SKKN Chữa lỗi dùng từ trong dạy học làm văn ở trung học phổ thông
Chúng ta đã biết ngôn ngữ là cái vỏ vật chất để tư duy. Không có hình thức tư duy nào lại không thông qua ngôn ngữ. Trong ngôn ngữ, từ lại là đơn vị cơ bản nhất, là bộ phận cấu thành của ngôn ngữ. Giữa từ và các đơn vị khác có mối quan hệ qua lại lẫn nhau. Chỉ đơn giản nhất, trong tư duy hay trong giao tiếp muốn tạo lập một phát ngôn thì người sử dụng ngôn ngữ phải kết hợp các từ thành câu để thực hiện chức năng biểu đạt hay thông báo. Cho nên có thể nói rằng việc hiểu từ, dùng từ chính xác là điều kiện quyết định hiệu quả của giao tiếp và tư duy.
SỞ GD-ĐT QUẢNG TRỊ
TRƯỜNG THPT HƯỚNG HÓA
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
CHỮA LỖI DÙNG TỪ TRONG DẠY HỌC LÀM VĂN
Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Lĩnh vực: Ngữ văn
Tên tác giả: Lâm Thị Thủy
Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn Ngữ văn
Đơn vị công tác: Trường THPT Hướng Hóa
NĂM HỌC 2018 – 2019
MỤC LỤC
Trang
1
Tiêu đề
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
2
A. Lí do chọn đề tài
2
B. Mục đích nghiên cứu
C. Đối tượng nghiên cứu
3
3
D. Phương pháp nghiên cứu
3
E. Phạm vi và kế hoạch thực hiện
3
PHẦN NỘI DUNG
4
A. THỰC TRẠNG VỀ LỖI DÙNG TỪ CỦA HỌC SINH THPT
I. Khái niệm về lỗi dùng từ của học sinh
4
4
II. Khảo sát lỗi dùng từ của học sinh
4
B. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỮA LỖI DÙNG TỪ TRONG DẠY
HỌC LÀM VĂN
10
10
14
17
17
17
18
I. Xây dựng hệ thống bài tập khắc phục và ngăn ngừa lỗi dùng từ
II. Chữa lỗi dùng từ trong dạy học làm văn
C. Kết quả thực hiện
I. Đo lường và thu thập dữ liệu
II. Phân tích dữ liệu và thảo luận kết quả
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
PHẦN PHỤ LỤC
20
26
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN MỞ ĐẦU
1
A. Lí do chọn đề tài
I. Cơ sở lí luận:
Chúng ta đã biết ngôn ngữ là cái vỏ vật chất để tư duy. Không có hình thức
tư duy nào lại không thông qua ngôn ngữ. Trong ngôn ngữ, từ lại là đơn vị cơ bản
nhất, là bộ phận cấu thành của ngôn ngữ. Giữa từ và các đơn vị khác có mối quan
hệ qua lại lẫn nhau. Chỉ đơn giản nhất, trong tư duy hay trong giao tiếp muốn tạo
lập một phát ngôn thì người sử dụng ngôn ngữ phải kết hợp các từ thành câu để
thực hiện chức năng biểu đạt hay thông báo. Cho nên có thể nói rằng việc hiểu từ,
dùng từ chính xác là điều kiện quyết định hiệu quả của giao tiếp và tư duy.
Thấy được tầm quan trọng này nên sách giáo khoa phổ thông đã chú trọng đến việc
dạy học từ ngữ bao gồm cung cấp vốn từ và và rèn luyện kỹ năng sử dụng từ để
đáp ứng nhu cầu tư duy và giao tiếp cho các em. Về mặt lý thuyết thực hiện tốt
nhiệm vụ này trong quá trình dạy học, học sinh không chỉ nắm vững các tri thức cơ
bản về ngôn ngữ tiếng Việt mà vốn từ, khả năng giao tiếp của các em cũng được
hoàn thiện, tạo điều kiện tốt cho quá trình chiếm lĩnh các tri thức khoa học khác.
II. Cơ sở thực tiễn:
Tuy nhiên, trong thực tế việc sử dụng từ ngữ của học sinh phổ thông hiện nay,
trong đó có Trung học phổ thông (THPT), còn nhiều bất cập so với những yêu cầu
của chương trình và yêu cầu của xã hội. Điều này không chỉ làm hạn chế đến giao
tiếp của các em mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển tư duy, tình yêu văn hóa dân
tộc và tiếng nói mẹ đẻ, đặc biệt là ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học học tập của
các em.
