SKKN Dạy học tích hợp - Phương pháp nâng cao chất lượng học tập lịch sử ở trường trung học cơ sở
“Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài” là mục tiêu mà Đảng, Nhà nước đang thực hiện trong thời kỳ hội nhập hiện nay nhằm đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
PHÒNG GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO LÝ SƠN
TRƯỜNG THCS AN HẢI
SÁNG KIẾN
“DẠY HỌC TÍCH HỢP-
PHƯƠNG PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
HỌC TẬP LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ”.
Lĩnh vực: Lịch sử.
Tên tác giả: NGUYỄN TẤN PHÚ.
GV môn : GDCD- Sử.
NĂM HỌC: 2020 – 2021
PHÒNG GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO LÝ SƠN
TRƯỜNG THCS AN HẢI
SÁNG KIẾN
“DẠY HỌC TÍCH HỢP-
PHƯƠNG PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
HỌC TẬP LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ”.
Lĩnh vực: Lịch sử.
Tên tác giả: NGUYỄN TẤN PHÚ.
GV môn : GDCD- Sử.
Tài liệu kèm theo: Phụ lục
NĂM HỌC: 2020 – 2021
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
1. PHẦN MỞ ĐẦU.
2. PHẦN NỘI DUNG.
1
3
2.1.Thời gian thực hiện.
3
2.2. Đánh giá thực trạng .
2.2.1. Kết quả đạt được.
3
4
2.2.2. Những mặt còn hạn chế.
2.2.3. Nguyên nhân đạt được và nguyên nhân hạn chế .
3. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN.
3.1. Căn cứ thực hiện.
5
5
7
7
3.2. Nội dung, giải pháp và cách thức thực hiện.
3.2.1. Nội dung, phương pháp .
3.2.2. Giải pháp thực hiện.
3.3. Kết quả đạt được và phạm vi áp dụng…, vận dụng vào
thực tiễn.
7
7
12
16
3.3.1. Kết quả đạt được.
16
20
20
22
22
23
25
26
3.3.2. Phạm vi áp dụng .
3.3.3. Vận dụng vào thực tiễn.
4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
4.1. Kết luận.
4.2. Kiến nghị.
- Tài liệu tham khảo
- Phụ lục.
Sáng kiến:“Dạy học tích hợp- phương pháp nâng cao chất lượng học tập Lịch sử ở
trường Trung học cơ sở”.
1. PHẦN MỞ ĐẦU
“ Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài” là mục tiêu
mà Đảng, Nhà nước đang thực hiện trong thời kỳ hội nhập hiện nay nhằm đáp
ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Trong những năm gần đây Nghị quyết của Trung ương Đảng, các văn kiện
của Nhà nước, Bộ giáo dục & Đào tạo nhấn mạnh sự cần thiết phải đổi mới
phương pháp và hình thức dạy học. Trọng tâm của đổi mới phương pháp dạy
học là thay đổi lối truyền thụ một chiều, nghĩa là bắt học sinh ghi nhớ một
cách máy móc kiến thức sang dạy học theo hướng tích cực có sự giúp đỡ của
giáo viên nhằm phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh. Chuyển từ
hình thức dạy học đồng loạt cả lớp sang dạy học bằng nhiều hình thức tương
tác như học cá nhân, học theo nhóm.
Để thực hiện và nâng cao hiệu quả phương pháp và hình thức tổ chức
học tập của học sinh thì dạy học tích hợp đóng một vai trò và có một ý nghĩa
đặc biệt quan trọng trong việc rèn luyện phát triển kĩ năng tư duy, phân tích
tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa cho học sinh. Giáo sư Nguyễn Minh
Thuyết, Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông 2018 cho biết, tích
hợp là định hướng dạy học mới, trong đó giáo viên tổ chức, hướng dẫn để học
sinh biết huy động tổng hợp kiến thức, kỹ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác
nhau. Quan điểm dạy học tích hợp là một định hướng trong đổi mới căn bản
và toàn diện giáo dục, là một bước chuyển từ cách tiếp cận nội dung giáo dục
sang tiếp cận năng lực nhằm đào tạo con người có tri thức mới, năng động,
sáng tạo khi giải quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống.
