SKKN Cách tổ chức cho học sinh hoạt động theo cặp, nhóm trong giờ dạy và học môn tiếng anh ở trường THCS có hiệu quả
Trong những năm gần đây, song song với sự phát triển không ngừng của ngành khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, công nghiệp du lịch … việc học ngoại ngữ đã trở thành một nhu cầu thiết yếu với tất cả cộng đồng.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN ĐÔNG TRIỀU
TRƯỜNG THCS XUÂN SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
CÁCH TỔ CHỨC CHO HỌC SINH HOẠT ĐỘNG
THEO CẶP, NHÓM TRONG GIỜ DẠY VÀ HỌC MÔN
TIẾNG ANH Ở TRƯỜNG THCS CÓ HIỆU QUẢ
–––––––––––––––––––––––––––––––
HỌ VÀ TÊN :
ĐỖ THỊ BÍCH
ĐƠN VỊ CÔNG TÁC : TRƯỜNG THCS XUÂN SƠN
TỔ :
KHOA HỌC XÃ HỘI
NĂM HỌC :
2009 - 2010
1
I . LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
1. Cơ sở lý luận.
Trong những năm gần đây, song song với sự phát triển không ngừng của
ngành khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, công nghiệp du lịch … việc học
ngoại ngữ đã trở thành một nhu cầu thiết yếu với tất cả cộng đồng. Với cơ chế mở
cửa, quan điểm “ Hội nhập” ngoại ngữ đã trở thành phương tiện tối ưu để chúng ta
tiếp cận với thế giới văn minh, trao đổi văn hoá và nối vòng tay hữu nghị toàn cầu.
Xuất phát từ mục tiêu đó, việc dạy và học ngoại ngữ trong các trường THCS
đã có chuyển biến rõ rệt. Ngoại ngữ đã trở thành một môn học bắt buộc trong các
trường THCS và THPT. Tiếng Anh đã được phủ kín các trường ở khắp nơi kể
cả vùng sâu vùng xa. Thậm trí một số trường tiểu học cũng đã đưa môn ngoại
ngữ vào để các em sớm được làm quen với môn học và tạo điều kiện thuận lợi
cho việc học sau này của các em .
Một trong những yếu tố cơ bản tác động trực tiếp đến kết quả học tập của học
sinh là phương pháp dạy học. Vậy việc đổi mới , cải tiến phương pháp dạy học là
một công việc cô cùng quan trọng đối với mỗi giáo viên, phương pháp dạy học tích
cực là lấy học sinh làm trung tâm, học sinh phải chủ động tham gia vào các hoạt
động học tập từ khâu lĩnh hội kiến thức đến khâu thực hành các kỹ năng giao tiếp
còn giáo viên chỉ là người hướng dẫn , chỉ đạo và là trọng tài cho các hoạt động
học tập của học sinh.
Như chúng ta biết mục đích cuối cùng của học ngoại ngữ là để giao tiếp dưới
các dạng hình thức nghe – nói - đọc – viết tức là để có thể giao tiếp được bằng
ngoại ngữ mình học. Vận dụng phương pháp đa dạng phù hợp với mỗi hoạt động
sẽ giúp cho học sinh tự tin hơn, chủ động hơn trong việc lĩnh hội kiến thức .Tổ
chức cho học sinh hoạt động theo cặp, nhóm là rèn cho học sinh kỹ năng vận
dụng kiến thức để giao tiếp , biết chủ động để trình bày những mục đích giao tiếp
của mình theo cặp hoặc nhóm thông qua giao tiếp nói hoặc viết . Vì vậy việc rèn
cho học sinh có thói quen, kỹ năng và nhu cầu giao tiếp trong học tập cũng như
trong cuộc sống của giáo viên đối với học sinh là rất cần thiết .
2. Cơ sở thực tiễn
Nhìn chung với tinh thần và yêu cầu đòi hỏi của việc đổi mới phương pháp
dạy học qua quá trình đổi mới thay sách giáo khoa những năm gần đây, phần lớn
2
giáo viên đã tìm tòi học hỏi và vận dụng phong phú các phương pháp vào quá trình
truyền thụ kiến thức cho học sinh.Song còn ảnh hưởng của phương pháp cũ một
phần , mặt khác là chưa quen và đang trên đà đổi mới dần nên còn không ít những
giáo viên chưa thành công trong việc thể hiện vai trò tổ chức, hướng dẫn của mình,
chưa phát huy được vai trò chủ động sáng tạo, tích cực hoạt động của học sinh.