Học sinh lớp 11 THPT là đối tượng được xem là hoàn thiện trong cấp học, được
rèn luyện từ ngữ tiếng Việt trong suốt 10 năm liền. Nhưng không phải vì thế mà tri
thức về từ, kỹ năng sử dụng từ của các em đã đạt đến độ hoàn thiện. Qua quá trình
giảng dạy, tôi nhận thấy, khi làm bài kiểm tra Làm văn, học sinh mắc rất nhiều lỗi
dùng từ, làm ảnh hưởng đến chất lượng bài viết nói riêng và hiệu quả của việc dạy
học bộ môn Ngữ văn nói chung.
Lỗi dùng từ của học sinh không phải là một hiện tượng mới xuất hiện. Hậu quả của
nó thì bất cứ giáo viên nào cũng nhận thấy. Tuy nhiên thực trạng này vẫn tồn tại
một cách dai dẳng trong quá trình dạy học bộ môn. Sở dĩ như vậy là do chúng ta
lúng túng trong việc tìm ra nguyên nhân và những giải pháp nhằm khắc phục, ngăn
ngừa một cách có hiệu quả.
III. Lí do chọn đề tài
Xuất phát từ những suy nghĩ trên, trong quá trình dạy học, tôi đã cố gắng đúc rút
những kinh nghiệm về “Chữa lỗi dùng từ trong dạy học làm văn ở trung học
phổ thông”- đối tượng chính là học sinh lớp 11, nhằm đề xuất một số biện pháp
chữa lỗi mang tính khả thi, góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Ngữ văn
trong nhà trường.
B. Mục đích nghiên cứu
2
- Giúp giáo viên và học sinh nhận thức đúng hơn về vai trò của chữa lỗi dùng
từ trong dạy học làm văn.
- Đưa ra một số kinh nghiệm về biện pháp chữa lỗi để nâng cao hiệu quả diễn
đạt của học sinh.
- Từ đó, nhằm nâng cao năng lực làm văn và chất lượng học tập bộ môn Ngữ
văn trong nhà trường THPT.
C. Đối tượng nghiên cứu
-
-
Chương trình ngữ văn THPT
Đối tượng khảo sát, thực nghiệm: Học sinh khối 11
D. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
-
-
-
-
Phương pháp hệ thống
Phương pháp thống kê
Phương pháp so sánh
Phương pháp phân tích
E. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu
-
-
Phạm vi nghiên cứu: Học sinh khối 11 ở các lớp giáo viên giảng dạy ở
trường THPT Hướng Hóa – Quảng Trị.
Thời gian nghiên cứu: Trong 2 năm học: 2016 - 2017, 2017 - 2018
PHẦN NỘI DUNG
3
A. THỰC TRẠNG VỀ LỖI DÙNG TỪ CỦA HỌC SINH THPT
I. Khái quát về lỗi dùng từ của học sinh
1. Khái niệm về lỗi dùng từ
Có thể hiểu lỗi dùng từ là những trường hợp người nói, người viết không đáp ứng
được những yêu cầu về dùng từ. Họ dùng từ không đúng, thiếu chính xác, hoặc
không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, do đó không diễn đạt được hoặc diễn đạt
không hết ý cần nói, người nghe có thể không hiểu, hoặc hiểu sai những thông tin
được trình bày. Hiệu quả giao tiếp vì thế mà không đảm bảo.
2. Khái quát về lỗi dùng từ của học sinh
Lỗi dùng từ của học sinh hiện nay là phổ biến, nghiêm trọng và có chiều hướng
ngày càng gia tăng. Học sinh bản ngữ học tiếng , chữ dân tộc mình ròng rã 12 năm
mà vẫn sai chính tả, viết không thành câu và nói theo giọng địa phương, không biết
ứng xử trong những tình huống giao tiếp thông thường. Số học sinh giỏi tiếng mẹ
đẻ rất thấp. Các hiện tượng dùng từ ngữ thiếu chính xác, thiếu thẩm mĩ là rất nhiều.
