SKKN Định hướng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông qua tác phẩm Chí phèo

Xã hội ngày nay, song song cùng những bước tiến tích cực về mọi mặt là những tồn tại đầy nhức nhối mà bất kì một người có nhân cách, lương tâm nào cũng đều phải trăn trở. Một trong những tình trạng đáng buồn của ngành giáo dục chúng ta hiện nay là tình trạng học sinh đánh nhau, vô lễ với thầy cô giáo, bỏ học, ăn nói thiếu văn hóa, tham gia vào các tệ nạn xã hội…xuất hiện ngày một nhiều. Nguyên nhân thì có nhiều nhưng có lẽ nguyên nhân cơ bản nhất vẫn là do các em thiếu kỹ năng sống.
NCKHSP ứng dụng:  
Đề tài: Định hướng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT qua tác phẩm Chí Phèo  
1. TÊN ĐỀ TÀI  
ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG  
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG  
QUA TÁC PHẨM CHÍ PHÈO  
2. TÓM TẮT ĐỀ TÀI  
hội ngày nay, song song cùng những bước tiến tích cực về mọi mặt những  
tồn tại đầy nhức nhối bất một người có nhân cách, lương tâm nào cũng đều phải  
trăn trở. Một trong những tình trạng đáng buồn của ngành giáo dục chúng ta hiện nay là  
tình trạng học sinh đánh nhau, vô lễ với thầy cô giáo, bỏ học, ăn nói thiếu văn hóa,  
tham gia vào các tệ nạn hội…xuất hiện ngày một nhiều. Nguyên nhân thì có nhiều  
nhưng lẽ nguyên nhân cơ bản nhất vẫn là do các em thiếu kỹ năng sống.  
Kỹ năng sống không phải vấn đề mới mẻ nhưng giáo dục kỹ năng sống cho học  
sinh một cách hiệu quả cũng không phải đơn giản. Đặc biệt học sinh THPT. Đây là  
lứa tuổi vị thành niên, độ tuổi không còn là trẻ con nhưng cũng chưa thành người lớn,  
mọi suy nghĩ và hành động còn nông nổi, cảm tính; giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích  
tìm tòi, khám phá nhưng còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, mua chuộc, kích  
động… vậy, nếu thiếu những kỹ năng sống cơ bản, các em dễ mắc những sai lầm  
nghiêm trọng như thực tế chúng ta đã chứng kiến, những học sinh bỏ học, học  
sinh tìm lẽ sống cho mình trò chơi điện tử, học sinh nghiện ngập…Hơn nữa, ở  
bậc THPT các em học sinh bắt đầu tập cho mình một cuộc sống tự lập, muốn tự mình  
giải quyết tất cả mọi việc mà không muốn sự can thiệp, giúp đỡ của người lớn tuổi.  
thế giáo dục kỹ năng sống cho các em học sinh THPT càng quan trọng hơn bao giờ  
hết.  
những lí do trên, nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu “ Đổi mới căn bản” nền  
giáo dục nước nhà. Nội dung chương trình trong hệ thống giáo dục quốc dân nói chung,  
nội dung chương trình bậc THPT nói riêng hiện nay, ngoài những nội dung được pháp  
chế hóa bằng chuẩn kiến thức kỹ năng của bậc học, từng môn học bộ Giáo dục đào  
tạo đã rất nhiều nội dung tích hợp (tích hợp giáo dục môi trường, tích hợp giữa các  
môn học, giáo dục hòa nhập...) một trong những nội dung tích hợp đặc biệt quan  
trọng là tích hợp giáo dục kỹ năng sống trong các môn học khuyến khích các nhà  
trường tổ chức những tiết dạy kỹ năng sống cho các em học sinh. Môn ngữ văn trong  
nhà trường THPT là môn học nhiều ưu thế trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học  
sinh nói chung và cho học sinh THPT nói riêng.  
Với tư cách là một giáo viên dạy Ngữ văn, tôi đã trăn trở thử nghiệm cách rèn  
luyện những kỹ năng sống cho học sinh THPT qua bộ môn mình giảng dạy nhằm mục  
đích nâng cao hiệu quả thiết thực của việc dạy văn, đồng thời góp phần vào việc khắc  
phục vấn đề nhức nhối của ngành giáo dục hiện nay là tình trạng thiếu kỹ năng sống  
của một bộ phận không nhỏ học sinh. Trong bài nghiên cứu này tôi xin trình bày định  
Người thực hiện: Hoàng Thị Giang – THPT Lê Lợi- Đông Hà- Quảng Trị  
1
NCKHSP ứng dụng:  
Đề tài: Định hướng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT qua tác phẩm Chí Phèo  
hướng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT qua một tác phẩm văn học cụ thể là  
tác phẩm “Chí Phèo”.  
3. GIỚI THIỆU  
3.1. Hiện trạng  
Trong luật giáo dục Việt Nam năm 2005 điều 2 chương 3 đã quy định “Mục  
tiêu giáo dục đào tạo con người phát triển toàn diện, đạo đức, tri thức, sức  
khỏe, thẩm mỹ nghề nghiệp, trung thành với tưởng độc lập dân tộc chủ  
nghĩa hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất năng lực của dân,  
đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ quốc”.  
