SKKN Giải pháp nâng cao kỹ năng phòng tránh bị xâm hại đối với học sinh nữ của trường THPT Lê Lợi

Có thể nói tình trạng trẻ em bị xâm hại hiện nay đang ở mức báo động cấp thiết, là mối lo ngại của các bậc phụ huynh, là sự trăn trở của ngành giáo dục và của toàn xã hội. Xâm hại trẻ em, đặc biệt là đối với trẻ em nữ, không chỉ xảy ra ở các thành phố lớn mà còn có ở các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa và xảy ra với các bạn học sinh ở mọi độ tuổi.
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TỈNH QUẢNG TRỊ  
TRƯỜNG THPT LÊ LỢI  
----------  
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC  
GIẢI PHÁP NÂNG CAO KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH  
BỊ XÂM HẠI ĐỐI VỚI HỌC SINH NỮ TRƯỜNG  
THPT LÊ LỢI  
Lĩnh vực: Khoa học hội và hành vi  
Nhóm tác giả: Phan Minh Nhật – Hoàng Ái Linh  
Đơn vị: Trường THPT Lê Lợi  
NĂM HỌC 2019-2020  
LỜI CẢM ƠN  
Trước tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu, Đoàn trường  
THPT Lê Lợi đã tạo điều kiện cho chúng em trong quá trình tìm hiểu thực hiện  
đề tài, đặc biệt thầy Đào Lê Duy Tân và cô giáo Nguyễn Thị Tố Châu đã luôn  
tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tạo mọi điều kiện để chúng em có thể hoàn thành  
đề tài nghiên cứu khoa học này một cách tốt nhất.  
Xin chân thành cảm ơn thầy giáo Lê Nam Quốc tập thể lớp 11A1 giúp đỡ,  
tạo điều kiện tốt nhất cho chúng em. Ngoài ra, chúng em cũng xin cảm ơn những  
người bạn thân thiết đã giúp đỡ, đóng góp những ý kiến hữu ích cho đề tài nghiên  
cứu này.  
Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến bố mẹ và anh chị , những người  
đã luôn theo sát, giúp đỡ chúng em cả về vật chất cũng như tinh thần, luôn tạo điều  
kiện tốt nhất để chúng em có thể hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu của mình.  
Với nền kiến thức còn hạn chế, bài viết không tránh khỏi những sai sót rất  
mong nhận được những lời góp của thầy để đề tài nghiên cứu của chúng em  
được hoàn thiện và có thêm những kinh nghiệm quý báu nhất.  
Trang 1  
MỞ ĐẦU  
1.Tên đề tài: Giải pháp nâng cao kỹ năng phòng tránh bị xâm hại đối với học  
sinh nữ của trường THPT Lê Lợi.  
2. Lý do chọn đề tài:  
thể nói tình trạng trẻ em bị xâm hại hiện nay đang ở mức báo động cấp  
thiết, mối lo ngại của các bậc phụ huynh, là sự trăn trở của ngành giáo dục của  
toàn xã hội. Xâm hại trẻ em, đặc biệt đối với trẻ em nữ, không chỉ xảy ra các  
thành phố lớn mà còn có các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa và xảy ra với các  
bạn học sinh ở mọi độ tuổi.  
Trên các phương tiện thông tin hiện nay, chúng ta không khó khăn để tìm  
thấy những thông tin về học sinh bị xâm hại gây hậu quả nghiêm trọng bức xúc  
trong toàn xã hội. thể kể đến một số vụ điển hình như: Vụ Nguyễn Hữu Linh,  
nguyên phó viện trưởng VKSND có hành vi dâm ô với bé gái trong thang máy;  
Nguyễn Khắc Thủy, 77 tuổi ở TP Vũng Tàu dâm ô với trẻ em… Vào tháng 2 năm  
2019, một bạn gái sinh năm 2004 cùng trường em đang học đã bị kẻ xấu lợi dụng,  
rủ rê, dẫn đến bị xâm hại về thân thể. Vụ việc đang được Tòa án nhân dân huyện  
Hải Lăng xét xử. gần đây nhất, vụ việc một bạn gái trường THPT Nguyễn Hữu  
Thận, Triệu Phong, Quảng Trị bị 1 nhóm 10 đối tượng chuốc rượu say trong bữa  
tiệc sinh nhật rồi dẫn đến hiếp dâm tập thể, vụ việc vừa được toàn án nhân dân  
huyện Triệu Phong xét xử hôm 19/11/2019 với tổng mức án 49 năm tù.  