Khả năng sử dụng từ ngữ trong văn bản chưa tốt, vốn từ nghèo nàn dẫn đến nhiều
trường hợp sai, nhầm lẫn một cách nực cười khó tin. Trong khi viết các em không
chịu khó suy nghĩ để chọn từ, để tránh lặp từ, ngoài ra dùng nhiều từ sáo rỗng do
bắt chước máy móc các bài văn mẫu. Lỗi dùng từ còn rất phổ biến trong nói năng
giao tiếp thông thường. Ta có thể thấy nhan nhản những từ tục tĩu, ghê tai trong
xưng hô hay phủ định. Rất khó tin và không muốn tin là có những học sinh bây giờ
dùng từ sai ngay cả trong lời chào giáo viên của mình. Nhiều em đã tỏ ra vô tư, hồn
nhiên khi cất lên lời chào “ê thầy”.
Có thể nói rằng, thực trạng sử dụng ngôn ngữ như trên là đáng báo động trong nhà
trường. Việc sử dụng từ ngữ một cách tùy tiện, thiếu suy nghĩ, thiếu văn hóa như
vậy không chỉ làm cho tiếng Việt mất đi vẻ thanh lịch vốn có của nó mà còn dẫn
đến sự tầm thường hóa kỷ cương chỉ còn là một bước nhỏ.
II. Khảo sát lỗi dùng từ của học sinh
1. Ra đề khảo sát
Mục đích của việc khảo sát là làm cho học sinh bộc lộ vốn từ và khả năng sử dụng
từ ngữ của mình, qua đó để xác định được thực trạng lỗi dùng từ của các em. Do
vậy tôi tiến hành khảo sát trên hai đề làm văn, một đề làm văn kiểm tra chung ở
lớp, một đề yêu cầu làm bài ở nhà
Đề viết ở lớp: Phân tích cảnh sắc thiên nhiên và tâm trạng của nhân vật trữ tình
trong hai khổ thơ đầu bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử
Đề viết ở nhà: Một danh nhân đã nói rằng: “Đường đi không khó vì ngăn sông
cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông”. Suy nghĩ của em về câu nói trên?
Với việc ra hai đề, một viết ở lớp thuộc về nghị luận văn học, một viết ở nhà thuộc
nghị luận xã hội, tôi đã cân nhắc sao cho vừa phù hợp với chương trình, vừa đảm
bảo học sinh bộc lộ khả năng sáng tạo, qua đó cũng thấy được việc sử dụng từ ngữ
của học sinh một cách sinh động. Công việc khảo sát xác định lỗi nhờ thế trở nên
chân thực, khách quan và toàn diện hơn.
2. Tiêu chí phân loại lỗi
4
Muốn chữa lỗi trước hết phải phát hiện ra lỗi, sau đó phân loại chúng ra thành từng
dạng để từ đó có những cách chữa phù hợp. Để phân loại lỗi cần dựa trên cơ sở
những yêu cầu chung của việc sử dụng tiếng Việt trong hành văn của văn bản:
- Yêu cầu viết đúng ngữ âm, chữ viết: Trong sử dụng tiếng Việt, việc phát âm theo
giọng địa phương là điều không tránh khỏi, nhưng khi viết đòi hỏi phải viết đúng
về hình thức âm thanh và cấu tạo của từ, bằng cách tuân thủ các chuẩn về chính tả.
- Yêu cầu dùng từ chính xác: Chính xác ở đây là đúng với cả nội dung, ý nghĩa và
sắc thái biểu cảm mà từ đó mang. Nghĩa của từ có cả nghĩa đen (nghĩa gốc) lẫn
nghĩa bóng (nghĩa phái sinh). Nếu muốn dùng theo nghĩa phái sinh thì phải căn cứ
vào nghĩa gốc của từ.
- Yêu cầu hành văn súc tích, rõ ràng, trong sáng: Đối với việc viết văn, sử dụng từ
nhiều nghĩa, lối diễn đạt bóng bẩy, hình tượng là cần thiết và rất tốt. Tuy nhiên điều
đó không có nghĩa là đi bắt chước một cách máy móc lối diễn đạt của người khác,
dùng những từ không hiểu nghĩa. Không được lạm dụng từ Hán - Việt hay các từ
thuộc phong cách ngôn ngữ khác, đặc biệt là từ địa phương. Từ ngữ được dùng
trong câu, trong văn bản phải thiết lập các mối quan hệ cho đúng ngữ pháp, tránh
gây hiểu nhầm cho người khác.