Theo tổ chức UNESCO, Kỹ năng sống năng lực cá nhân để thực hiện đầy  
đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hằng ngày. Kỹ năng sống gắn với  
bốn trụ cột của giáo dục, đó là:  
- Học để biết.  
- Học để làm.  
- Học để chung sống.  
- Học để tự khẳng định mình.  
Trong đó, học để cùng chung sống được coi là một trụ cột quan trọng, then  
chốt của giáo dục hiện đại. Giúp con người nói chung và học sinh nói riêng  
không thể không quan tâm đến việc rèn luyện kỹ năng sống nhằm thích ứng với  
mọi biến động phức tạp của hoàn cảnh.  
Giáo dục đào tạo ở bất cứ thời điểm nào cũng đều mục tiêu là giáo  
dục toàn diện học sinh cả về đức, trí và các năng lực khác cho học sinh. Đảng ta  
xác định con người vừa mục tiêu vừa động lực cho sự phát triển hội, để  
thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cần phải  
những con người lao động mới phát triển toàn diện. Nếu đơn thuần chỉ thiên  
về đào tạo tri thức, sẽ tạo nên thế hệ học sinh không toàn diện. Khó ứng phó với  
thực tế của cuộc sống. hội nước ngày càng phát triển, nhiều vấn đề đòi hỏi  
mỗi người cần những kỹ năng sống nhất định để thể giải quyết một cách  
hiệu quả.  
Trường học mục đích quan trọng nhất dạy chữ, truyền đạt những tri  
thức khoa học để các em chuẩn bị đầy đủ hành trang tri thức bước vào đời. Các  
em học sinh khi đến trường ngoài tiếp xúc với môi trường giáo dục các em còn  
tiếp xúc với hội ở đó nhiều vấn đề của cuộc sống đòi hỏi các em phải kỹ  
năng giải quyết hợp mới đem lại hiệu quả tích cực. thuyết đã chỉ ra rằng con  
người tổng hòa các quan hệ hội. Mỗi con người đều bchi phối bởi các quan  
hệ đa phương, đa chiều. Cuộc sống một bức tranh đa dạng, sinh động nhưng  
cũng đầy thách thức, phức tạp. Để tồn tại và phát triển trong thế giới ngày nay và  
đương đầu một cách có hiệu quả với hàng loạt những vấn đề gặp phải, mỗi người  
cần phải bản lĩnh, những kỹ năng riêng để xử lí. Bởi vây, chúng ta chỉ quan  
Người thực hiện: Hoàng Thị Giang – THPT Lê Lợi- Đông Hà- Quảng Trị  
2
NCKHSP ứng dụng:  
Đề tài: Định hướng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT qua tác phẩm Chí Phèo  
tâm đến việc dạy nội dung kiến thức sẽ rất khó tạo ra thế hệ học sinh có đầy đủ  
phẩm chất trong công cuộc đổi mới hiện nay.  
Thực tế hiện nay rất nhiều học sinh thiếu các kỹ năng cơ bản cần có trong  
cuộc sống như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sinh hoạt tập thể, kỹ năng hóa giải  
căng thẳng, kỹ năng kiên định Để cùng học tập sinh sống và làm việc trong xã  
hội hiện đại, những kỹ năng trên là không thể thiếu. Trong nhà trường phổ thông  
trong suốt thời gian dài chúng ta chỉ quan tâm đến giáo dục trí dục, nhiều trường,  
nhiều địa phương lấy tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp, học sinh đạt điểm cao là thước  
đo chất lượng giáo dục mà ít quan tâm đến sự chăm ngoan, chuyên cần, phát triển  
nhân cách của học sinh.  
Mặt khác, tình trạng bạo lực học đường ngày càng gia tăng, không ít bộ  
phận học sinh thiếu tự tin, tự lập, sống ích kỷ, vô tâm, thiếu trách nhiệm với gia  
đình bản thân, vi phạm pháp luật đạo đức, xâm phạm tình dục, đắm chìm trong  
thế giới ảo của Internet… gây bức xúc cho nhà trường, gia đình và xã hội.  
Nguyên nhân sâu xa là do các em thiếu hụt về kỹ năng sống. Do vậy, các trường  
phổ thông cần giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, với bản chất là hình thành và  
phát triển cho các em khả năng làm chủ bản thân, khả năng ứng xử với mọi người  
xung quanh. Khả năng ứng phó thích hợp trước những tình huống phức tạp của  
cuộc sống.  
Trong trường phổ thông cần giáo dục cho học sinh một số kỹ năng sống cơ  
bản như sau:  
- Kỹ năng sống về sức khỏe: chế độ dinh dưỡng, phòng ngừa bệnh tật và tai  
nạn, sức khỏe sinh sản, tác hại của chất gây nghiện , HIV/AIDS, thư giản, giải tỏa  
stress…  
- Kỹ năng sống về môi trường: phòng tránh thiên tai, chăm sóc và bảo vệ  
môi trường sống, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên…  
- Kỹ năng sống về bản thân: kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin, xây  
dựng nhân cách, xác định giá trị cuộc sống.  