Theo các chuyên gia bảo vệ chăm sức khỏe thuộc Bộ Lao động  
Thương binh và Xã hội, “Nguyên nhân chính khiến học sinh dễ bị tấn công tình  
dục là do thiếu kỹ năng tự bảo vệ bản thân, dễ tin vào lời nói của người khác,  
không có kỹ năng phân biệt những hành vi xâm hại tình dục những hành vi khác  
…”. Tại Việt Nam chưa nhiều công trình nghiên cứu kỹ năng bảo vệ bản thân  
trước nguy cơ bị xâm hại, đặc biệt là dành cho học sinh nữ.  
Trong bối cảnh đó, chúng em nhận thấy biện pháp phòng chống xâm hại tốt  
nhất chính là nâng cao nhận thức và phát triển các kỹ năng phòng chống xâm hại  
cho học sinh trung học qua tuyên truyền cho học sinh về giới tính và các vùng nhạy  
cảm trên cơ thể, phân biệt hành vi xâm hại tình dục với các hành vi khác; hướng  
dẫn học sinh kỹ năng tự phòng vệ và tìm sự giúp đỡ của người khác …  
Từ những lí do trên, chúng em lựa chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao kỹ năng  
phòng tránh bị xâm hại đối với học sinh nữ của trường THPT Lê Lợi” nhằm nghiên  
cứu thực trạng nhận thức của học sinh nữ về phòng chống bị xâm hại, thực trạng kỹ  
năng phòng tránh bị xâm hại, qua đó đề xuất các biện pháp nâng cao kỹ năng  
Trang 2  
phòng tránh bị xâm hại đối với học sinh nữ của trường mình, góp phần giúp các  
bạn biết cách tự bảo vmình trước những nguy cơ bị xâm hại.  
Qua quá trình tiến hành khảo sát ngẫu nhiên học sinh tại trường THPT Lê Lợi  
thông qua phiếu khảo sát tỉ lệ 85,5% biết ít về luật dành cho tuổi vị thành niên và  
90,2% muốn tìm hiểu các kỹ năng phòng tránh bị xâm hại. Khi hỏi bạn có ý định  
tìm hiểu luật dành cho tuổi vị thành niên không thì có đến 55% và 42% chọn tôi sẽ  
tìm hiểu và tìm hiểu khi cần.Từ đó, mới nãy sinh vấn đề cần thiết làm thế nào để  
thể nâng cao ý thức hiểu biết pháp luật dành cho học sinh, đặc biệt là các kỹ  
năng phòng tránh bị xâm hại đối với học sinh nữ.  
3. Mục đích nghiên cứu  
Phân tích rõ thực trạng đề xuất một số giải pháp giúp các bạn học sinh nữ  
hiểu mối nguy hiểm của xâm hại, nâng cao kỹ năng bảo vệ bản thân trước  
những mối nguy đó .  
4.Đối tượng nghiên cứu  
Học sinh nữ Trường THPT Lê Lợi.  
5. Phạm vi nghiên cứu  
Phạm vi không gian: Trường THPT Lê Lợi ( Khảo sát đối với học sinh nữ)  
- Phạm vi nội dung: Các giải pháp nâng cao kỹ năng phòng tránh bị xâm hại  
đối với học sinh nữ.  