- Yêu cầu về tính nghệ thuật: Đối với một bài văn hay thì việc dùng từ, câu đúng là
chưa đủ mà khả năng hành văn cần được nâng lên để đạt tính nghệ thuật. Tính nghệ
thuật ở đây được biểu hiện bằng tính hình tượng, tính cảm xúc, tính hệ thống và
tính cá thể. Tức là trong hành văn học sinh phải tái hiện chính xác hiện thực, làm
xuất hiện ở người đọc, người nghe những hình ảnh, các giác quan và gợi lên trong
lòng người đọc những suy nghĩ, tình cảm mà người viết muốn gởi gắm và tất nhiên
là ngôn ngữ trong bài phải thống nhất, hỗ trợ, giải thích cho nhau nhằm đạt được
hiệu quả diễn đạt.
Từ các tiêu chí trên đây, tôi đã tiến hành phân loại lỗi dùng từ của học sinh.
- Lỗi về nghĩa
- Lỗi về âm thanh và hình thức cấu tạo
- Lỗi lặp từ, thừa từ
- Lỗi dùng từ không hợp phong cách
- Lỗi kết hợp từ không đúng đặc điểm ngữ pháp
- Lỗi dùng từ sáo rỗng công thức
3.Phân tích lỗi dùng từ trong bài làm của hoc sinh
a. Kết quả khảo sát lỗi
- Đối tượng tham gia làm bài: học sinh 3 lớp 11A1, 11B2, 11B8
- Tổng số bài làm: 100 bài
- Tổng số bài mắc lỗi: 100 bài = 100%
- Tổng số lỗi thống kê được: 725 lỗi, trung bình mỗi bài mắc 7,25 lỗi
- Kiểu lỗi: Tính chung thì 6 kiểu lỗi được phân loại trên đều bị mắc phải.Tính
riêng từng bài thì số kiểu lỗi bị mắc phải có thể khác nhau.
b.Một số nhận xét về kết quả lỗi
- Trong 6 kiểu lỗi, mức độ mắc lỗi của học sinh theo thứ tự: nhiều nhất là lỗi về
nghĩa của từ, thứ hai là lỗi về âm thanh và hình thức cấu tạo từ, thứ ba là lỗi kết
5
hợp từ, thứ tư là lỗi về dùng từ không đúng phong cách, thứ năm là lỗi thừa từ lặp
từ, cuối cùng là lỗi dùng từ sáo rỗng công thức.
- Có sự chênh lệch giữa các lỗi trong bài làm ở lớp và bài làm ở nhà. Bài viết ở lớp
là nghị luận văn học, đề tương đối khó, lại viết trong thời gian hạn hẹp, học sinh
không có điều kiện lựa chọn, đọc lại và sửa lỗi cho cho mình, đây là nguyên nhân
chính làm cho lỗi về nghĩa của từ tăng cao. Còn bài viết ở nhà có nhiều thời gian
hơn, lại thuộc nghị luận xã hội, gần gũi với đời sống nên lỗi về nghĩa giảm so với
bài trên lớp, nhưng chính điều này cũng đã khiến cho lỗi về dùng từ sai phong cách
mà chủ yếu là từ khẩu ngữ lại tăng. Bài làm ở nhà cũng bộc lộ rõ học sinh lạm dụng
máy móc ở sách tham khảo vì thế mà lỗi dùng từ sáo rỗng công thức nhiều hơn. Đề
thứ hai đòi hỏi phải giải thích nghĩa đen và nghĩa bóng, nhiều bài viết tỏ ra lúng
túng trong diễn đạt, dẫn đến lỗi lặp từ, thừa từ.
c. Dẫn chứng về các lỗi dùng từ thông thường của học sinh
c.1.Lỗi về âm thanh và hình thức cấu tạo từ
Đây là lỗi thường mắc phải ở một số từ nhất định, nhưng tần số xuất hiện của nó lại
khá cao. Viết về nỗi bất hạnh của Hàn Mặc Tử, nhiều học sinh đã viết:
- Ta cảm thông, ngậm ngủi cho số phận nhà thơ tài hoa bạc mệnh.
- Chỉ có trăng mới thực sự mang đến cho Hàn Mặc Tử sự an uổi.
Để nói lên những cố gắng của con người trước những khó khăn của cuộc sống, có
em đã viết:
- Thành công không nghiểm nhiên có được mà phải trải qua sự nỗ lực phấn đấu của
bản thân mỗi người.
- Khi thực hiện một công việc nào đó, ngoài sự quyết tâm cần phải kiên trì nhẩn nại
mới hi vọng thành công.