- Kỹ năng sống về nghề nghiệp: giao tiếp so sánh, phân tích, tổng hợp, sáng  
tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề, lập kế hoạch, quản thời gian, làm việc  
nhóm, diễn đạt, giải quyết mâu thuẫn, đàm phán, soạn thảo văn bản, quản trị công  
việc…  
3.2. Giải pháp thay thế  
Qua tác phẩm Chí Phèo, đưa các câu hỏi, các tình huống vấn đề, các biện  
pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.  
3.3. Vấn đề nghiên cứu  
Vận dụng các câu hỏi, các tình huống vấn đề, các biện pháp giáo dục tích  
cực khi giảng dạy tác phẩm Chí Phèo có nâng kết quả giáo dục kỹ năng sống cho  
học sinh không?  
3.4. Giả thuyết nghiên cứu  
Người thực hiện: Hoàng Thị Giang – THPT Lê Lợi- Đông Hà- Quảng Trị  
3
NCKHSP ứng dụng:  
Đề tài: Định hướng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT qua tác phẩm Chí Phèo  
Vận dụng các câu hỏi, các tình huống vấn đề, các biện pháp giáo dục  
tích cực sẽ trong quá trình giảng dạy tác phẩm Chí Phèo nâng cao kết quả giáo  
dục kỹ năng sống cho học sinh THPT.  
4. PHƯƠNG PHÁP  
4.1. Khách thể nghiên cứu  
Tôi chọn khách thể nghiên cứu lớp 11B3 và 11B5 Trường THPT Lê  
Lợi- Đông Hà- Quảng Trị, năm học 2019- 2020. Lớp 11B3 gồm 44 học sinh, lớp  
11B5 gồm 42 học sinh, hầu hết các em học sinh trong lớp đều có ý thức học tập  
và rèn luyện.  
4.2.Thiết kế nghiên cứu  
Tôi lựa chọn thiết kế: Kiểm tra sau tác động.  
4.3. Quy trình nghiên cứu  
Giáo viên sử dụng các phương pháp tích cực để giáo dục kỹ năng sống thông  
qua các tiết dạy.  
Nội dung cụ thể như sau:  
a. Kỹ năng sống là gì?  
a.1 Khái niệm kỹ năng sống  
Các tổ chức trên thế giới đã đưa ra rất nhiều quan niệm về kỹ năng sống:  
* Theo UNESCO  
Kỹ năng sống năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và  
tham gia vào cuộc sống hằng ngày. Kỹ năng sống bao gồm một loạt các kỹ năng  
cụ thể cần thiết cho cuộc sống hằng ngày của con người. Bản chất của kỹ năng  
sống kỹ năng tự quản bản thân và kỹ năng hội cần thiết để cá nhân tự lực  
trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả.  
*Theo Tổ chức y tế thế giới ( WHO)  
Kỹ năng sống là các khả năng để có hành vi thích ứng và tích cực giúp các  
cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống  
hằng ngày.  
*Theo UNICEF  
Kỹ năng sống là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới.  
Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng về tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ  
và phát triển kỹ năng. Cách tiếp cận này nhấn mạnh việc luyện tập thường xuyên,  
lặp đi lặp lại để củng cố.  
*Kết luận:  
Kỹ năng sống khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng  
xử phù hợp với những người khác và với hội, khả năng ứng phó tích cực trước  
các tình huống của cuộc sống. Một kỹ năng thể những tên gọi khác nhau:  
Kỹ năng hợp tác còn gọi kỹ năng làm việc nhóm; Kỹ năng kiểm soát cảm xúc  
còn gọi kỹ năng xcảm xúc, kỹ năng làm chủ cảm xúc, kỹ năng quản cảm  
Người thực hiện: Hoàng Thị Giang – THPT Lê Lợi- Đông Hà- Quảng Trị  
4
NCKHSP ứng dụng:  
Đề tài: Định hướng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT qua tác phẩm Chí Phèo  
xúc; Kỹ năng thương lượng còn gọi kỹ năng đàm phán, kỹ năng thương  
thuyết...  
Các kỹ năng thường không tách rời mà có mối liên quan chặt chẽ với nhau.  
Kỹ năng không phải tự nhiên có được phải được hình thành trong quá trình  
học tâp, lĩnh hội và rèn luyện trong cuộc sống. Quá trình hình thành kỹ năng sống  
diễn ra trong và ngoài hệ thống giáo dục. Kỹ năng sống vừa mang tính chất cá  
nhân vừa mang tính xã hội. Kỹ năng sống mang tính cá nhân vì đó khả năng  
của cá nhân. Kỹ năng sống mang tính xã hội kỹ năng sống phụ thuộc vào các  
giai đoạn phát triển lịch sử hội, chịu ảnh hưởng của truyền thống văn hóa  
của gia đình, cộng đồng, dân tộc.  
Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh bậc THPT hiện nay là những  
kỹ năng tâm lý – xã hội cơ bản giúp cho cá nhân tồn tại, thích ứng, vững vàng  
trước cuộc sống nhiều thách thức nhưng cũng nhiều cơ hội trong thực tại…  
Kỹ năng sống đơn giản tất cả điều cần thiết mà chúng ta phải biết để được  
khả năng thích ứng với những thay đổi diễn ra hằng ngày trong cuộc sống.  
a.2 Phân loại kỹ năng sống  
Kỹ năng sống được chia thành 2 loại: Kỹ năng cơ bản kỹ năng nâng cao.  