- Phạm vi thời gian: Từ tháng 8/2019 đến tháng 11/2019  
- Phạm Bộ luật Dân sự 2005, Bộ Luật Hình sự 2015 …  
6. Những luận điểm báo cáo kết quả  
Báo cáo dựa trên thực trạng về kiến thức, hiểu biết của học sinh nữ về các kỹ  
năng phòng tránh bị xâm hại, nguyên nhân của tình trạng đó đưa ra cơ sở lý  
luận để đề xuất giải pháp góp phần giáo dục cho học sinh ngay từ khi còn ngồi trên  
ghế nhà trường.  
7. Tính sáng tạo và tính mới của đề tài  
Đề tài này có tính phổ biến rộng, hiện tại chỉ mới áp dụng trong phạm vi  
học sinh trường THPT Lê Lợi nhưng do tính cấp thiết của nó thì hoàn toàn có thể  
được phổ biến trên tất cả các trường THPT trên tỉnh Quảng Trị nói riêng và cả  
nước nói chung. Việc tạo một số công cụ CNTT vào việc khảo sát lấy ý kiến xử  
lý tình huống thường gặp cũng chính là một trong những yếu tố tạo nên sự mới mẻ  
của đề tài.  
8.Phương pháp nghiên cứu:  
- Phương pháp điều tra  
- Phương pháp thực nghiệm  
- Phương pháp phân tích và xử dữ liệu.  
Trang 3  
NỘI DUNG  
I. Cơ sở luận thực tiễn  
1. Cơ sở luận  
Định nghĩa về lạm dụng (xâm hại/ ngược đãi) trẻ em của Tổ chức y tế thế  
giới: “Tất ccác hình thức ngược đãi về tình cảm hoặc than thể, lạm dụng tình dục,  
sao nhãng hoặc đối xử lơ đãng hoặc khai thác vì mục đích thương mại hoặc khai  
thác dẫn đến tổn hại hoặc có nguy cơ dẫn đến tổn hại tới sức khỏe, sự sống còn, sự  
phát triển hoặc nhân phẩm của trẻ trong bối cảnh có liên quan đến trách nhiệm, sự  
tin cậy hoặc quyền lực”. Xâm hai trẻ em hay ngược đãi trẻ em là tất cả những hình  
thức đối xử tồi tệ về tình cảm hay thể chất, xâm hại tình dục, sao nhãng, đối xử  
không đúng mức hoặc bóc lột mục đích thương mại hay các mục đích khác gây  
ra tổn hại thực tế hay tiềm ẩn đối với sự phát triển, sự sống còn, sức khỏe hay nhân  
phẩm của trkhi xét về trách nhiệm, lòng tin hay quyền hành.  
Khái niệm “Xâm hại trẻ em” của Liên Hiệp Quốc: “Xâm hại trẻ em hay  
ngược đãi tất cả các hình thức đối xử tồi tệ về mặt tình cảm hay thể chất, xâm hại  
tình dục hay các mục đích khác gây ra tổn hại thực tế hay tiềm ẩn đối với sự phát  
triển, sự sống còn, sức khỏe hay nhân phẩm của trẻ khi xét về trách nhiệm, lòng tin  
hay quyền hành.  
Trên khắp thế giới, bốn hình thức xâm hại được thừa nhận bao gồm: Xâm  
hại thể xác, xâm hại tình dục, xâm hại tâm lý/tình cảm. Tuy nhiên, ở mỗi quốc gia  
khác nhau, do những đặc trưng về lịch sử, chính trị, văn hóa và xã hội những  
cách phân chia phù hợp hơn. Tại Việt Nam có các hình thức xâm hại phổ biến:  
1. Xâm hại (trừng phạt) thân thể  
2. Xâm hại tâm lý/tình cảm  
3. Xâm hại tình dục  
4. Chứng kiến bạo lực gia đình  
5. Sao nhãng  
6. Buôn bán trẻ em  
7. Lao động trẻ em  
Trong đó, tội phạm xâm hại tình dục trẻ em là những hành vi nguy hiểm cho  
hội, trái pháp luật hình sự do người năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện  
với lỗi cố ý và phải chịu trách nhiệm hình sự, xâm hại đến quyền bất khả xâm  
phạm về tự do tình dục, tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự sự phát triển  
bình thường về mặt tâm sinh lý của trẻ em. Tội phạm xâm hại tình dục trẻ em  
Trang 4  
không phải một tội danh cụ thể mà bao gồm một nhóm tội danh trong Bộ luật  
hình sự Việt Nam. Các tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em được quy định trong Bộ  
luật hình sự 2015.  