Và một số từ khác thường bị mắc lỗi như: “bâng khuâng” thì viết là bâng khuân,
“trong sáng” thì viết thành trông sáng, “cảnh sắc” thì viết thành cảnh xắc
Trong các câu trên những từ in nghiêng là những từ bị viết sai về mặt hình thức cấu
tạo, nếu viết đúng phải là: ngậm ngùi, an ủi,nghiễm nhiên, nhẫn nại.
Nguyên nhân của loại lỗi này là do người sử dụng bị ảnh hưởng cách phát âm.
Thường thì những từ bị viết sai có âm thanh gần giống với âm thanh của từ nên gây
ra nhầm lẫn. Người viết cứ tưởng như vậy là đúng. Cũng có khi do người khác phát
âm không đúng nhưng vì không hiểu nên học sinh bắt chước viết theo. Điều này tạo
thành một thói quen không tốt khi sử dụng từ ngữ.
Một nguyên nhân nữa là do học sinh không nắm về chuẩn chính tả, viết một cách
cẩu thả, tùy tiện, cảm tính, bị thói quen chi phối. Có những từ không đáng sai, thậm
chí từ đó đã biết, hiểu nhưng vẫn mắc lỗi do không cẩn thận.
c.2.Lỗi về nghĩa của từ
Đây là loại lỗi phổ biến nhất, chiếm tỷ lệ cao nhất trong những biểu hiện mắc lỗi
của học sinh. Có thể phân lỗi này thành hai dạng:
* Dùng sai hoàn toàn về nghĩa:
Chẳng hạn như:
(1) Đây là một bài thơ thành công hết sức tâm lý và nội tiết.
6
(2) Hàn Mặc Tử ngậm ngùi, sầm uất khi biết rằng mình không còn cơ hội về thăm
thôn Vĩ nữa.
(3) Qua cảm nhận tinh tú của Hàn Mặc Tử, Vĩ Dạ hiện lên rất đẹp.
(4) Sự cố gắng nỗ lực vượt lên khó khăn nhiều lúc mang lại cho chúng ta những
thành công mỹ miều.
(5) Có những người đạt được thành công nhưng không minh mẫn. Họ dùng nhiều
thủ đoạn để đạt được mục đích của mình.
Ở câu (1) từ “nội tiết”, dùng sai hoàn toàn về nghĩa và sai cả về phong cách. Đây là
thuật ngữ khoa học về sinh học. Trong câu (2) học sinh dùng sai từ “sầm uất” (nhà
cửa đông vui, nhộn nhịp), thực ra ý định của em là viết từ “trầm uất”(buồn u uất
trong lòng). Tương tự ở các câu (3), (4) và (5) đều có sự nhầm lẫn giữa “tinh tú” và
“tinh tế”, “mỹ miều” và “mỹ mãn”, “minh mẫn” và “minh bạch”. Đây là những từ
hoàn toàn khác nhau về nghĩa, nhưng có một yếu tố giống nhau vì vậy gây nhầm
lẫn.
* Dùng từ không chính xác về nghĩa
Đây là các trường hợp đối với những từ gần nghĩa, có nét nghĩa giống nhau. Một số
biểu hiện của dạng lỗi này như sau:
- Dù hoạn nạn khó khăn, dù có bị cuộc đời lung lay thì sự quyết tâm không nản chí
sẽ giúp chúng ta vượt qua tất cả
- Hàn Mặc Tử phải sống li thân ở trại phong Qui Hòa.
- Chúng ta hết sức trân trọng nỗi đau của nhà thơ.
Nguyên nhân của loại lỗi này là do người viết nhầm lẫn nghĩa và do không hiểu
nghĩa của từ. Điều này phổ biến trong việc dùng từ Hán - Việt. Các em dùng sai
nhưng cứ tưởng là đúng và đã dùng theo cảm tính. Đặc biệt đối với những từ gần
âm, gần nghĩa hoặc có chung yếu tố cấu tạo thì tỷ lệ mắc lỗi càng cao. Thường thì
các từ này có một nét nghĩa chung nào đó và học sinh cứ dựa vào nét chung này để
dùng mà không hề biết nghĩa của từ vẫn có sự khác nhau và cần sử dụng khác nhau.