*Kỹ năng cơ bản gồm: Kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, múa, hát, đi, đứng, chạy,  
nhảy v.v…  
*Kỹ năng nâng cao: sự kế thừa và phát triển các kỹ năng cơ bản dưới một  
dạng thức mới hơn. Nó bao gồm: Các kỹ năng tư duy logic, sáng tạo, suy nghĩ  
nhiều chiều, phân tích, tổng hợp, so sánh, nêu khái niệm, đặt câu hỏi v.v…  
Mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT là trang bị cho các em  
những kiến thức, giá trị, thái độ kỹ năng phù hợp. Trên cơ sở đó hình thành  
cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành  
vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống hoạt động hàng  
ngày. Tạo cơ hội thuận lợi để học sinh thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và  
phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần đạo đức. Theo đó, chúng ta  
cần tập trung rèn luyện cho các em 2 nhóm kỹ năng sống sau đây:  
+ Nhóm kỹ năng giao tiếp – hòa nhập cuộc sống.  
+ Nhóm kỹ năng trong học tập, lao động – vui chơi giải trí.  
b. Biện pháp thực hiện để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh qua tác phẩm  
Chí Phèo  
M.Gorki đã nói: “Văn học là nhân học” văn học với tư cách là môn khoa  
học hội và nhân văn, nó không chỉ giúp học sinh hiểu biết về văn hóa, xã hội,  
lịch sử, con người mà còn giúp mỗi người tự hiểu hơn về chính mình. Giá trị giáo  
dục con người ở môn văn rất lớn. Mỗi một tác phẩm đều có ý nghĩa giáo dục  
sâu sắc. vậy, tích hợp lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông  
qua các tác phẩm văn học một phương pháp dạy học hiệu quả, vừa phát huy  
năng lực cảm thụ văn chương vừa giúp các em hình thành những kỹ năng sống  
Người thực hiện: Hoàng Thị Giang – THPT Lê Lợi- Đông Hà- Quảng Trị  
5
NCKHSP ứng dụng:  
Đề tài: Định hướng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT qua tác phẩm Chí Phèo  
tích cực để hoàn thiện nhân cách. Mặt khác, các tác phẩm văn học ở bất cứ thời  
đại nào vốn đều xuất phát từ cuộc sống, nên đưa các sáng tác trở về với cuộc  
sống điều tất yếu phải làm được đối với giáo viên đứng lớp trong quá trình  
giảng dạy.  
Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi mạnh dạn xin được trao đổi một số kinh  
nghiệm của bản thân trong quá trình giảng dạy truyện ngắn Chí Phèo theo định  
hướng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.  
thể nói, truyện ngắn Chí Phèo trở thành một “hiện tượng” hiếm thấy  
trong văn xuôi Việt Nam hiện đại. Giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm,  
hình tượng nhân vật Chí Phèo đã đạt đến sự “điển hình” trường tồn bất hủ. Sức  
sống, sức hấp dẫn và lan tỏa của tác phẩm đã được minh chứng qua thử thách của  
thời gian và công chúng, đó việc ra đời của kịch Chí Phèo, của phim Làng Vũ  
Đại ngày ấy mà trong đó câu chuyện về Chí Phèo thị Nở trục chính.  
Tích hợp lồng ghép kỹ năng sống trong bài học được hiểu là: khi giáo viên  
dạy đến nội dung nào thì giáo viên sẽ đưa ra các câu hỏi, đặt ra các vấn đề yêu  
cầu học sinh tích cực suy nghĩ, thảo luận trả lời câu hỏi. Quá trình đó đồng  
nghĩa với việc học sinh đang được vận dụng lĩnh hội các kỹ năng sống cần  
thiết trong giờ học.  
Như ở trên đã giới thiệu kỹ năng sống bao gồm nhiều kỹ năng khác nhau.  
Trong dạy học truyện ngắn Chí Phèo tôi định hướng sẽ giáo dục các kỹ năng  
sống sau đây cho học sinh:  
- Kỹ năng tự nhận thức  
- Kỹ năng ttin  
- Kỹ năng giao tiếp  
- Kỹ năng thể hiện sự cảm thông  
- Kỹ năng kiên định  
Để giáo dục các kỹ năng đó thông qua bài học Chí Phèo thì chúng ta phải sử  
dụng các phương pháp dạy học tích cực như: thảo luận nhóm, đóng vai, nghiên  
cứu tình huống, dự án, động não, đặt giải quyết vấn đề…. Trong khuôn khổ  
bài báo cáo này, bên cạnh các phương pháp truyền thống, tôi cũng sẽ sử dụng  
một vài phương pháp tích cực bản thân đã áp dụng đem lại hiệu quả giáo  
dục trong quá trình giảng dạy. Đó phương pháp đóng vai, thảo luận nhóm, đặt  
giải quyết vấn đề.  
