SKKN Đổi mới kiểm tra đánh giá bằng câu hỏi trắc nghiệm khách quan, đánh giá kết quả học tập của học sinh trong giảng dạy môn Sinh học lớp 8

Trong những năm gần đây để đáp ứng nhu cầu của xã hội, ngành giáo dục đã có những bước đổi mới; một trong những bước quan trọng là đổi mới phương pháp dạy học, bởi phương pháp dạy học có vai trò quan trọng, quyết định đến sự nhận thức của học sinh, giúp các em có hứng thú học tập đem lại niềm tin, tình cảm và đào tạo thế hệ trẻ trở thành con người năng động, sáng tạo , biết vận dụng những kiến thức đã học vào đời sống xã hội.
PHÒNG GIÁO DC VÀ ĐÀO TO QUN THANH XUÂN  
MÃ SKKN  
(Dùng cho HĐ chấm của sở)  
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM  
ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ BẰNG CÂU HỎI  
TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP  
CỦA HỌC SINH TRONG GIẢNG DẠY MÔN SINH HỌC LỚP 8  
MÔN: SINH HỌC  
Tài liệu kèm theo: Đĩa CD  
NĂM HỌC 2014 - 2015  
Đổi mi kim tra đánh giá bng câu hi trc nghim khách quan, đánh giá kết quả  
hc tp ca hc sinh trong ging dy môn sinh hc lp 8”  
MỤC LỤC  
2
Đổi mi kim tra đánh giá bng câu hi trc nghim khách quan, đánh giá kết quả  
hc tp ca hc sinh trong ging dy môn sinh hc lp 8”  
A. PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ  
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI  
Trong những năm gần đây để đáp ứng nhu cầu của hội, ngành giáo dục  
đã những bước đổi mới; một trong những bước quan trọng đổi mới  
phương pháp dạy học, bởi phương pháp dạy học có vai trò quan trọng, quyết  
định đến sự nhận thức của học sinh, giúp các em có hứng thú học tập đem lại  
niềm tin, tình cảm đào tạo thế hệ trẻ trở thành con người năng động, sáng tạo  
, biết vận dụng những kiến thức đã học vào đời sống hội.  
Vậy đổi mới phương pháp là đổi mới những vấn đề gì? đổi mới như thế  
nào? Đó là câu hỏi không dễ trả lời. Tuy nhiên chúng ta hiểu rằng đổi mới  
phương pháp dạy học đổi mới về mục tiêu, nội dung, phương pháp và sự phối  
hợp các phương pháp dạy học nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực chủ  
động sáng tạo trong việc lĩnh hội kiến thức, tránh thụ động trong nhận thức của  
mình.  
Một trong những nội dung đổi mới được quan tâm đó đổi mới kiểm tra  
đánh giá. Bởi kiểm tra đánh giá có vị trí vô cùng quan trọng trong quá trình  
dạy học. Kiểm tra ở đây không chỉ đánh giá kết quả học tập của học sinh mà còn  
xác định trình độ đạt tới những chỉ tiêu của mục đích dạy học, xác định xem khi  
kết thúc một giai đoạn của quá trình dạy học, đã hoàn thành đến mức độ nào về  
kiến thức, kỹ năng. Kiểm tra đánh giá còn phát hiện ra những mặt đã đạt được  
chưa đạt được mà môn học đề ra đối với học sinh, qua đó tìm ra những khó  
khăn, trở ngại trong quá trình học tập của học sinh. Xác định được những  
nguyên nhân dẫn đến lệch lạc về phía người dạy cũng như người học từ đó điều  
chỉnh nội dung, phương pháp sao cho thích hợp để loại trừ những lệch lạc,  
tháo gỡ những khó khăn trở ngại, thúc đẩy quá trình học tập của học sinh.  
Kiểm tra đánh giá không phải vấn đề mới đối với giáo viên nhưng trong  
quá trình dạy học đa số giáo viên không thực sự quan tâm đến vấn đề này nên  
việc kiểm tra đánh giá còn mang tính chiếu lệ, hời hợt , không phát huy được  
tính tích cực của học sinh .Vì vậy đổi mới kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy  
học là yêu cầu cấp thiết của việc đổi mới nội dung, phương pháp dạy học.  