Nhất là trong việc tổ chức cho học sinh hoạt động theo cặp, nhóm
Để truyền thụ kiến thức cho học sinh có hiệu quả , gây được hứng thú học tập
của học sinh, học sinh dễ hiểu , dễ tiếp thu kiến thức và vận dụng tốt kiến thức , tất
cả đều phụ thuộc vào phương pháp dạy của người thầy. Qua thực tế với những vấn
đề trên, để hoạt động theo cặp, nhóm của học sinh có hiệu quả trong việc dạy học
ngoại ngữ nói chung và dạy học Tiếng Anh nói riêng cần phải tuân thủ những
nguyên tắc gì và yêu cầu giáo viên , học sinh phải làm gì ?. ở chuyên đề này tôi
mạnh dạn đưa ra suy nghĩ của mình về “Cách Tổ chức cho học sinh hoạt động
theo cặp, nhóm trong giờ dạy và học môn Tiếng Anh ở trường THCS có hiệu
quả”.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
Từ tình hình thực tế giảng dạy Tiếng Anh trong trường THCS , thấy được hạn
chế của học sinh trong việc học Tiếng Anh , từ khâu lĩnh hội từ mới , ngữ liệu
mới cho đến việc rèn luyện các kỹ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ các em học . Để
giúp các em dễ dàng, hồn nhiên tiếp cận với một ngôn ngữ mới đó , đề tài
“Cách Tổ chức cho học sinh hoạt động theo cặp, nhóm trong giờ dạy và học
môn Tiếng Anh ở trường THCS có hiệu quả”. là sự kết hợp các phương pháp
quan sát , nghiên cứu sản phẩm, nghiên cứu tài liệu, tổng kết kinh nghiệm để xác
định và đề xuất những biện pháp, thủ thuật nhầm nâng cao chất lượng day Tiếng
Anh cho học sinh THCS, đặc biệt là học sinh từ khối 6 đến học sinh khối 9 ở
trường THCS Xuân Sơn. Trên cơ sở những biện pháp đề xuất, lựa chọn những
biện pháp cơ bản mấu chốt, tối ưu mà khả năng và điều kiện cho phép , tiến hành
thực nghiệm, vận dụng phương pháp phù hợp cho từng bài, từng đối tượng học
sinh để đi đến khảng định tính đúng đắn của những biện pháp đó.
III . THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
- Thời gian : Từ năm học 2008 – 2009 đến năm học 2009 - 2010.
3
- Địa điểm : Tại trường THCS Xuân Sơn với các đối tượng là học sinh bậc
THCS từ lớp 6 đến lớp 9.
IV. ĐÓNG GÓP MỚI VỀ MẶT LÝ LUẬN , VỀ MẶT THỰC TIỄN.
Học sinh THCS là khối học sinh đầu tiên được học Tiếng Anh một cách bài
bản. Do vậy các em gặp nhiều khó khăn , đó là sự khác nhau về chữ viết, cách
đọc, ngữ pháp và cả về phong tục tập quán, cùng một lúc các em phải học và tìm
hiểu cả 4 vấn đề đó. Ngoài ra các em còn chịu ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ, hơn
nữa các em là những đứa trẻ sống ở vùng nông thôn, các em còn nhút nhát ít va
chạm và môi trường giao tiếp, thực hành hạn chế.
“ Cách Tổ chức cho học sinh hoạt động theo cặp ,nhóm trong giờ dạy và học
môn Tiếng Anh ở trường THCScó hiệu quả”. được sử dụng trong các tiết dạy
,bài dạy giúp cho việc truyền thụ kiến thức của giáo viên thuận lợi hơn, dễ dàng
hơn và việc tiếp thu kiến thức của học sinh nhanh hơn , thực tế hơn, tự nhiên hơn.
Muốn vậy giáo viên cần nghiên cứu nội dung từng bài học trong sách giáo
khoa, nghiên cứu đối tượng học sinh, bằng kinh nghiệm giảng dạy của bản thân ,
quan sát , trao đổi với bạn bè đồng nghiệp trong và ngoài trường để lựa chọn và tổ
chức cho học sinh hoạt động theo căp, nhóm phù hợp với bài học, với khả năng
nhận thức của các em, thu hút sự chú ý của các em ,tạo cho không khí tiết học
sinh động hơn , bớt căng thẳng. Với phương châm “ học mà chơi , chơi mà học”
nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong việc tiếp thu kiến thức.