2. Cơ sở thực tiễn  
Mặc trẻ em là đối tượng quan trọng cần được hội bảo vệ, nhưng, thực  
tế cho thấy, trong thời gian gần đây đã xảy ra nhiều vụ việc xâm hại đến tính mạng  
sức khỏe của trẻ em, đặc biệt đáng báo động là các vụ xâm hại tình dục trẻ.  
Trong thời gian gần đây, nhiều vụ xâm hại tình dục trẻ em với hậu quả nguy hại và  
tính chất tinh vi, nguy hiểm đã được phát hiện cho thấy mức độ đáng báo động của  
tội phạm này. Theo thống của Tổng cục Cảnh sát - Bộ Công an, mặc chỉ là  
phần nhỏ so với thực tế nhưng mỗi năm trung bình có 1.600 - 1.800 vụ xâm hại trẻ  
em được phát hiện, trong số 1.000 vụ xâm hại tình dục, số vụ trẻ em là nạn  
nhân chiếm đến 65%, đa số nạn nhân là nữ ở độ tuổi 12-15 (chiếm 57,46%), tuy  
nhiên số trẻ em dưới 6 tuổi bị xâm hại vấn đề rất đáng báo động, chiếm tới  
13,2%. Số liệu thống năm 2016 của Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm -  
Bộ Công an (nay là Tổng cục Cảnh sát) cho thấy, lực lượng Cảnh sát điều tra tội  
phạm về trật tự hội trên toàn quốc đã phát hiện khoảng hơn1373 vụ xâm hại  
tình dục trẻ em, với hơn 1352 đối tượng; trong đó đã khởi tố hàng trăm vụ án hiếp  
dâm trẻ em (chiếm 30,1%), với 438 bị can (chiếm 32,3%); 465 vụ án giao cấu với  
trẻ em (chiếm 33,8%), với 461 bị can (chiếm 34,1%). Theo thống của Tòa án  
nhân dân tối cao, trong 5 năm (từ năm 2013 - 2017), Tòa án các cấp đã thụ lý theo  
thủ tục sơ thẩm 9.305 vụ với 10.656 bị cáo. Trong đó, đưa ra xét xử theo thủ tục sơ  
thẩm 8.674 vụ (chiếm 93,2%), với 9.873 bị cáo (chiếm 92,65%).  
II. Thực trạng hiện nay  
1. Thực trạng nhận thức về phòng tránh xâm hại tình dục của học sinh  
nữ trường THPT Lê Lợi  
Để tìm hiểu mức độ hiểu biết của các bạn học sinh nữ về phòng chống xâm  
hại tình dục, chúng em đã sử dụng phiếu khảo sát với câu hỏi: “Xâm hại tình dục là  
gì?” với 300 học sinh nữ ngẫu nhiên của các khối lớp trong toàn trường, kết quả thu  
được như sau:  
Trang 5  
Có 25% các bạn cho rằng xâm hại tình dục “là một bệnh liên quan đến tổn  
thương thần kinh”; 28% các bạn cho rằng đó “một hình thái biểu hiện của biến  
thái”; 34% các bạn lựa chọn phương án “hành động người khác đụng chạm vào  
vùng nhạy cảm trên cơ thể bạn”; chỉ có 13% các bạn học sinh nữ nhận thức đúng  
xâm hại tình dục “là quá trình trong đó người khác dụ dỗ, cưỡng ép bạn tham gia  
các hoạt động tình dục”.  