c.3. Lỗi dùng từ không hợp phong cách văn bản sử dụng
Đây là loại lỗi chiếm tỷ lệ không cao, nhưng điều đáng nói là sự mơ hồ của học
sinh về loại lỗi này. Có nhiều em thậm chí không hề có ý thức về kiểu diễn đạt
đúng phong cách loại hình văn bản mà mình đang trình bày. Biểu hiện rõ nhất của
loại lỗi này là sử dụng từ ngữ thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, như từ khẩu
ngữ, từ địa phương và các từ thuộc phong cách ngôn ngữ khác vào trong bài viết (
tất nhiên không phải là những trường hợp dùng có ý thức nhằm tạo hiệu quả diễn
đạt). Sau đây là một số trích dẫn về biểu hiện chủ yếu của loại lỗi này:
- Cuộc sống có nhiều khó khăn mà ta phải bước qua, nếu không bước qua dược ta
sẽ bị đè đầu cởi cổ.
- Núi sông là hai cái tượng trưng cho những khó khăn gian khổ.
- Dù sao đi nữa bạn cũng phải cố gắng lên nhé.
Trong các câu trên, các từ “bước qua”, “hai cái”, “nhé” và ngữ cố định “đè đầu cởi
cổ” vốn chỉ dùng cho phong cách ngôn ngữ giao tiếp thông thường. Có nhiều em
dùng ngôn ngữ phim ảnh, ngôn ngữ tiếng Anh vào cả trong bài văn:
- Chị ấy dù có làm một con a hoàng cũng quyết tâm học tập.
7
- Cuộc sống gia đình anh ấy rất khó khăn nhưng thi vào đại học anh ấy đều ok (ô
kê) cả.
Một từ có nguồn gốc từ xa xưa và được dùng trong phạm vi hẹp, một từ là tiếng
nước ngoài và là ngôn ngữ hiện đại trong giao tiếp thông thường. Thế nhưng khi sử
dụng những học sinh này dường như không ý thức về sự khác nhau giữa chúng với
ngôn ngữ trong bài văn nghị luận.
Nguyên nhân của loại lỗi này do không nắm được các đặc điểm về phong cách
ngôn ngữ thuộc những loại hình văn bản khác nhau. Không phân biệt phong cách
khẩu ngữ và phong cách ngôn ngữ của văn bản viết dẫn đến nói như viết, viết như
nói.
c.4. Lỗi lặp từ
Lỗi này học sinh thường hay mắc phải khi cần giải thích cắt nghĩa một vấn đề. Biểu
hiện chủ yếu của lỗi này là việc lặp lại hoàn toàn một từ hay những từ có giá trị
tương đương về nghĩa trong một câu, đoạn văn, nhưng không phải vì mục đích liên
kết hay nhấn mạnh nội dung gì. Dưới đây là một đoạn bài viết của học sinh: “Hàn
Mặc Tử rất bất hạnh, ông viết lên nỗi bất hạnh mà cuộc đời đã đem đến cho ông
nhưng vì những bất hạnh đó mà Hàn Mặc Tử đã làm thơ rất hay để nói về nỗi bất
hạnh, đau buồn của mình”.
Biểu hiện của lỗi lặp từ có hai dạng: Lặp hoàn toàn và lặp đồng nghĩa.
*Lỗi lặp hoàn toàn
- Hàn Mặc Tử là một nhà thơ mới, Hàn Mặc Tử sáng tác nhiều thơ trong đó Đây
thôn Vĩ Dạ được xem là bài thơ hay nhất của Hàn Mặc Tử.
Từ Hàn Mặc Tử lặp lại ba lần trong câu là không cần thiết, làm cho câu văn trở nên
nặng nề, thiếu thanh thoát. Câu sau đây cũng mắc lỗi tương tự:
- “Khi ta đã lựa chọn một con đường nào đó cho sau này, dù con đường đã lựa
chọn có nhiều chông gai hay khó khăn trên đường đời thì chúng ta cũng không
được nản chí”…
* Lặp từ đồng nghĩa
Mở đầu bài văn, có học sinh viết: “Hàn Mặc Tử là thi sĩ, nhà thơ nổi tiếng trong
phong trào thơ mới”. Một học sinh khác lại viết: “Đây thôn Vĩ Dạ là tác phẩm hay,
xuất sắc và thành công của Hàn Mặc Tử”. Ở câu thứ nhất, hai từ nhà thơ và thi sĩ
thực ra là một, chỉ khác là một từ là từ thuần Việt, một từ là từ Hán-Việt, hai từ lại
đứng cạnh nhau. Viết như vậy là thừa. Câu thứ hai cũng mắc lỗi tương tự. Ba từ
hay, xuất sắc, thành công vừa đồng nghĩa vừa bao hàm nghĩa lẫn nhau. Muốn câu
văn, đoạn văn đạt được sự trong sáng, hàm súc thì phải lược bỏ các yếu tố thừa,
lặp.