Đổi mới khâu kiểm tra đánh giá trước hết đổi mới trong suy nghĩ của  
giáo viên trong vấn đề này. Giáo viên cần vận dụng nhiều hình thức kiểm tra  
đánh giá khác nhau, có thể kiểm tra trực quan, tự luận hoặc kiểm tra khách  
quan (sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan).  
3
   
Đổi mi kim tra đánh giá bng câu hi trc nghim khách quan, đánh giá kết quả  
hc tp ca hc sinh trong ging dy môn sinh hc lp 8”  
Hình thức kiểm tra trực quan, tự luận thường số lượng câu hỏi ít có  
tính tổng quát cao, học sinh tự do diễn đạt song mất nhiều thời gian để suy nghĩ  
viết. Giáo viên dễ soạn nhưng khó chấm, khó cho điểm chính xác, chất lượng  
tuỳ thuộc vào kỹ năng của giáo viên chấm bài.  
Hình thc kim tra đánh giá bng câu hi trc nghim khách quan  
thường là nhiu câu hi và có tính chuyên bit cao, hc sinh cn dành nhiu thi  
gian để đọc và suy nghĩ. Đối vi giáo viên tuy khó son song li dchm, dcho  
đim chính xác. Sdng câu hi trc nghim khách quan có ưu đim là: trong  
mt thi gian ngn có thkim tra được nhiu kiến thc khác nhau, hc sinh  
không thhc t, hc vt mà phi hc hiu. Câu hi trc nghim khách quan  
thường được dùng để kim tra cui bài, kim tra 15 phút hoc cui năm hc.  
Nhằm đáp ứng được những yêu cầu của việc đổi mới về kiểm tra đánh  
giá tôi mạnh dạn đưa ra một kinh nghiệm nhỏ được đúc rút trong thực tế giảng  
dạy trong thời gian vừa qua đó là: “Đổi mới kiểm tra đánh giá bằng câu hỏi  
trắc nghiệm khách quan, đánh giá kết quả học tập của học sinh trong giảng  
dạy môn sinh học lớp 8”.  
II. CƠ SỞ LUẬN CƠ SỞ THỰC TIỄN  
1. Cơ sở luận  
Xuất phát từ mục tiêu giáo dục của cấp THCS, căn cứ vào nội dung  
chương trình , phương pháp đánh giá để phát hiện, phát huy toàn diện năng lực,  
trí tuệ của học sinh, đánh giá kỹ năng, kỹ xảo thì việc sử dụng trắc nghiệm  
khách quan là hoàn toàn hợp bởi vì:  
Trong một thời gian ngắn thể kiểm tra được nhiều kiến thức nhiều  
khía cạnh khác nhau do đó làm tăng độ tin cậy trong việc kiểm tra đánh giá học  
sinh.  
Đảm bảo tính khách quan, chính xác khi chấm điểm, không phụ thuộc vào  
tâm tình cảm của người chấm.  
Gây hứng thú, kích thích tính tích cực của học sinh vì đây một hình  
thức kiểm tra mới. Học sinh có thể tự đánh giá kết quả bài làm của mình ngay  
sau khi làm xong.  
2. Cơ sở thực tiễn  
Qua thực tế giảng dạy học kỳ I vừa qua và quá trình giảng dạy sinh học  
trong những năm học trước, qua tình hình cơ sở vật chất của nhà trường, sự  
tham gia ý kiến và cùng thực hiện áp dụng của đồng nghiệp, đặc biệt là quá trình  
4
     
Đổi mi kim tra đánh giá bng câu hi trc nghim khách quan, đánh giá kết quả  
hc tp ca hc sinh trong ging dy môn sinh hc lp 8”  
thực hiện kiểm tra đánh giá học sinh tôi thấy điều này là hoàn toàn hợp lý và phù  
hợp với thực trạng hiện nay nhất của trường tôi đang giảng dạy.  
III. MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  
1. Mục đích nghiên cứu:  
Việc nghiên cứu và áp dụng Câu hỏi trắc nghiệm khách quan để đánh giá  
kết quả học tập của học sinh, nhằm mục đích thực hiện theo yêu cầu đổi mới  
giáo dục trong đó có khâu đổi mới kiểm tra nhằm đánh giá học sinh một cách  
toàn diện về năng lực, trí tuệ, kỹ năng, kỹ xảo và thái độ. Phát hiện những sai  
sót, lệch lạc về mặt nhận thức của học sinh từ đó điều chỉnh nội dung, phương  
pháp dạy học của giáo viên để đạt được mục tiêu dạy học.  
2. Đối tượng nghiên cứu  
Tất cả học sinh khối 8 trường THCS Phan Đình Giót.  
3. Phương pháp nghiên cứu:  
Nghiên cứu tài liệu dựa vào thực tế giảng dạy  
Dạy thực nghiệm  
Tham khảo ý kiến của đồng nghiệp  
5
       
Đổi mi kim tra đánh giá bng câu hi trc nghim khách quan, đánh giá kết quả  
hc tp ca hc sinh trong ging dy môn sinh hc lp 8”  
B. PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG  
I. NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN  
1. Trắc nghiệm khách quan là gì?  
Trắc nghiệm khách quan là phương tiện nhằm khảo sát khả năng học tập  
của học sinh về các môn học, thông qua điểm số của các bài khảo sát để đo  
lường khả năng học tập của học sinh.  
2. Các loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan:  
Sau đây tôi xin đưa ra mt sdng câu hi trc nghim khách quan, để kim  
ra đánh giá hc sinh môn sinh hc 8 vi nhng ưu đim, nhược đim và nhng  
đim cn lưu ý khi sdng các dng câu hi trc nghim khách quan.  
Dạng 1: Câu nhiều lựa chọn:  
* Câu hỏi gồm 2 phần: phần dẫn phần lựa chọn  
Phần dẫn một câu hỏi hay là một câu chưa hoàn chỉnh.  
Phần lựa chọn gồm một số phương án trả lời cho câu hỏi hay phần bổ  
xung cho câu được hoàn chỉnh. Phần lựa chọn gồm nhiều phương án trong đó  
chỉ một phương án đúng những phương án còn lại gọi “nhiễu”  
* Ưu điểm:  
Dễ xây dựng, kiểm tra được kiến thức cơ bản của học sinh, học sinh hiểu  
bài.  
* Nhược điểm:  
Không đánh giá được mức độ nhận thức cao hơn như phân tích, tổng hợp,  
đánh giá.  
dụ : Khoanh tròn vào chữ cái đầu mỗi câu cho câu trả lời đúng:  
1. Nguyên nhân của sự vận chuyển máu trong động mạch là:  
a. sự chênh lệch huyết áp trong hệ mạch.  
b. nhờ sự đàn hồi của thành mạch  
c. nhờ sự co bóp của các cơ bắp ảnh hưởng thành tĩnh mạch; sức hút của  
lồng ngực (khi hít vào) và của tâm nhĩ (khi thở ra)  
d. câu a, b đúng  
2. Vai trò của da là:  
6
       
Đổi mi kim tra đánh giá bng câu hi trc nghim khách quan, đánh giá kết quả  
hc tp ca hc sinh trong ging dy môn sinh hc lp 8”  
a. bảo vệ cơ thể.  
b. bài tiết chất cạn bã.  
c. tạo nên vẻ đẹp của con người.  
d. điều hòa thân nhiệt.  
3. Chức năng quan trọng nhất của hệ hấp sự trao đổi khí giữa cơ thể  
với môi trường bên ngoài diễn ra ở:  
a. khoang mũi  
b. thanh quản  
c. khí quản phế quản  
d. phổi  
Chú ý:  
Phần gốc thể một câu hỏi hoặc câu bỏ lửng phần lựa chọn đoạn  
bổ xung, để phần gốc trở nên đủ nghĩa.  
Phần lựa chọn nên là từ 3 đến 5 câu. Cố gắng sao cho những câu “nhiễu”  
gài bẫy đều hấp dẫn như nhau.  
Tránh cho ở một câu hỏi nào đó có hai câu lựa chọn, đều đúng nhất.  