Để xác định được hành vi xâm hại tình dục thì các bạn phải nhận biết được  
các “vùng nhạy cảm” dễ bị xâm hại trên cơ thể, vậy chúng em đã sử dụng câu  
hỏi: ‘Theo bạn, vùng nhạy cảm dễ bị xâm hại tình dục trên cơ thể con người là  
những vùng nào?”, kết quả thu được như sau:  
Trang 6  
Với câu hỏi “Thủ phạm xâm hại tình dục thường những đối tượng nào?”,  
chúng em thu được kết quả:  
- Theo giới tính: 46% các bạn cho rằng thủ phạm xâm hại tình dục là nam  
giới, 19% cho rằng thủ phạm thể nữ giới, 35% cho rằng thủ phạm thể cả  
nam và nữ.  
- Theo độ tuổi: có 45% các bạn cho rằng lứa tuổi trung niên thường thủ  
phạm xâm hại tình dục, 31% các bạn cho rằng thủ phạm ở lứa tuổi thanh niên.  
Trong đó, người già và vị thành niên chiếm tỉ lệ thấp nhất (với 10% và 14%).  
- Theo mối quan hệ hội: có 71% các bạn cho rằng thủ phạm người lạ, chỉ  
có 29% các bạn xem người thân quen và người thân trong gia đình thủ phạm  
xâm hại tình dục.  
Kết quả khảo sát cho thấy, các bạn còn thiếu kiến thức về thủ phạm xâm hại  
tình dục.  
2. Thực trạng kỹ năng phòng tránh xâm hại của học sinh nữ trường  
THPT Lê Lợi  
Để khảo sát kỹ năng phòng tránh xâm hại cho học sinh nữ trường THPT Lê  
Lợi, chúng em sử dụng câu hỏi:  
- Bạn đã kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục chưa?  
Kết quả thu được đến 36% các bạn chưa kỹ năng nào, 51% các bạn chỉ  
có 1ít kỹ năng và 13% các bạn nhiều kỹ năng. Như vậy, đa số các bạn còn thiếu  
kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục.  
Trong quá trình tổ chức chương trình tuyên truyền kỹ năng phòng chống  
xâm hại cho học sinh, nhóm tác giả đã đưa ra các tình huống giả định khác nhau và  
yêu cầu các bạn đưa ra cách xử lý. Với các tình huống bị người khác bất ngờ tấn  
công như: nắm tay kéo đi, ôm chặt từ phía sau, nhấc bổng tphía trước, túm tóc lôi  
đi,… thì có 39% số học sinh có thể thoát thân; song chỉ <10% là áp dụng đúng  
phương pháp, còn lại đều thực hiện dựa trên bản năng. Với các kỹ năng phòng  
tránh, tự bảo vệ bản thân trước nguy cơ bị xâm hại tình dục, chỉ khoảng 37%  
học sinh được phỏng vấn biết đến những kỹ năng như: không ngoài đường sau 10  
giờ tối, không bắt chuyện với người lạ, không ăn mặc hở hang, phản cảm, tránh xa  
các buổi tiệc quá khuya, không sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá,  
vui chơi lành mạnh.  
Để khảo sát mức độ vận dụng kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục của  
học sinh trung học, nhóm chúng em đưa ra 4 câu hỏi dưới dạng tình huống. Kết quả  
khảo sát cho thấy chỉ khoảng 48% học sinh đưa ra cách xửa lý tình huống phù  
hợp.  
Trang 7  
III. Nội dung và kết quả nghiên cứu  
1. Nội dung  
Trong giới hạn đề tài áp dụng tại trường THPT Lê Lợi, chúng em đã đưa ra 4  
nhóm giải pháp như sau:  
1.1 Đối với nhà trường  
a) Tổ chức tuyên truyền, mời chuyên gia tư vấn về việc phòng tránh xâm  
hại cho học sinh  
Được sự nhất trí của BGH nhà trường, vào buổi chào cờ ngày 07/10/2019,  
dưới sự chỉ đạo của Đoàn trường chi đoàn 11A1 đã tổ chức buổi ngoại khóa “Giáo  
dục kỹ năng phòng tránh xâm hại đối với học sinh nữ” cho học sinh toàn trường  
nhằm trang bị cho các bạn học sinh những kiến thức kĩ năng cần thiết, hướng  
dẫn các bạn chủ động phòng chống xâm hại tình dục.  