Có thể thấy nguyên nhân của lỗi lặp này là do cách diễn đạt rối rắm, cắt nghĩa
không rạch ròi, khả năng kết hợp và sắp xếp từ ngữ để biểu đạt ý, câu và giữa các
câu yếu. Đặc biệt là do học sinh nghèo vốn từ để diễn đạt.
c.5. Lỗi kết hợp từ không đúng đặc điểm ngữ pháp
Lỗi kết hợp từ là khi người viết kết hợp các từ với nhau không phù hợp với khả
năng kết hợp của nó. Mỗi từ có những đặc điểm ngữ pháp riêng , thể hiện ở nội
dung nghĩa và khả năng kết hợp giữa nó với các từ khác. Chính vì sự kết hợp sai
8
nguyên tắc đó làm nội dung của câu bị thiếu, không diễn đạt rõ về nghĩa. Có thể
thấy một vài biểu hiện chủ yếu về loại lỗi này của học sinh như sau:
- Nếu ngại khó khăn không thành công.
- Nhiều tấm gương vượt qua số phận thành công.
Câu thứ nhất viết thiếu quan hệ từ “thì” hoặc là “sẽ”. Câu thứ hai cũng thiếu từ, cần
phải diễn đạt là “Nhiều tấm gương giàu nghị lực đã vượt lên số phận để đạt được
thành công”
- Thực tế nhiều người đã làm việc rất năng lực. Câu sai vì từ “năng lực” không thể
đi liền với “làm việc rất là”. Có thể sửa lại là “Nhiều người đã làm việc rất năng
nổ”
- Cuộc đời đã dành cho Hàn Mặc Tử những bất hạnh. Từ “dành cho” để chỉ những
ưu ái có tính tốt đẹp, do đó không thể kết hợp với “bất hạnh”. Cần phải thay từ
“dành cho” bằng từ “đưa đến” mới phù hợp.
Nguyên nhân của loại lỗi này là do viết thừa hoặc thiếu quan hệ từ. Do không nắm
được đặc điểm của từ loại và do người viết không phân biệt được đặc điểm kết hợp
khác nhau của một từ khi chúng có quan hệ với một thành phần chung.
c6. Lỗi dùng từ sáo rỗng công thức
Đây là loại lỗi khi người tạo lập văn bản dùng những từ mà người khác đã dùng
quá nhiều. Bắt chước một cách máy móc, bất kể đối tượng, hoàn cảnh, nội dung
diễn đạt có phù hợp với từ ngữ đó hay không. Đây là lối “nói chữ”, dùng từ văn hoa
bóng bẩy, “nói to giọng” nhưng nội dung lại chung chung, chứa đựng ít thông tin,
thậm chí trống rỗng. Một số biểu hiện của học sinh về loại lỗi này như sau:
- Gần bảy thập kỷ đã trôi qua, thời gian đã đóng dày lên trang thơ một lớp bụi mờ
như năm tháng đi qua còn để lại và in hằn lên những vết chân rõ nét.
- Những vần thơ chứa chan những giọt lệ nóng hổi trào dâng ấy vẫn sáng ngời
long lanh như những vì sao giữa bầu trời, nhức nhối trái tim của muôn người và
mãi mãi muôn đời sau.
Các em dùng từ văn hoa bóng bẩy ngay cả với những từ mà mình không hề hiểu
nghĩa.
- Con đường mơ ước là con đường nhung huyền của những khát vọng sâu xa trong
thẳm sâu tâm hồn khát khao cháy bỏng rực sáng niềm tin.
- Bằng nhiệt huyết nam nhi và trái tim tuổi trẻ, bằng khát khao cháy bỏng tự do em
sẽ học tập và rèn luyện tốt để vươn tới những tầm cao mới.
Trên đây chỉ là những ví dụ điển hình về biểu hiện lỗi sáo rỗng của học sinh.
Thực ra những cách viết sáo rỗng như trên không phải là sai thật sự nhưng chỉ chứa
quá ít thông tin hoặc chứa những thông tin không mấy liên quan đến nội dung cần
diễn đạt, do đó kém tác dụng thiết thực.