Dạng 2. Câu ghép đôi  
* Đây cũng là dng đặc bit ca câu nhiu la chn. Loi câu này  
thường có hai dãy thông tin. Mt dãy thường là câu hi (câu dn). Mt dãy  
là nhng câu trli ( câu la chn ). Hc sinh phi tìm ra tng cp câu trli  
ng vi câu hi.  
* Ưu điểm:  
Dễ xây dựng, tiết kiệm thời gian và không gian xây dựng, trình bày và trả  
lời câu hỏi thuận lợi trong việc đánh giá kiến thức cơ bản.  
* Nhược điểm:  
Học sinh dễ trả lời bằng cách loại trừ, không cho thấy khả năng sử dụng  
thông tin đã kết nối.  
dụ : Hãy lựa chọn và ghép các thông tin ởi cột B sao cho phù hợp  
với các thông tin ở cột A:  
7
Đổi mi kim tra đánh giá bng câu hi trc nghim khách quan, đánh giá kết quả  
hc tp ca hc sinh trong ging dy môn sinh hc lp 8”  
Các quan (A)  
1. Màng xương  
2. Mô xương cứng  
3. Tủy xương  
Chức năng (B)  
a. nuôi dưỡng xương.  
b. sinh hồng cầu, chứa tủy đỏ ở trẻ em, chứa mỡ ở  
người già.  
c. chứa tủy vàng ở người lớn.  
4. Mạch máu  
d. giúp xương dài ra.  
5. Sụn đầu xương  
6. Sụn tăng trưởng  
e. giúp cho xương lớn lên về chiều ngang.  
f. làm giảm ma sát trong khớp xương.  
g. chịu lực, đảm bảo vững chắc.  
h. phân tán lực tác động, tạo các ô chứa tủy đỏ.  
Đáp án: 1….., 2……., 3……, 4….., 5 ….., 6…….  
Chú ý:  
- Dãy thông tin nêu ra không nên quá dài, nên cùng thuộc một loại có liên  
quan đến nhau để học sinh có thể nhầm lẫn.  
- Cột câu hỏi và câu trả lời thể không bằng nhau, nên có những câu trả  
lời dư ra để tăng scân nhắc khi lựa chon.  
Dạng 3. Câu “đúng-sai”  
* Với dạng này đưa câu dẫn xác định ( thông thường không phải là câu  
hỏi) yêu cầu học sinh trả lời câu đó đúng (Đ) hay sai (S). Thực chất đây là  
dạng đặc biệt của dạng nhiều lựa chọn.  
Ưu điểm :  
- Có thể đặt nhiều câu hỏi trong một thời gian nhất định  
- Dễ viết hơn câu nhiều lựa chọn  
Nhược điểm:  
Xác suất đoán mò cao (50%). Dễ khuyến khích học thuộc lòng  
Cách dùng từ đôi khi không thng nht gia người son và người trli.  
dụ: Điền đúng (Đ), sai (S) vào đầu mỗi câu.  
8
Đổi mi kim tra đánh giá bng câu hi trc nghim khách quan, đánh giá kết quả  
hc tp ca hc sinh trong ging dy môn sinh hc lp 8”  
a. quan bài tiết chủ yếu và quan trọng nhất thận thải nước tiểu.  
b. Phần tuỷ của thận chứa nang thận.  
c. Nước tiu đầu được hình thành do quá trình lc máu xy ra bthn.  
d. Người mắc bệnh tiểu đường (đái tháo đường ) trong nước tiểu chính  
thức xuất hiện glucozơ.  
Chú ý :  
Khi viết loại câu này nên:  
Chn câu dn mà hc sinh trung bình khó nhn ra ngay là đúng hay sai.  
Không nên trích nguyên những câu trong SGK.  
Cần đảm bảo tính đúng sai là chắc chắn.  
Tránh dung những cụm từ “tất cả”, “không bao giờ”, “thường”, “đôi  
khi”… Có thể dễ dàng nhận ra đúng sai.  
Không nên btrí scâu đúng bng câu sai và sp xếp theo tính chu k.  