Khi dạy hình tượng nhân vật Chí Phèo, tôi giới thiệu về cuộc đời của Chí  
Phèo trải qua hai giai đoạn: trước khi vào tù và sau khi ra tù. Vậy thì, xuất thân  
của Chí Phèo như thế nào? Bản chất con người Chí trước khi vào tù ra sao? Vì  
sao Chí Phèo bị đẩy vào tù? Sau khi ra tù Chí đã biến đổi như thế nào? Sự biến  
đổi của Chí Phèo phản ánh thực trạng của hội đương thời? Thì tôi tiến hành  
chia lớp thành các nhóm nhỏ, trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự hoàn  
thành các nhiệm vụ học tập của mình. Kết quả làm việc của nhóm sau đó được  
Người thực hiện: Hoàng Thị Giang – THPT Lê Lợi- Đông Hà- Quảng Trị  
6
NCKHSP ứng dụng:  
Đề tài: Định hướng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT qua tác phẩm Chí Phèo  
trình bày và đánh giá trước toàn lớp. Nhưng quan trọng hơn cả là trong quá trình  
thảo luận tôi hướng dẫn các em rút ra cho mình những bài học về kỹ năng sống.  
Vậy qua cuộc đời của Chí Phèo tôi định hướng giáo dục các em kỹ năng tự tin,  
kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng kiên định.  
Như ta biết, Chí Phèo - một đứa trẻ bị bỏ rơi từ nhỏ, được chuyền qua nhiều  
tay người nuôi, thế nhưng khi lớn lên, năm 20 tuổi, Chí vẫn lành vững, trong  
sạch: làm một anh canh điền tốt bụng, ghét cái gian dâm và giàu ước mơ, khát  
khao hạnh phúc về một mái ấm gia đình, vẫn không bị sóng đời xô ngã. Nói cách  
khác Chí Phèo là người nông dân lương thiện. Để khắc sâu phẩm chất của Chí  
Phèo tôi giới thiệu và so sánh thêm nhân vật Xuân Tóc Đỏ trong Số đỏ của Vũ  
Trọng Phụng giúp cho học sinh nhận thấy rõ so với Xuân Tóc Đỏ thì Chí Phèo  
vượt xa. Hơn nữa, tôi liên hệ tới tình trạng một số bạn trẻ hiện nay cũng số  
phận không may mắn như Chí Phèo, sinh ra đã gặp bất hạnh trong cuộc sống. Có  
nhiều bạn đã vượt qua đau khổ bất hạnh để đứng lên, nhưng cũng rất nhiều  
bạn lại không giữ vững được tâm hồn “thiên lương” của mình. Nhiều bạn khi sa  
đà vào lối sống trụy lạc thì thường vin vào lẽ nọ lý kia của hoàn cảnh để tìm cách  
đổ thừa, cứ thế càng trượt dài hơn. Thì ở đây, Chí Phèo đã cho chúng ta bài  
học về nghị lực sống phải biết vựợt qua mọi khó khăn nghịch cảnh để sống  
đàng hoàng, tử tế!  
Chí Phèo bị giai cấp thống trị dồn vào bước đường cùng, khiến Chí phải  
đánh mất đi bản chất lương thiện vốn của mình, cướp đi quyền làm người và  
cự tuyệt quyền làm người của Chí, đẩy Chí thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại.  
Thế nhưng, Chí đã tự ý thức và khát khao mãnh liệt được hòa nhập với cộng  
đồng hội. từ trong sâu thẳm bản thân, tiếng nói lương tri đã thúc giục Chí  
đi đòi quyền lương thiện. Như thế cho ta thấy khát khao và quyết tâm làm người  
lương thiện, làm người tử tế của Chí là rất lớn. Đây tấm gương lớn nhất từ Chí  
Phèo mà ta cần trân trọng để học hỏi: một người tốt trước hết phải một công  
dân tốt, phải sống lương thiện, luôn trau dồi phẩm chất đạo đức để trở thành một  
con người phát triển toàn diện.  