Trong những năm gần đây bộ môn Lịch sử trong nhà trường đạt được
nhiều kết quả khích lệ thông qua tỉ lệ học sinh khá giỏi tăng, học sinh chọn
tham gia bồi dưỡng và thi đạt học sinh giỏi môn Lịch sử cấp trường, huyện
ngày càng nhiều. Kết quả trên có được chính là quá trình vận dụng phương
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Tấn Phú- Trường THCS An Hải
1
Sáng kiến:“Dạy học tích hợp- phương pháp nâng cao chất lượng học tập Lịch sử ở
trường Trung học cơ sở”.
pháp tích hợp trong dạy học bộ môn Lịch sử tại nhà trường. Dạy hợp tích hợp
là quá trình mà ở đó các thành phần năng lực được tích hợp với nhau trên cơ
sở các tình huống cụ thể trong đời sống để hình thành năng lực của người học.
Phương pháp dạy học này là học đi đôi với hành, gắn kết lý thuyết với thực
tiễn, khuyến khích học sinh học tập toàn diện, hình thành các phẩm chất và
năng lực ở người học. Đồng tích hợp giúp cho giáo viên và học sinh luôn có
sự chủ động, hứng thú và mới lạ ở từng nội dung, chủ đề bài học. Tuy nhiên
mục tiêu của giáo dục phổ thông là phát triển toàn diện, trang bị đầy đủ kiến
thức cho học sinh; nếu chỉ cung cấp cho học sinh đơn thuần kiến thức của bộ
môn thì năng lực vận dung, tư duy, sáng tạo và giải quyết vấn đề ở học sinh sẽ
còn nhiều hạn chế. Thực trạng hiện nay phương pháp dạy học chủ yếu của
giáo viên bộ môn Lịch sử đa phần vẫn sử dụng nhiều phương pháp truyền
thống như giảng giải, đàm thoại, thuyết trình.... Chính sự thiên về lý thuyết
chưa định hướng về thực tiễn và hành động, chưa khai thác năng lực, kĩ năng
của người học làm cho mức độ đam mê, chất lượng học tập bộ môn chưa
tương xứng với mục tiêu giáo dục đặt ra.
Xuất phát từ vai trò, thực trạng của việc dạy học Lịch sử tại nhà trường,
bản thân thiết nghĩ dạy học tích hợp trong bộ môn Lịch sử ở trường Trung
học cơ sở có một vai trò và ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc hình thành
và phát triển các phẩm chất và năng lực ở học sinh. Phát huy, ứng dụng và
đầu tư hiệu quả phương pháp dạy học tích hợp sẽ khắc phục một số hạn chế
của phương pháp dạy học Lịch sử hiện nay. Chính vì vậy, bản thân mạnh dạn
chọn sáng kiến: “Dạy học tích hợp- phương pháp nâng cao chất lượng học
tập Lịch sử ở trường Trung học cơ sở”. Qua sáng kiến này với những kinh
nghiệm bản thân đã vận dụng, đúc kết và những kết quả bước đầu mang tính
khả quan có được trong quá trình dạy học sẽ giúp nâng cao chất lượng bộ
môn, khơi dậy đam mê, bồi dưỡng phẩm chất và năng lực cho học sinh qua đó
góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục phổ thông.
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Tấn Phú- Trường THCS An Hải
2
Sáng kiến:“Dạy học tích hợp- phương pháp nâng cao chất lượng học tập Lịch sử ở
trường Trung học cơ sở”.
2. NỘI DUNG
2.1.Thời gian thực hiện sáng kiến:
Từ tháng 10 năm 2020 đến tháng 01 năm 2021 (Năm học : 2020 -2021).
2.2. Đánh giá thực trạng :
Dạy học tích hợp là phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích
cực ở học sinh là cơ sở quan trọng để hình thành và phát huy phẩm chất và
năng lực ở người học. Phát huy vai trò lấy người học làm trung tâm, giáo viên
đóng vai trò là cố vấn, hướng dẫn học sinh trong quá trình tìm kiếm tri thức
và vận dụng vào thực tiễn. Muốn thực hiện được điều này phương pháp và
hình thức tổ chức dạy học đóng một vai trò quan trọng trong đó không thể
phủ nhận những ưu điểm mà phương pháp tích hợp mang lại. Phương pháp
này giúp học sinh tiếp cận nhiều kiến thức của các bộ môn trong một chủ đề,
tạo nên giờ học sôi nổi, thân thiện và hiệu quả.