B.. PHẦN NỘI DUNG
I . CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN.
Ap dụng phương pháp “ Cách Tổ chức cho học sinh hoạt động theo cặp nhóm
trong giờ dạy và học môn Tiếng Anh ở trường THCS có hiệu quả” là sáng kiến
kinh nghiệm nghiên cứu trong phạm vi đưa ra các tình huống và một số bài tập phù
hợp với hoạt động theo cặp ( pair work ), hoặc theo nhóm ( group work ). Đồng
thời là một số cách tổ chức nhóm, cặp và hướng dẫn điều khiển theo cặp , nhóm.
Với phạm vi nghiên cứu này có thể được ứng dụng trong việc phát triển tất
cả các kỹ năng nghe – nói - đọc – viết mà chủ yếu là các hoạt động giao tiếp .
Để áp dụng được phương pháp này cần phải đảm bảo những yếu tố sau:
4
+ Thày phải luôn luôn thay đổi các hình thức, áp dụng linh hoạt , phải thực
sự có ý thức và luôn trăn trở trong việc vận dụng các phương pháp và phải là
người chủ động điều khiển tạo cho học sinh hứng thú làm việc, không có cảm giác
nhàm chán.
+ Trò phải hứng thú với các hoạt động, luôn có nhu cầu giao tiếp , vận dụng và hợp
tác với bạn bè.
Ngoài ra một phần không thể thiếu được đó là thiết bị dạy học và đồ dùng
dạy học như sách giáo khoa , tranh ảnh , bảng phụ .....
Nghiên cứu đề tài này tôi đã tập trung nghiên cứu các tài liệu về đổi mới
phương pháp dạy học , bộ SGK Tiếng Anh từ lớp 6 đến lớp 9 theo chương trình
mới vận dụng vào thực tế giảng dạy . Tiến hành các hoạt động theo cặp , nhóm ở
hầu hết các bài học trong chương trình Tiếng Anh 6,7,8,9 và so sánh với phương
pháp cũ .
II. CHƯƠNG 2 : NỘI DUNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .
1. Khái niệm cơ bản về hoạt động theo cặp ,nhóm .
Hoạt động theo cặp ,nhóm được quan niệm đơn giản như một tập hợp hai
hay nhiều cá nhân cùng hợp tác với nhau trong công việc , có phản ứng tương hỗ
với nhau trong sinh hoạt chung và mang các đặc trưng cơ bản sau:
+ Cặp, nhóm là môi trường nuôi dưỡng các cá nhân , là sợi dây liên lạc chặt
chẽ giữa các nhân với cá nhân hoặc giữa cá nhân với tập thể nhóm , nơi thi hành
những nhiệm vụ được giao , nơi khuyến khích con người làm việc . Nhập vào cặp,
nhóm cá nhân sẽ có được sự ủng hộ , làm tăng thêm tính thân thiện , đoàn kết
gắn bó với nhau cùng giúp nhau hoàn thành nhiệm vụ .
+ Cặp, nhóm là nơi chú trọng toàn diện với con người , nơi nêu rõ ưu , khuyết
điểm của họ . Cặp, nhóm thành phần không đông , giao tiếp trực tiếp và vị trí ưu
thế của các mối liên hệ tình cảm . Đây chính là đặc điểm đặc thù cơ bản tồn tại
một cách khách quan của cặp, nhóm , nó được tạo nên trên cơ sở thành viên cùng
chung sống cùng lao động với nhau.
+ Cặp nhóm là đối tượng tiếp nhận các tác động dạy học của giáo viên ,
thông qua sự tương tác , cọ sát, thảo luận trao đổi giữa các thành viên trong cặp,
nhóm để tác động đến từng học sinh cụ thể.
2. Phương pháp tổ chức cho học sinh hoạt động theo cặp, nhóm .
5
* Đối với giáo viên
Để học sinh hoạt động theo cặp, nhóm có hiệu quả giáo viên người tổ chức,
điều khiển hoạt động cần làm tốt những yêu cầu sau:
- Chỉ dẫn bài tập hay nêu ra nhiệm vụ , yêu cầu phải thật rõ ràng
Example :
+ Khi muốn cho học sinh thực hành theo cặp mẫu câu hỏi về khoảng cách
How far is it from ........... to ............ ? ( It’s ) about ...............