Nguyên nhân của lỗi này là do năng lực cảm thụ từ ngữ của học sinh quá yếu. Các
em bắt chước lối viết của người khác một cách máy móc mà không quan tâm đến
từ mình dùng có phù hợp ý đang nói hay không. Có quá nhiều sách tham khảo ở
dạng bài văn hay, tạo điều kiện tốt cho tâm lý văn hoa bóng bẩy, thích bắt chước
của học sinh phát triển.
9
B. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỮA LỖI DÙNG TỪ TRONG DẠY HỌC LÀM
VĂN
I. Xây dựng hệ thống bài tập khắc phục và ngăn ngừa lỗi dùng từ
Trên cơ sở đảm bảo tính khoa học và sư phạm, dựa vào đặc trưng của phân môn
cũng như thực tiễn dạy học tiếng Việt và nhất là thực trạng mắc lỗi của học sinh, tôi
đã xây dựng một hệ thống các bài tập có tác dụng trau dồi vốn từ tiếng Việt và
ngăn ngừa các lỗi thông thường mà học sinh thường hay mắc phải. Các bài tập này
được sử dụng trong các giờ trả bài, kiểm tra miệng hay kiểm tra 15 phút. Đây là
những dạng bài tập thông thường, giáo viên rất dễ thiết kế mà tính hiệu quả đối với
học sinh là rất rõ rệt. Hệ thống bài tập cụ thể được phân làm ba dạng:
- Bài tập làm giàu vốn từ cho học sinh
- Bài tập rèn luyện kỹ năng sử dụng từ ngữ
- Bài tập phát hiện và khắc phục lỗi
1. Bài tập làm giàu vốn từ cho học sinh
Bài tập làm giàu vốn từ cho học sinh là cách thức cung cấp từ ngữ được dựa trên
những cơ sở và hệ thống nhất định. Qua sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh sẽ
tìm tòi và chiếm lĩnh từ một cách tự giác và khoa học. Mục đích của hệ thống bài
tập này là làm phong phú vốn từ cho học sinh, giúp các em tích lũy và vận dụng
vốn từ của mình tốt hơn vào thực tiễn giao tiếp. đây là cách học hữu thức, dựa trên
những cơ sở tâm lý ngôn ngữ nên có tính bền vững cao.
a. Bài tập làm giàu vốn từ theo quan hệ cấu tạo
Đây là dạng bài tập cho trước một “tiếng” và yêu cầu học sinh tìm được các từ láy,
từ ghép có chung yếu tố cấu tạo đó.
* Bài tập về từ láy:
- Bài tập 1: hãy tìm các từ láy có chung yếu tố cấu tạo với các từ: nhỏ, mê, gắt,
chán , vui, buồn.
Ví dụ: nhỏ: nhỏ nhắn, nho nhỏ, nhỏ nhoi
- Bài tập 2: Cho các từ: đỏng đảnh, lấc cấc, líu lo, thì thụt, quanh quẩn, lóng lánh,
thấp thỏm. Tìm dạng láy của chúng và nhận xét về hiện tượng láy này.
Ví dụ: đỏng đảnh: đỏng đa đỏng đảnh
- Bài tập 3: Tìm 10 từ láy âm và 10 từ láy vần chỉ dáng điệu, cử chỉ, thái độ của
con người.
Ví dụ: lạnh lùng (láy âm), xởi lởi (láy vần)
- Bài tập 4: Tìm 10 từ láy 3 và cho biết cách sử dụng chúng
Ví dụ: sạch sành sanh. Chúng nó đã vét sạch sành sanh không chừa lại một
thứ gì.
- Bài tập 5: Tìm các từ láy có ý nghĩa giảm nhẹ (nhỏ- nho nhỏ)
* Bài tập về từ ghép:
- Bài tập 1: Tìm các từ có chung yếu tố: viên, bản, giáo, hạnh, trí
Ví dụ: viên: giáo viên, sinh viên, học viên…
- Bài tập 2: Cho các yếu tố: tình, thiết, đỡ, học, bạn, gắn, thân, thư, dung, yêu. Tạo
các từ ghép có ý nghĩa tổng hợp và ý nghĩa phân loại.
10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 11 trang mẫu của tài liệu "SKKN Chữa lỗi dùng từ trong dạy học làm văn ở trung học phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_chua_loi_dung_tu_trong_day_hoc_lam_van_o_trung_hoc_pho.doc