Tuy nhiên khả năng tiếp cận và vận dụng phương pháp tích hợp vào
trong những bài học, chủ đề đôi lúc vần chưa phát huy tính tích cực ở học
sinh. Dạy học tích hợp có nghĩa là đưa các nội dung giáo dục có liên quan vào
chương trình dạy học như tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống; chủ quyền biển
đảo quốc gia, tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường… Việc lựa chọn nội
dung, cách thức và nguyên tắt cơ bản khi tích hợp còn mang tính chung
chung, chưa thể hiện rõ giá trị, trọng tâm kiến thức, nội dung cần truyền đạt.
Minh chứng cho vấn đề này khi nghiên cứu bài Ngô Quyền và chiến
thắng Bạch Đằng lịch sử năm 938, người giáo viên phải xác định cần làm rõ
nghệ thuật quân sự trận Bạch Đằng và giá trị lịch sử của chiến công này. Để
khơi dậy niềm tin, lòng tự hào dân tộc phải tích hợp các kiến thức nhiều môn
học cụ thể là địa lý( địa hình, thủy triều); mĩ thuật( hình ảnh khắc họa chiến
công); văn học ( bài thơ, phú về sông Bạch Đằng)…..
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Tấn Phú- Trường THCS An Hải
3
Sáng kiến:“Dạy học tích hợp- phương pháp nâng cao chất lượng học tập Lịch sử ở
trường Trung học cơ sở”.
Nhiều chủ đề, nội dung tích hợp chưa khai thác triệt để, chưa thể hiện vai
trò của việc dạy học tích hợp, phương tiện, phương pháp và kĩ thuật tích hợp
chỉ mang tính“trình diễn, minh họa” chưa chú trọng và thực hiện các giải
pháp đồng bộ, chưa kích thích được hoạt động chủ động, tích cực ở học sinh.
Phương pháp tích hợp chỉ dừng ở phạm vi nhỏ, chưa phổ biến và lan rộng, dù
là phương pháp tiến bộ song hiệu quả mang lại chưa cao.
2.2.1. Kết quả đạt được:
Bản thân đã tiến hành khảo sát bằng phiếu điều tra về thái độ học tập bộ
môn, về kết quả học theo dạy học truyền thống môn Lịch sử của 35 học sinh
tại lớp 9A trường Trung học cơ sở An Hải – Năm học : 2020 – 2021 trước tác
động với kết quả như sau:
Bảng 1: Kết quả khảo sát thái độ học tập Lịch sử trước tác động của học sinh
lớp 9A trường Trung học cơ sở An Hải – Năm học : 2020 – 2021
Nội dung
Kết quả
1. Thái độ học tập của em đối a.Hứng thú.
với môn Lịch sử như thế nào?
b.Nhàm
chán.
c.Phân vân,
chưa rõ.
a. Hứng thú.
Số
Tỉ lệ
Số
Tỉ lệ
Số
Tỉ lệ
lượng (%) lượng (%) lượng (%)
b. Nhàm chán.
18
51
07
20
10
29
c. Phân vân, chưa xác định rõ.
Bảng 2: Kết quả khảo sát kết quả học tập(bài kiểm tra thường xuyên) trước
tác động của học sinh lớp 9A trường Trung học cơ sở An Hải – Năm học :
2020 – 2021
Kết quả bài kiểm tra thường xuyên.
Loại trung
Loại giỏi.
Loại khá.
Loại yếu.
Loại kém.
bình.
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Tấn Phú- Trường THCS An Hải
4
Sáng kiến:“Dạy học tích hợp- phương pháp nâng cao chất lượng học tập Lịch sử ở
trường Trung học cơ sở”.
Số
Tỉ lệ
Số
Tỉ lệ
Số
Tỉ lệ
Số
Tỉ lệ
Số
Tỉ lệ
lượng
(%)
lượng
(%) lượng (%) lượng (%) lượng (%)
07
20
09
26
14
40
05
14
0
0
Căn cứ vào kết quả khảo sát, minh chứng trên cho thấy thực trạng học
tập bộ môn Lịch sử tại nhà trường có nhiều bước khởi sắc về ý thức đam mê,
(51% hứng thú), kết quả bước đầu của bộ môn tương đối khả quan (46% khá
giỏi ) bước đầu phản ánh đúng thực trạng, tâm thế và chất lượng ban đầu của
bộ môn. Tuy nhiên vẫn còn nhiều học sinh tỏ thái độ nhàm chán bộ môn hoặc
thậm chí còn phân vân chưa xác định rõ( chiếm 49%); kết quả học sinh yếu
của bộ môn(chiếm 14%)vẫn còn cao so với yêu cầu môn học và mục tiêu,
chất lượng giáo dục đề ra.