Tôi đưa ra lời chỉ dẫn như sau:
Work in pairs to practise asking and answering about distance in 2 miutes .
T Points to the students in raws and numbers them . one – two – one – two.
Number one asks and number two answers . Then change the positions number
two asks, number one answers.
T points one student and asks : “ What is your number ? What do you have to
do first? And then ?”
+ Khi muốn cho học sinh thực hành theo nhóm luyện kỹ năng viết thư
“Unit 4 – lesson 5 – English 9”
Tôi đưa ra lời chỉ dẫn như sau:
Work in groups of 8 to write a letter of inquiry to request for information or
action .
T Points to the students in the raws and numbers them : one – two – three – four
– five – six - seven – eight .
T asks SS to work in groups of 8 to write a letter of inquiry to the institution
requesting for more information about the courses and fees.. Before writing a full
letter each people in the group reads and writes outline then discuss in the group
to write a letter . Each group has a secretary to write up.
T points one student and asks : “ How do you work ? Individually or in group? –
What do you do first ? And then ? Does each people in your group have to write ?
- Trước khi học sinh làm việc theo cặp , nhóm giáo viên cần phải có sự chuẩn bị
tốt , có mẫu hoặc ví dụ cho trước , cung cấp đủ ngữ liệu cho bài tập :
Example
T does as model with one strongest student , the whole class listen to them :
Unit 5 - A3 – English 6
6
T:
S:
T:
What do you do after school ?
I watch TV .
Can you ask me ?
S :
T:
What do you do after school ?
I play volleyball .
T may give the prompts :
Eg : collect stamp / clean the floor / read books and the model on the board .
What do you do after school?
I ............................................
-Trong quá trình học sinh thực hiện giáo viên cần có sự theo dõi, bao quát chung
. Không ngắt lời khi học sinh đang luyện tập , đi quanh lớp lắng nghe và hỗ trợ kịp
thời khi cần thiết . Giáo viên ghi lại những lỗi sai điển hình để chỉ ra cho học sinh
sửa sau đó .
- Giáo viên cần qui định thời gian cụ thể cho từng hoạt động .
Example
T : Work in pairs to practise asking and answering about the distance in 2
minutes.
( After T gives the requirements and duties to the Ss and does the model on the
board )
Teacher : Now , time begins , work in pairs please . ( after 2 minutes )
Teacher : Now , time is up . Stop asking and answering .
- Giáo viên nên linh động phân cặp , nhóm hợp lý :
Có thể chọn học sinh cùng trình độ để làm việc với nhau tuỳ theo từng ý đồ và
tính chất của từng bài tập , mẫu câu . Việc phân cặp , nhóm này nên quy định cho
học sinh theo thói quen.
- Sau khi học sinh thực hành bài tập theo cặp, nhóm cần có sự kiểm tra , nhận xét
, góp ý kiến kịp thời từ bạn bè ở nhóm khác, hoặc từ giáo viên để chữa lỗi hoặc
cung cấp mẫu đúng .
- Khuyến khích học sinh làm việc theo cặp , nhóm.
* Đối với học sinh
Người thực hiện hoạt động để chủ động lĩnh hội kiến thức qua hình thức hoạt
động này cần phải xây dựng thói quen tuân theo một số những qui định cần thiết .
7
- Cần phải nghe những yêu cầu của bài tập :
Yêu cầu này thể hiện trong SGK là một phần còn phần lớn là hướng dẫn và yêu
cầu của giáo viên , người điều khiển hoạt động . Ví dụ như yêu cầu về hoạt động ,
thời gian hoạt động , nhiệm vụ của từng nhóm , cá nhân trong nhóm . ...
- Cần làm việc tự giác , không gây quá ồn ào .
- Cần phải bắt đầu và ngừng ngay hoạt động khi giáo viên yêu cầu .
* phương pháp tổ chức hoạt động theo cặp , nhóm .