Mặt khác, qua cuộc đời Chí Phèo tôi cũng làm rõ cho học sinh hiểu thời đại  
Chí Phèo sống khác xa với thời đại của chúng ta. Chí Phèo sống trong chế độ xã  
hội thực dân nửa phong kiến, một hội mục ruỗng, tàn ác, vô nhân tính. Giai  
cấp thống trị đã lợi dụng biến Chí trở thành công cụ, thành tay sai đắc lực cho  
chúng. Chí sống bằng nghề rạch mặt ăn vạ, ăn quỵt, cướp giật, đâm thuê chém  
mướn. Cái xấu, cái ác, sự hung hãn của Chí Phèo cũng cho chúng ta một bài học  
nữa là: hiện tại chúng ta đang được sống trong một hội tốt đẹp - xã hội công  
bằng, dân chủ văn minh, luôn được Đảng và nhà nước quan tâm, chăm sóc,  
mọi người trong xã hội sống với nhau, đối xử với nhau bằng tình thương, lòng  
bác ái và rất công bằng. (Ví dụ qua đợt thiên tai lũ lụt xảy ra ở miền trung vào  
tháng 10 năm 2020 vừa qua là một minh chứng, chúng ta đã thấy nhất sự quan  
Người thực hiện: Hoàng Thị Giang – THPT Lê Lợi- Đông Hà- Quảng Trị  
7
NCKHSP ứng dụng:  
Đề tài: Định hướng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT qua tác phẩm Chí Phèo  
tâm của các cấp chính quyền, sự hỗ trợ nhiệt tình, chu đáo của các nhà thiện  
nguyện trong cả nước đối với dân vùng ngập lũ. Hoặc như hiện nay có một số  
phạm nhân phạm tội không nghiêm trọng, thì Đảng, Nhà nước ta vẫn thể hiện  
tinh thần khoan dung, nhân đạo khuyến khích họ hối cải, rèn luyện trở thành  
người có ích cho xã hội. Chứ không nhân cơ hội họ phạm tội đẩy họ vào bước  
đường cùng như trong chế độ hội cũ). Vì Vậy, chúng ta sống phải luôn tương  
thân tương ái với nhau, sống đoàn kết, phải làm người liêm khiết, mưu sinh bằng  
việc làm chân chính. Đặc biệt, phải tuân theo pháp luật và không ai được tước  
sinh mạng, tước quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc của người khác. Cuộc  
sống nhiều con đường để lựa chọn, nhiều cánh cửa để mở tương lai. Học  
vấn chính là con đường ngắn nhất bền vững nhất để thay đổi cuộc đời. Nếu  
gặp hoàn cảnh không may ta cần kiên nhẫn, nỗ lực phấn đấu, phải luôn giữ mình,  
không để bị kẻ xấu lợi dụng, không bao giờ được sa ngã, không để mình bị tha  
hóa; không ngừng trau dồi bản thân và quyết tâm theo đuổi mục đích, ước mơ  
chân chính. Luôn có ý thức phấn đấu để xây dựng cuộc sống gia đình hạnh phúc.  
Bảo vệ và xây dựng đất nước văn minh, giàu đẹp.  
Chúng ta thấy hiện nay, có một số khá đông con người đang sống trong một  
cái thế rất chông chênh giữa một câu nói lịch sự một câu nói gắt bẳn. Và ta  
cũng biết trong từng con người luôn luôn có tiếng gọi thì thầm đừng nói thế,  
đừng làm thế! Rồi lại một lời thúc giục khác: Cứ nói bừa đi! Clàm bừa đi! Nam  
Cao đã rung chuông thức tỉnh mỗi con người chúng ta. Bởi nhiều khi chúng ta  
vừa nạn nhân vừa thủ phạm nhưng ít khi chúng ta thành quan tòa của chính  
mình. Và nếu không may vì một hoàn cảnh, điều kiện, một phút nông nỗi  
bồng bột nào đó chúng ta sa ngã thì hãy bằng nghị lực, bằng bản chất lương thiện  
của mình đấu tranh để vượt qua, để đứng dậy làm lại cuộc đời. Trong tác phẩm  
Chí Phèo nhà văn Nam Cao đã để Tự Lãng hỏi Chí Phèo: “Con người ta đứng  
lên bằng cái gì”. Lời giải đáp tùy thuộc vào bản lĩnh và hoàn cảnh của mỗi chúng  
ta. Có điều, ngã xuống ở đâu thì nên đứng lên ở đó.  
Và khi dạy đến đoạn Chí Phèo gặp thị Ntôi dùng phương pháp đóng vai và  
thảo luận nhóm với phân cảnh là: “Mối tình Chí Phèo – thị Nở”. Để thực hiện  
thành công và có hiệu quả phương pháp này tôi giao nhiệm vụ học tập dựa trên  
năng lực, sở thích của học sinh. Học sinh viết lời thoại cho nhân vật và lên diễn  
phân cảnh. Với nhiều năm dạy học tôi thấy phương pháp đóng vai này các em  
diễn khá thành công, học sinh trong lớp rất hứng thú, sau khi diễn xong tôi đưa ra  
các câu hỏi cho các em thảo luận để từ đó giáo dục các kỹ năng sống cho các em.  
Và trong đoạn này tôi định hướng sẽ giáo dục các kỹ năng sống sau: kỹ năng giao  
tiếp, kỹ năng nhận thức, kỹ năng thể hiện sự cảm thông. Câu hỏi đầu tiên tôi đưa  
ra sau khi các em diễn là:  
- Theo em nguyên nhân nào dẫn đến sự hồi sinh của Chí Phèo?  
Người thực hiện: Hoàng Thị Giang – THPT Lê Lợi- Đông Hà- Quảng Trị  
8
NCKHSP ứng dụng:  
Đề tài: Định hướng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT qua tác phẩm Chí Phèo  
Chí Phèo vốn một người nông dân lương thiện, bản tính tốt đẹp. hội  
tàn ác phi nhân tính trước cách mạng tháng Tám, đại diện là Bá Kiến và nhà tù  
thực dân dẫu có ra sức huỷ diệt bản tính ấy nhưng vẫn âm ỉ sống trong đáy sâu  
tâm hồn Chí, ngay cả khi con người này đã bị chà đạp cả nhân hình, nhân tính.  
Khi gặp thị Nở, có tình người chiếu rọi thì bản tính tốt đẹp cơ hội hồi sinh và  
hồi sinh mạnh mẽ. Chí đã sống dậy tất cả những năng lực vốn của một con  
người, Chí đã sống đúng với con người thật của mình, Chí muốn được sống  
lương thiện, Chí ước mong, hi vọng thị Nở sẽ giúp Chí làm hoà với mọi người,  
được sống kiếp sống của con người.  