2.2.2. Những mặt còn hạn chế:
Thời lượng, nội dung, cấu trúc của môn Lịch sử chưa mang tính linh hoạt,
khoa học, thống nhất. Nhiều sự kiện còn chồng chéo, chưa thống nhất về niên
đại, quan điểm tiếp cận.
Qúa trình tiếp cận đối tượng nghiên cứu về phương pháp dạy học Lịch sử
chịu nhiều yếu tố ảnh hưởng mang tính chất khách quan và chủ quan.
Khách thể nghiên cứu chỉ dừng ở mức độ phạm trù nhỏ, mang tính ngẫu
nhiên. Một số nhận định, đánh giá, kết luận chỉ mang tính tương đối, kham
khảo.
Thời lượng đầu tư, nghiên cứu chuyên môn mà nhất là đổi mới phương
pháp dạy học mới nhằm hình thành và phát triển các phẩm chất và năng lực ở
học sinh thông qua môn học chỉ ở mức độ bước đầu.
2.2.3. Nguyên nhân đạt được và nguyên nhân hạn chế:
Kết quả đạt được trên là nhờ các nguyên nhân sau:
Qúa trình hướng dẫn và chỉ đạo của Ban giám hiệu Nhà trường nhất là
bộ phận chuyên môn đối với việc đổi mới vận dụng nhiều phương pháp dạy
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Tấn Phú- Trường THCS An Hải
5
Sáng kiến:“Dạy học tích hợp- phương pháp nâng cao chất lượng học tập Lịch sử ở
trường Trung học cơ sở”.
học mới mà nhất là dạy học tích hợp trong dạy học Lịch sử tại nhà trường.
Biện pháp phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ và kịp thời của các bộ phận có
liên quan trong việc giáo dục ý thức học tập cho học sinh như Liên Đội,
Đoàn thanh niên, Hội cha mẹ học sinh và giáo viên bộ môn trong Hội đồng
nhà trường.
Sự năng động, tích cực của một bộ phận học sinh trong việc xác định
đúng về động cơ, mục đích học tập. Từ đó chủ động tích cực tìm kiếm hình
thức, phương pháp học tập ngày hiệu quả hơn.
Tính năng động, dám nghĩ dám làm, quá trình đầu tư hiệu quả của giáo
viên mà nhất là lựa chọn hình thức và phương pháp dạy học tác động phần
lớn theo hướng tích cực đến động cơ và chất lượng học tập bộ môn. Linh hoạt
các phương pháp dạy học mới là yêu cầu cấp bách trong thời kỳ đổi mới giáo
dục hiện nay.
Bên cạnh đó vẫn còn một vài hạn chế mà nguyên nhân là do:
Đặc trưng bộ môn Lịch sử mang tính xã hội với nhiều mốc thời gian, sự
kiện khó nhớ, việc tái hiện Lịch sử chỉ mang tính tương đối giúp cho học sinh
hiểu một phần nào đó về quá khứ. Nên việc đam mê, sự hứng thú học tập bộ
môn ở học sinh chưa cao.
Quan niệm của một bộ phận phụ huynh, học sinh cùng với một số định kiến
trong xã hội về môn học chính, môn học phụ; môn học cần phải học và môn
học chỉ học sơ qua cũng tác động đến tâm thế học tập bộ môn của một số học
sinh trong nhà trường.
Quá trình đầu tư, nghiên cứu chuyên môn mà nhất là đổi mới phương pháp
dạy học mới trong thời kì mới theo định hướng hình thành và phát triển các
phẩm chất và năng lực ở học sinh của một bộ phận giáo viên bộ môn chưa
tương xứng. Phương pháp truyền thụ kiến thức, hình thành kĩ năng cho học
sinh chỉ dừng ở mức độ cung cấp kiến thức chưa khai thác hướng dẫn học
sinh thực hành, vận dụng vào thực tiễn bài học và cuộc sống.
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Tấn Phú- Trường THCS An Hải
6
Sáng kiến:“Dạy học tích hợp- phương pháp nâng cao chất lượng học tập Lịch sử ở
trường Trung học cơ sở”.
3. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
3.1. Căn cứ thực hiện:
Thực hiện theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm
2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Chương trình giáo dục
phổ thông; Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 8 năm 2020 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy
chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ
thông ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12
năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Công văn Số:
1610/TCDN-GV của Bộ Lao động- thương binh và xã hội ngày 15 tháng 9
năm 2010 về việc hướng dẫn biên soạn giáo án và tổ chức dạy học tích hợp và
những văn bản hướng dẫn của các cấp ban hành nhằm thực hiện nhiệm vụ
giáo dục đặc biệt là đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển
phẩm chất và năng lực ở học sinh.
3. 2. Nội dung, giải pháp và cách thức thực hiện :
3.2.1. Nội dung, phương pháp sáng kiến:
3.2.1.1. Dạy học tích hợp là gì?
Theo từ điển tiếng Pháp thì nghĩa của từ tích hợp là “gộp lại, sát nhập lại
thành một tổng thể”.
Theo từ điển Tiếng Việt: “Tích hợp là sự kết hợp những hoạt động, chương
trình hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức năng. Tích hợp có
nghĩa là sự thống nhất, sự hòa hợp, sự kết hợp”.
Như vậy dạy học tích hợp là quá trình dạy học mà ở đó các thành phần
năng lực được tích hợp với nhau trên cơ sở các tình huống cụ thể trong đời
sống để hình thành năng lực của người học.
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Tấn Phú- Trường THCS An Hải
7
Sáng kiến:“Dạy học tích hợp- phương pháp nâng cao chất lượng học tập Lịch sử ở
trường Trung học cơ sở”.
3.2.1.2. Mục tiêu của dạy học tích hợp.
Theo Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết – Tổng Chủ biên Chương trình giáo dục
phổ thông 2018 việc dạy học tích hợp thực hiện theo ba định hướng sau:
Thứ nhất: Tích hợp giữa các mảng kiến thức khác nhau, giữa yêu cầu trang
bị kiến thức với rèn luyện kĩ năng trong cùng một môn học.
Thứ hai: Tích hợp kiến thức của các môn học, khoa học có liên quan với
nhau; ở mức thấp là liên hệ kiến thức được dạy với những kiến thức có liên
quan trong dạy học; ở mức cao là xây dựng các môn học tích hợp.
Thứ ba: Tích hợp một số chủ đề quan trọng (ví dụ: các chủ đề về chủ quyền
quốc gia, phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, bình đẳng giới, giáo dục tài
chính,…) vào nội dung chương trình nhiều
Dạy học tích hợp sẽ làm cho quá trình học tập có ý nghĩa hơn đối với học
sinh. Qúa trình học tập không bị cô lập, tách biệt với cuộc sống hằng ngày,
trái lại học sinh thấy được ý nghĩa của các kiến thức, kĩ năng và năng lực cần
lĩnh hội. Việc liên kết kiến thức từ các lĩnh vực khác nhau, cách thức khác
nhau, phương tiện khác nhau và sự đóng góp của nhiều môn học giúp học
sinh hòa nhập thế giới nhà trường và thế giới cuộc sống.
Dạy học tích hợp giúp cho học sinh phân biệt được cái cốt yêu và cái ít
quan trọng hơn. Để thực hiện được yêu cầu này đòi hỏi người dạy và người
học cần phải có sự sàng lọc, lựa chọn các tri thức, kĩ năng có ích trong cuộc
sống hoặc quan trọng đối với quá trình học tập tiếp theo.
Dạy học tích hợp cũng góp phần nêu bật các cách sử dụng kiến thức mà
học sinh đã lĩnh hội được, tạo ra các tình huống học tập để học sinh vận dụng
một cách sáng tạo, tự lực để hình thành người lao động có năng lực, tự lâp.
Dạy học tích hợp không quan tâm nhiều đến đánh giá những kiến thức mà học
sinh đã lĩnh hội, mà chủ yếu tìm cách đánh giá “Học sinh có khả năng sử
dụng kiến thức trong các tình huống có ý nghĩa hay không”. Dạy học tích hợp
nhằm thiết lập các mối quan hệ giữa khái niệm khác nhau của cùng một môn
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Tấn Phú- Trường THCS An Hải
8
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 11 trang mẫu của tài liệu "SKKN Dạy học tích hợp - Phương pháp nâng cao chất lượng học tập lịch sử ở trường trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_day_hoc_tich_hop_phuong_phap_nang_cao_chat_luong_hoc_ta.doc