2. 1 . Hoạt động theo cặp ( pair work )
2 . 1 . 1 . Cặp giữa thầy và một trò ( Teacher and a student) :
Giáo viên có thể gọi những học sinh khá thực hành với mình làm mẫu . Sau
đó gọi học sinh yếu hơn làm lại . Những học sinh yếu , giáo viên có thể đưa ra
những câu hỏi dễ để kích thích và lôi cuốn toàn bộ học sinh vào hoạt động ai
cũng phải suy nghĩ và trả lời .
Cách này thường được sử dụng làm mẫu trước khi cho học sinh luyện tập ngữ
liệu mới theo cặp mở hoặc đóng .
Example :
T : How do you go to school ?
S1 : I go to school by bike .
T : What about you ( S2 ) ? How do you go to school ?
S2 : I go to school by bike .
T : What about ............................?
S3 : ................................................
2 . 1 . 2 . Cặp mở ( open pair ): giữa hai học sinh không ngồi gần nhau :
- Giáo viên có thể gọi hai học sinh đóng vai nhân vật trong bài hội thoại
( một học sinh dãy bên trái , một học sinh dãy bên phải ....)
- Có thể gọi một học sinh đặt câu hỏi và cho phép em đó chỉ định người trả
lời .
Cách này thường được tổ chức cho học sinh hoạt động thực hành bài khoá hoặc
luyện ngữ liệu mới trước khi các em thực hành theo cặp đóng .
2 . 1 . 3. Cặp đóng ( close pair ) : giữa hai học sinh ngồi cạnh nhau :
- Với hình thức này giáo viên phải đánh số học sinh theo từng hàng dọc
hoặc theo hàng ngang , qui định nhiệm vụ của từng học sinh trong cặp Hỏi - Trả
8
lời và ngược lại hoặc vai A – vai B và ngược lại đổi vai .....
Nhóm này thường được tổ chức cho học sinh hoạt động khi giao cho học sinh
chấm , chữa bài cho nhau (qua phiếu học tập hoặc qua các bài tập trong sách ),
hoặc trong trường hợp sau khi giao việc cá nhân , học sinh phải huy động kinh
nghiệm đẫ có để suy nghĩ , cuối cùng trao đổi kinh nghiệm với người bên cạnh
mình nhằm cách giải quyết tình huống đề ra , hoặc cho học sinh luyện tập ngữ liệu
mới sau khi được giới thiệu , hoặc cho học sinh luyện kỹ năng giao tiếp đối thoại
theo nội dung bài khoá .... Ưu điểm của hình thức này là không mất thời gian tổ
chức, không xáo trộn chỗ ngồi mà vẫn huy động được học sinh làm việc cùng
nhau.
* Các bước thực hiện , điều khiển một hoạt động theo cặp :
- The 1st step : T introduces the exercise and shows what questions and
answers that students can give .
- The 2nd step : Ask a few students around the class to show the kind of
conversation students might have .
- The 3rd step : Divide the class into pairs then give instructions . If there is a
group of three one asks all questions then change round in turn.
- The 4th step : Ss work in pairs . T goes more quickly round the class , checking
that everyone is talking but do not try to correct mistakes. It will be better for the
teacher to take answer note the mistake silently.
- The 5th step : When most pair finished , stop the activities call one by one
pair
- The 6th step : Teacher remarks the activity .
2 . 2 . Hoạt động theo nhóm ( group work )
Việc phân nhóm tuân theo đặc điểm tâm lý , nhận thức của học sinh và phụ
thuộc nhiệm vụ học tập phải giải quyết . Trong mỗi nhóm phải có sự phân công
nhiệm vụ rõ ràng , phải cùng hợp tác giải quyết nhiệm vụ chung của nhóm . Học
sinh phải trực tiếp tham gia các hoạt động , giải quyết nhiệm vụ học tập được đặt
ra cho mỗi nhóm . Chia nhóm phải đảm bảo cân đối về số lượng , Sắp xếp vị trí
chỗ ngồi của nhóm cũng như từng thành viên để học sinh dễ thảo luận , trao đổi
với nhau và trao đổi với giáo viên . Có nhiều cách chia nhóm tuỳ theo yêu cầu ,
9
nhiệm vụ học tập và dụng ý sư phạm của giáo viên . Có thể chia nhóm theo những
hình thức sau :
+ Chia nhóm theo vị trí bàn học của học sinh : nhóm nhỏ 3 – 4 người có thể
mỗi bàn là một nhóm , nhóm lớn 6 – 8 người có thể 2 bàn ngồi kề nhau là một
nhóm .