Dạng 4. Câu điền khuyết  
* Loại câu này có thể có hai dạng: thể những câu hỏi với giải đáp  
ngắn hoặc thể gồm những câu phát biểu với một hay nhiều chỗ trống để học  
sinh phải điền bằng một từ, một nhóm từ hoặc hiệu thích hợp.  
dụ: Điền vào chỗ trống (….) để hoàn thành câu sau :  
Tim khoẻ sẽ làm cho …máu hoạt động tốt . Ta cần phải … và chế độ sinh  
hoạt ăn uống điều hoà , vệ sinh …làm cho tim khoẻ, sinh công lớn, tăng sức  
co tim để lượng máu đến … mà không cần tăng nhịp tim.  
* Ưu điểm :  
- Dễ khảo sát khả năng nhớ kiến thức của học sinh.  
- Dùng thay cho trường hợp khi không tìm được số “nhiễu” tối thiểu cần  
thiết cho câu nhiều lựa chọn.  
* Nhược điểm :  
- Khó chấm điểm, điểm số đôi khi thiếu khách quan.  
Chú ý :  
Đảm bảo cho mỗi câu để chống chỉ thể điền một từ thích hợp  
Từ điền nên là danh từ và là từ nghĩa nhất trong câu  
9
Đổi mi kim tra đánh giá bng câu hi trc nghim khách quan, đánh giá kết quả  
hc tp ca hc sinh trong ging dy môn sinh hc lp 8”  
Mỗi câu nên chỉ từ 2-3 chỗ trống được bố trí ở giữa hoặc cuối câu.  
Khoảng trống nên có độ dài bằng nhau để học sinh không đoán được từ  
dài hay ngắn.  
Dạng 5. Câu hỏi và câu trả lời ngắn.  
* Sử dụng câu hỏi ngắn để kiểm tra về một nội dung cụ thể, thường được  
dùng để kiểm tra về đặc điểm cấu tạo, đời sống.  
dụ:  
Quan sát hình vẽ cấu tạo của tim, trả lời câu hỏi sau :  
* Ưu điểm :  
- Dễ xây dựng, dễ vận dụng ở nhiều thể loại bài khác nhau  
* Nhược điểm :  
- Đôi khi không thống nhất giữa người đặt câu hỏi với người trả lời câu  
hỏi dẫn đến câu trả lời thiếu chính xác, thiếu trọng tâm.  
1, Nêu hình dạng của tim ?  
2, Tim người mấy ngăn?  
3. Đặc điểm thành tâm nhĩ?  
Chú ý :  
- Câu hỏi rõ ràng, xúc tích, ngắn gọn.  
- Phù hợp với từng đối tượng học sinh.  
Dạng 6. Sử dụng hình vẽ hoặc tranh câm.  
* Yêu cầu học sinh chỉ trên tranh hoặc ghi chú thích cho tranh câm.  
* Ưu điểm :  
- Kiểm tra được nhiều kiến thức.  
- Phát huy được óc quan sát tìm tòi của học sinh  
* Nhược điểm :  
- Khó thiết kế, chthể áp dụng được một số loại nhất định.  
10  
Đổi mi kim tra đánh giá bng câu hi trc nghim khách quan, đánh giá kết quả  
hc tp ca hc sinh trong ging dy môn sinh hc lp 8”  
Hãy chú thích cho hình vẽ dưới đây:  
6
5
7
8
2
9
10  
1
11  
3
4
5
4
2
3
6
7
1
H 47.2- Bán cầu não trái  
Chú ý :  
Hình vphi rõ ràng. Phi là nhng hình mà hc sinh đã được làm quen.  
II. CÁC BƯỚC BIÊN SOẠN ĐỀ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN  
Bước 1. Xác định yêu cầu.  
Giáo viên cần xác định đề kiểm tra là phương tiện để đánh giá kết quả  
học tập của học sinh sau khi học song một chủ đề, một chương, một học kỳ hay  
toàn bộ chương trình của một lớp học, của một cấp học.  
11  
 

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 20 trang minhvan 17/06/2025 100
Bạn đang xem 11 trang mẫu của tài liệu "SKKN Đổi mới kiểm tra đánh giá bằng câu hỏi trắc nghiệm khách quan, đánh giá kết quả học tập của học sinh trong giảng dạy môn Sinh học lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_doi_moi_kiem_tra_danh_gia_bang_cau_hoi_trac_nghiem_khac.doc