Thông qua buổi ngoại khóa, các bạn nhận biết được hành vi xâm hại, phân biệt  
được hành vi xâm hại tình dục với các hành vi khác như chọc ghẹo, tán tỉnh…,  
cách nhận biết thủ phạm xâm hại tình dục, một số thủ đoạn, cách thức mà các đối  
tượng thủ phạm thường sử dụng để dụ dỗ và lôi kéo nạn nhân. Chúng em được tiếp  
thu những kĩ năng, kiến thức như phân biệt vùng nhạy cảm, vùng an toàn qua  
những câu hỏi trắc nghiệm đơn giản nhưng không kém phần hấp dẫn như tại sao  
những kxâm hại tình dục lại chọn đối tượng trẻ em hay những địa điểm trẻ em  
thể bị tấn công,… từ đó chúng em được hướng dẫn những cách phòng tránh phù  
hợp. Bên cạnh đó, chúng em còn được cung cấp những kiến thức kĩ năng giúp  
học sinh nhận diện được những hành vi dụ dỗ, xâm hại trẻ em và liên hệ đường dây  
nóng 111- nơi bảo vệ trẻ em bị xâm hại bạo hành.  
Cũng tại buổi ngoại khóa, thông qua các câu chuyện thực tế đã xảy ra như câu  
chuyện của cô bé Lê Thị Nhật Linh là một nạn nhân trong vụ xâm hại tình dục hết  
sức thương tâm ở Nhật Bản, gây phẫn nộ dư luận cả trong nước quốc tế.  
b) Tổ chức các hoạt động ngoại khóa hướng dẫn thực hiện một số kỹ năng  
phòng tránh xâm hại tình dục do nhà trường tổ tư vấn tâm lý tổ chức.  
Trước tình trạng trẻ em bị lạm dụng tình dục xảy ra như hiện nay vào ngày  
18/10/2019 Đoàn trường THPT Lê Lợi thực hiện chuyên đề "Ngoại khóa về kĩ  
năng phòng tránh xâm hại tình dục " cho 68 học sinh là Bí thư Lớp trưởng đại  
diện cho 3 khối lớp đã tham gia hoạt động ngoại khóa học tập các kỹ năng phòng  
chống xâm hại tình dục, các kỹ năng phòng chống bắt cóc và kỹ năng ứng xử khi  
bị đụng chạm không an toàn… Đây một hoạt động có ý nghĩa thiết thực để các  
bạn trang bị kiến thức cho mình. Từ đó, các bạn học sinh trong nhà trường tìm ra  
những biện pháp hiệu quả nhất để phòng tránh cho bản thân.  
Trang 8  
Qua các tiết học chuyên đề, chúng em được giáo dục những kiến thức cần  
thiết với trẻ em hiện nay như phòng chống xâm hại tình dục, kỹ năng thoát hiểm  
khi rơi vào tay kẻ xấu , một số thông tin về thực trạng nạn xâm hại tình dục trẻ em  
hiện nay; những câu chuyện, tình huống về việc xâm hại tình dục học sinh dễ  
gặp phải; các quy định của pháp luật liên quan đến hành vi xâm hại tình dục trẻ em,  
bạo hành trẻ em; kỹ năng ứng xử khi gặp đụng chạm không an toàn…  
Quy tắc 5 ngón tay  
Đây giải pháp mang tính thực tiễn cao, đòi hỏi vai trò của người hướng  
dẫn phải người am hiểu các kỹ năng phòng vệ cơ bản, biết cách thoát thân trong  
các tình huống nguy hiểm. Với việc hướng dẫn kỹ năng phòng chống xâm hại tình  
dục cần trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về các động tác, cách thực  
hiện động tác khoa học, hiệu quả, để học sinh áp dụng được trong các tình  
huống thực tiễn. Khi trình bày một kỹ năng cần phải tuân thủ quy trình: phân tích  
động tác, hướng dẫn làm mẫu sau đó cho học sinh thực nghiệm tại chỗ. Các kỹ  
năng được trang bị, hướng dẫn bao gồm: kỹ năng phòng vệ trong trường hợp bất  
Trang 9  
ngờ bị tấn công; Kỹ năng tự bảo vệ bản thân bằng các nguyên tắc sống cơ bản; Kỹ  
năng xử lý các tình huống có nguy cơ bị tấn công tình dục.  
