểu tượng địa lí một cách chân thực, cụ thể vì các học
sịnh được trực tiếp trải nghiệm. Gắn kiến thức địa lí trong sách vở với thực tiễn làm
cho kiến thức địa lí gần gũi, dễ nhớ, dễ hiểu.
+ Hình thành khái niệm, hiểu được bản chất và những mối liên hệ bên trong
của các hiện tượng địa lí tự nhiên và kinh tế xã hội.
+ Giúp học sinh khắc sâu, nhớ lâu kiến thức địa lí, hình thành các mối liên hệ
giữa điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội.
* Về kĩ năng
+ Tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm sáng tạo góp phần phát triền khả năng
quan sát, tìm tòi suy nghĩ, đặc biệt là khả năng tư duy đến cao độ…
+Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo luôn luôn gắn liền với thực tiễn chính
vì thế nó nâng cao tính cộng đồng, tập thể, có thể coi đây là hoạt động đời thường có
ý nghĩa vượt ra khỏi phạm vi không gian lớp học.
Học sinh có điều kiện nghiên cứu khoa học, làm việc với tài liệu, rèn luyện một
số các kĩ năng, phát triển năng lực cho học sinh: năng lực tự học, năng lực giao tiếp
ứng xử, năng lực hợp tác, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông.
* Về thái độ
+ Góp phần vào việc giáo dục tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Đó là lòng yêu
quê hương, đất nước và con người, ý thức trách nhiệm trong xây dựng kinh tế và
bảo vệ tổ quốc.
+ Hình thành cho học sinh lòng tự tin, ý chí quyết tâm đạt kết quả cao trong
học tập, lòng trung thực, tinh thần tập thể, ý thức giúp đỡ nhau trong học tập, khắc
phục chủ quan, tự mãn, ỷ lại tạo ra tâm thế động lực tích cực cho người học, cho học
sinh quen với việc làm có tính hệ thống.
+ Hình thành những phẩm chất: sống yêu thương (thể hiện ở sự sẵn sàng tham
gia các hoạt động giữ gìn, bảo vệ đất nước, phát huy truyền thống gia đình Việt
Nam, các giá trị di sản văn hoá của quê hương, đất nước; tôn trọng các nền văn hoá
trên thế giới, yêu thương con người, biết khoan dung và thể hiện yêu thiên nhiên,
cuộc sống), sống tự chủ, sống trách nhiệm…
2. Cơ sở thực tiễn
2.1. Một số di tích, danh thắng tiêu biểu của tỉnh Nghệ An và huyện Yên
Thành
Nghệ An là vùng đất có bề dày lịch sử và giàu truyền thống văn hóa . Nơi đây
nổi lên nhiều di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh nổi bật. Hiện nay tỉnh
Nghệ An có 1.395 di tích, danh thắng đã được kiểm kê, phân cấp quản lí, trong đó
9
có 375 di tích, danh thắng được xếp hạng gồm 4 di tích Quốc gia đặc biệt, 137 di
tích quốc gia và 235 di tích cấp tỉnh.
Các di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu như đền Cuông ở Diễn Châu, đền thờ Mai
Thúc Loan ở Kim Liên - Nam Đàn, đền Quang Trung ở TP Vinh; Khu di tích lưu
niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Nam Đàn, nhà cụ Phan Bội Châu ở Nam Đàn, nhà
đồng chí Lê Hồng Phong ở Hưng Nguyên, nhà đồng chí Phan Đăng Lưu ở Yên
Thành,…Về danh lam thắng cảnh có vườn quốc gia Pù Mát, hang Thấm Ồm, núi
Quyết…
Huyện Yên Thành là một trong sáu tuyến du lịch trọng điểm của tỉnh trên cơ sở
tiềm năng và khả năng phát triển du lịch của huyện trước mắt và trong tương lai.
Hiện tại, huyện có hệ thống di tích dày đặc (trong đó có 23 di tích được công nhận
là di tích quốc gia, 35 di tích xếp hạng cấp tỉnh), là huyện có nhiều di tích được
công nhận nhất tỉnh Nghệ An trong đó có những di tích tiêu biểu như : Đình Sừng,
đền Đức Hoàng, nhà thờ Hồ Tông Thốc, khu lưu niệm Bác Hồ về thăm Vĩnh Thành,
nhà lưu niệm đồng chí Phan Đăng Lưu, chùa Gám, nhà thờ và lèn đá Bảo Nham...
Về danh thắng có hồ Vệ Vừng, hồ Tăm Hương, rừng lim Hậu Thành và Lăng
Thành...
2.2. Thực trạng chung về dạy học gắn với trải nghiệm ở môn địa lí
Bộ môn địa lí ở trường THPT có vai trò quan trọng trong việc cung cấp cho
học sinh những kiến thức cơ bản, khách quan, có hệ thống về tự nhiên, kinh tế, xã
hội thế giới và Việt Nam, góp phần bồi dưỡng lòng yêu nước, hiểu biết về các hiện
tượng tự nhiên và vấn đề kinh tế xã hội, từ đó hình thành ý thức, tư duy phát triển.
Tuy nhiên, thực trạng học địa lí ở trường phổ thông hiện nay vẫn còn nhiều bất
cập. Kiến thức địa lí vẫn mang tính chất sách vở nặng nề nên học sinh không mấy
hứng thú với môn học này. Hầu hết học sinh đều cảm thấy học địa lí khó nhớ và
mau quên. Và đặc biệt, đa số học sinh không hiểu được bản chất của các hiện tượng
tự nhiên, kinh tế - xã hội và cũng không coi trọng mảng kiến thức này với lí do đây
là “môn phụ”.
Những năm gần đây, bộ môn địa lí ở trường phổ thông cả nước nói chung và
trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói riêng đã có nhiều thay đổi tích cực về nội dung,
phương pháp dạy học. Nhiều phương pháp dạy học mới được giáo viên tiến hành
trong quá trình giảng dạy như: dạy học dự án, thảo luận nhóm, dạy học nêu vấn
đề…đã mang lại kết quả tốt, giúp học sinh có thể lĩnh hội kiến thức một cách tốt
hơn.
Phương pháp dạy học trải nghiệm thực tế tại các di tích văn hóa - lịch sử, danh
thắng tiêu biểu trong dạy học địa lí ở các trường phổ thông đã và đang được khá
nhiều trường THPT trên cả nước cũng như trên địa bàn tỉnh Nghệ An (chủ yếu là
những trường ở trung tâm) triển khai và cho thấy hiệu quả thực sự nhìn từ tất cả các
góc độ, đặc biệt là từ tinh thần và thái độ học tập của học sinh đối với môn địa lí.
10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 11 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giáo dục bảo vệ tài nguyên du lịch qua hoạt động trải nghiệm tại một số di tích, danh thắng ở địa phương cho học sinh lớp 12 trên địa bàn huyện yên thành", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_giao_duc_bao_ve_tai_nguyen_du_lich_qua_hoat_dong_trai_n.docx