Các câu hỏi tiếp theo để hướng đến các kỹ năng sống cho các em như:  
- Nếu trong xóm hoặc trong khu phố các em sống một “Chí Phèo” thì các  
em có kì thị như làng Vũ Đại thị Chí Phèo của Nam Cao không?  
- Từ bi kịch tha hóa của Chí Phèo, em định hướng cho mình thái độ sống và  
cách sống như thế nào ?  
- Qua tác phẩm Chí Phèo em rút ra được thông điệp nào có ý nghĩa nhất  
trong việc xây dựng môi trường sống nhân ái? Để xây dựng môi trường ấy em sẽ  
làm gì?  
Từ các câu hỏi đó tôi hướng dẫn cho các em thảo luận, sau đó trình bày ý  
kiến của mình. Các em nhận xét và rút ra ý kiến trả lời phù hợp nhất.  
Như ta đã biết, tình thương yêu là hạnh phúc của con người. Tâm hồn con  
người giống như một vườn cây mà tình yêu thương những trận mưa tưới mát,  
làm cho vườn cây tươi tốt, vươn dậy đầy sức sống, dù cho trước đó đã có lúc nó  
lụi tàn, héo úa. Ta cũng biết đến nhiều câu chuyện cảm động về sức mạnh của  
tình yêu thương, chia sẻ như: Câu chuyện “Chiếc băng gạc cho trái tim tan vở”.  
Cô bé Susie đưa cho người hàng xóm bất hạnh của mình một chiếc băng gạc, khi  
mẹ bé nói cô ấy đang đau khổ đứa con của mới qua đời. Ý nghĩ ngây thơ  
của bé là dùng băng gạc đó băng một vết thương. thực sự chiếc băng gạc  
đó đã băng bó cho vết thương lòng tưởng chừng không bao giờ vơi cạn của cô  
hàng xóm. Ở trường hợp như vậy, sự can trường cùng sức chịu đựng để vượt qua  
nỗi đau ấy điều rất cần thiết với mỗi chúng ta. Và để những vết thương mau  
lành, còn rất cần đến những phương thuốc diệu kỳ đó chính là sự đồng cảm, chia  
sẻ của mọi người. Và càng ý nghĩa hơn khi sự chia sẻ này lại từ một bé gái với  
một chiếc băng gạc..  
thể nói tình yêu thương giúp con người ta trở nên mạnh mẽ, vượt lên trên  
nỗi đau để chiến thắng số phận. Chỉ có tình yêu thương con người trong sáng  
không vụ lợi mới luôn toả sáng. Tình yêu thương không chỉ giúp thay đổi quan  
niệm mà còn có sức cảm hoá ghê gớm, bẻ gãy tất cả những gì là bóng đêm, tội  
ác, là trở ngại để con người sống gần với nhau hơn. Trong tiểu thuyết “Những  
người khốn khổ”, đại văn hào Victor Hugo đã thể hiện nhắn gửi đến chung ta  
Người thực hiện: Hoàng Thị Giang – THPT Lê Lợi- Đông Hà- Quảng Trị  
9
NCKHSP ứng dụng:  
Đề tài: Định hướng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT qua tác phẩm Chí Phèo  
bức thông điệp nói về vai trò tình thương của con người trong cuộc sống là “Trên  
đời, chỉ một điều ấy thôi, đó thương yêu nhau”.  
Trong tác phẩm Chí Phèo, Nam Cao đã cho ta thấy môi trường sống thiếu  
tình thương của làng Vũ Đại, một hội phong kiến nửa thực dân thu nhỏ, đã  
đẩy Chí Phèo dấn sâu vào con đường lưu manh hoá. Cánh cửa tình người duy  
nhất - thị Nở, vừa mở đã đóng sập lại, Chí Phèo bị cự tuyệt hoàn toàn và sự bế  
tắc đã lên đến đỉnh điểm, dẫn tới kết cục bi thảm. thể khẳng định môi trường  
sống thể cứu vớt con người song cũng thể vùi lấp con người. Để tồn tại một  
cách có ý nghĩa, con người cần phải sống vì nhau, sống phải có tình yêu thương,  
sự đồng cảm, chia sẻ, lòng bao dung để vượt qua bao đau thương bất trắc mà ta  
không thể lường trước được để cuộc sống thêm tươi đẹp, như trong “Bài ca mùa  
xuân 1961” Tố Hữu đã viết:  
Có gì đẹp trên đời hơn thế  
Người yêu người sống để yêu nhau.  
Đồng thời, chúng ta cũng phải luôn biết đấu tranh, lên án cái xấu, cái ác bảo  
vệ lẽ phải cho con người.  
4.4. Đo lường  
Sau khi thời gian thực nghiệm kết quả thu được là tin cậy.  
5. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN  
5.1. Trình bày kết quả  
Sau nhiêu năm thực hiện giảng dạy tác phẩm Chí Phèo theo định hướng giáo  
dục kỹ năng sống cho học sinh. Ngoài tác phẩm Chí Phèo, thì trong suốt quá trình  
dạy học tôi cũng luôn chú trọng công tác giáo dục kỹ năng sống. Năm học 2019 –  
2020 tôi giảng dạy trực tiếp tại lớp 11B3 và 11B5 của trường THPT Lê Lợi. Kết  
quả học tập và rèn luyện đã những chuyển biến đáng mừng, nhiều em tiếp thu  
bài chủ động, chiều sâu, phát huy cá tính sáng tạo; những kỹ năng sống như:  
kỹ năng tự tin, kỹ năng kiên định, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự nhận thức,...  
được hình thành và phát triển; hứng thú dạy học ở cả thầy và trò đều tăng lên.  
So với đầu năm học 2019 - 2020 không khí học tập của các em trì trệ, nặng nề,  
rụt rè, thiếu tự tin, trong mỗi giờ học chỉ khoảng 3 - 4 em giơ tay phát biểu ý kiến  
xây dựng bài. Bên cạnh học tập thì về mặt rèn luyện cũng còn nhiều hạn chế,  
trong lớp một số em hay chê bai, nói xấu bạn bè, phân nhóm trong lớp học, có  
khi các em còn gây xích mích, thiếu đoàn kết. Đặc biệt có em nam còn gây gỗ  
đánh nhau với bạn học cùng khối; nhiều em vi phạm nội quy nề nếp của nhà  
trường. Đa scác em giải quyết các vấn đề khoa học cũng như đời sống một cách  
thụ động, thiếu tính hợp lí.  
Kết quả khảo sát chất lượng thăm dò ý kiến trước và sau khi áp dụng biện  
pháp này ở lớp 11B3 và 11B5 như sau:  
Bảng 1: Kết quả trước tác động.  
Người thực hiện: Hoàng Thị Giang – THPT Lê Lợi- Đông Hà- Quảng Trị  
10  
NCKHSP ứng dụng:  
Đề tài: Định hướng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT qua tác phẩm Chí Phèo  
Học lực hạnh kiểm  
- Học lực:  
+ 0% xếp loại giỏi.  
+ 56,5% xếp loại khá.  
Kỹ năng  
- 35% các em có kỹ năng giao - 25% học sinh  
tiếp tốt. hứng thú cao với  
- 43% tự nhận thức được năng môn học.  
Hứng thú học tập  
+ 41,2% xếp loại trung lực, sở thích, sở trường của bản - 33% tích cực  
bình.  
thân, hoàn cảnh của gia đình, tham gia đối thoại,  
nhu cầu của hội, môi trường xây dựng bài.  
+ 2,3% học sinh yếu.  
sống,  
- Số học sinh  
- 50% khả năng tự giải quyết không làm việc  
các vấn đề của bản thân, của tập trong mỗi giờ học  
thể, ứng phó và kiên định với chiếm đại đa số.  
các tình huống xảy ra.  
Bảng 2: Kết quả sau tác động.  
Học lực hạnh kiểm  
Kỹ năng  
Hứng thú học tập  
- Học lực:  
+ 3% xếp loại giỏi.  
+ 76,5% xếp loại khá.  
- 79% các em có kĩ năng giao - 75% học sinh  
tiếp tốt. hứng thú cao với  
- 75% tự nhận thức được năng môn học.  
+ 20,5% xếp loại trung lực, sở thích, sở trường của bản - 65% tích cực  
bình. thân, hoàn cảnh của gia đình, tham gia đối thoại,  
+ Không còn học sinh nhu cầu của hội, môi trường xây dựng bài.  
yếu, kém. sống. - Số học sinh  
- 70% khả năng tự giải quyết không làm việc  
các vấn đề của bản thân, của tập trong mỗi giờ học  
thể, ứng phó và kiên định với còn không đáng kể.  
các tình huống xảy ra.  
5.2. Phân tích dữ liệu: Qua bảng 1 ta thấy kết quả hai nhóm trước tác động là  
tương đối thấp. Nhưng sau tác động cả hai nhóm đều tăng. Điều đó cho thấy mức  
độ ảnh hưởng của các phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là rõ rệt.  
Như vậy giả thiết về đề tài định hướng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh  
THPT qua tác phẩm Chí Phèo nâng cao được kỹ năng sống của học sinh đã được  
kiểm chứng.  
5.3. Thảo luận kết quả  
Như vậy, sử dụng các giải pháp tích cực để nâng cao kỹ năng sống cho học  
sinh THPT thu được kết quả cao. Tuy nhiên để thực hiện tốt tác động này thì  
người giáo viên phải thực stâm huyết với nghề.  
6. KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ  
6.1. Kết luận  
Trong công cuộc đổi mới hiện nay của đất nước ta khi yếu tố con người  
được coi trọng về tiềm năng trí tuệ cùng với sức mạnh tinh thần. Nhân cách của  
con người càng được đề cao và phát huy mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực hội.  
Người thực hiện: Hoàng Thị Giang – THPT Lê Lợi- Đông Hà- Quảng Trị  
11  

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 14 trang minhvan 05/08/2024 1180
Bạn đang xem 11 trang mẫu của tài liệu "SKKN Định hướng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông qua tác phẩm Chí phèo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_dinh_huong_giao_duc_ky_nang_song_cho_hoc_sinh_trung_hoc.doc