Tình trạng xâm hại tình dục sẽ không thể xảy ra khi trẻ em biết những bộ  
phận nào trên cơ thể mình người khác không được động chạm vào, biết khi có dấu  
hiệu bị xâm hại các bạn không được sợ hãi mà phải thông báo ngay với người lớn  
hoặc hét toáng lên khi có người lạ đụng chạm vào người…  
c) Tổ chức câu lạc bộ “Kỹ năng phòng chống xâm hại cho học sinh”  
“Kỹ năng sống”, “giáo dục kỹ năng sống” cụm từ khá phổ biến được các  
bậc phụ huynh, nhà trường và toàn xã hội quan tâm, nhất là trong xã hội hiện nay.  
Bởi chỉ khi được trang bị kỹ năng sống, trẻ em mới đủ kiến thức để xử lý các  
tình huống xảy ra trong cuộc sống, có ý thức làm chủ bản thân, sống tích cực,  
hướng đến những điều lành mạnh cho chính mình cũng như hội.  
Biện pháp thực hiện với mục đích tạo điều kiện cho học sinh trung học được  
giao lưu, chia sẻ, trao đổi sâu hơn về các vấn đề liên quan đến phòng chống xâm  
hại tình dục. Các hoạt động được tổ chức theo chủ điểm, với hình thức là các câu  
lạc bộ với số lượng từ 15 đến 20 thành viên được coi là môi trường thuận lợi để học  
sinh chia sẻ, trao đổi, nói lên những băn khoăn, thắc mắc của bản thân về những  
vấn đề liên quan đến phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh theo nhiều hình  
thức khác nhau.  
Thông qua việc tham gia vào câu lạc bộ “Kỹ năng phòng chống xâm hại cho  
học sinh”, chúng em nhận biết các vùng nhạy cảm trên cơ thể, biết cách bảo vệ, giữ  
gìn và trang bị kỹ năng ứng phó, bảo vệ mình trước nguy cơ bị xâm hại… Từ đó  
giúp các chúng em khám phá, trải nghiệm tiếp nhận việc giáo dục giới tính, kỹ  
năng bảo vệ bản thân, giúp đỡ bạn, chia sẻ với bạn hay người khác để bảo vệ bản  
thân.  
Việc giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại cho học sinh tại Trường THPT Lê  
Lợi còn được lồng ghép vào từng môn học, nhiều nhất là môn Giáo dục công dân,  
môn Sinh học hay trong giờ chào cờ đầu tuần, giờ sinh hoạt lớp…  
1.2. Đối với bản thân học sinh  
Để nâng cao kỹ năng phòng chống xâm hại cho bản thân, trước hết các bạn cần  
tham gia đầy đủ và có hiệu quả các buổi hoạt động ngoại khóa, các chuyên đề về  
giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại do nhà trường và các đoàn thể tổ chức.  
Đồng thời, tự mình bổ sung những kiến thức cần thiết như sau:  
a) Nắm một số quy tắc phòng chống xâm hại  
- Không đi mt mình nơi ti tăm, vng v.  
Trang 10  

Tải về để xem bản đầy đủ

docx 20 trang minhvan 02/08/2024 1140
Bạn đang xem 11 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giải pháp nâng cao kỹ năng phòng tránh bị xâm hại đối với học sinh nữ của trường THPT Lê Lợi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxskkn_giai_phap_nang_cao_ky_nang_phong_tranh_bi_xam_hai_doi_v.docx