Ưu điểm của cách chia nhóm kiểu này là tổ chức gọn nhẹ ,huy động được tất cả
học sinh vào giải quyết công việc, không cần xáo trộn bàn ghế. Nhóm kiểu này
thường được sử dụng để huy động khả năng của học sinh trong nhóm vào giải
quyết các bài tập tình huống nhận thức , thực hành hoặc các bài tập vận dụng tri
thức để giải quyết các tình huống thực tiễn .
+ Chia nhóm theo cách xáo trộn trong cả lớp bằng cách cho học sinh điểm
danh (Tuỳ theo số lượng học sinh trong lớp và tuỳ theo ý đồ của giáo viên , nếu
giáo viên định cho học sinh thực hành theo 4 nhóm thì cho học sinh điểm danh từ
1 -> 4 , nếu cho học sinh thực hành theo 5 nhóm thì cho học sinh điểm danh từ 1
–> 5 lần lượt cho đến hết lớp ) sau đó chia nhóm theo vị trí giáo viên sắp đặt
trước . Nhóm 1 là những học sinh mang số 1 , nhóm 2 là những học sinh mang
số 2 , ..... nhóm 5 là những học sinh mang số 5 .
Chia nhóm kiểu này có tính tổ chức, hợp tác, phân công nhiệm vụ rõ ràng . Do
đó , khi thành lập nhóm bao gìơ cũng phải phân công nhiệm vụ cho từng thành
viên . Về tổ chức lớp cần kê lại bàn ghế theo vị trí ngồi của nhóm đẫ được bố trí
sao cho thuận lợi cho việc tổ chức dạy học trong lớp , có không gian đủ rộng để
giáo viên có thể đi lại . Nhóm này thường được sử dụng trong các giờ học có thí
nghiệm thực hành , HS phải thực hành, quan sát , phân tích hoặc phải rèn kỹ năng
tổ chức .
+ Chia nhóm thành dãy bàn học có trong lớp ( thành 2 hoặc 3 nhóm tuỳ theo
dãy bàn học trong mỗi lớp đẫ được bố trí ).
Cách tổ chức nhóm kiểu này thường đơn giản , nhanh. Nhóm này thường
được sử dụng trong các trò chơi học tập , hoặc giải một bài tập nhận thức có tính
thi đua giữa các nhóm với nhau.
* Các bước thực hiện , điều khiển một hoạt động theo nhóm :
- The 1st step : T introduces the requirements what students have to do .
- The 2nd step : divide class into groups .
10
- The 3rd step : give instructions – check Ss’ understanding
- The 4th step : Ss work in groups . T goes round to check and take notes .
- The 5th step : When most groups finished , stop the activities . Each group
report their answers
- The 6th step : T gives feedback .
3. Xác định thời điểm , các loại bài tập nên cho học sinh hoạt động theo cặp
( work in pairs ), hoặc hoạt động theo nhóm ( work in groups ).
3 . 1. Hoạt động theo cặp ( work in pairs )
Hình thức hoạt động theo cặp phù hợp với các hoạt động hội thoại giữa hai
người với nhau , do vậy sẽ phù hợp với các loại bài tập như :
3.1.1.Luyện mẫu câu sau phần giới thiệu ngữ liệu mới ( Practise model
sentences).
Example :
ENGLISH 6 – UNIT 4 - C4 : LISTEN AND REPEAT
Ba : What time is it ?
Lan : It’s eight o’clock. We’ re late for school.
Ss listen and repeat and then role play : one is Ba, other is Lan and then
exchange .
3 . 1 . 2 . Luyện các bài tập ngữ pháp theo mẫu câu :
Example :
ENGLISH 7 – UNIT 4 :
A4 : Look at the picture. Ask and answer the questions
S1 : What is Lan studying ?
S2 : Lan is studying physics .
S1 : What time does Lan have her physics class ?
S2 : She has her Physics class at 8.40.
3. 1.3. Lyuện các bài hội thoại ngắn , đóng vai lại bài hội thoại mẫu với
gợi ý cho sẵn Practise short dialogues,makeup similar ones using the prompts
Example :
ENGLISH 7 – UNIT 2:
A3 : Listen .
Lan : Excuse me , Hoa .
11
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 11 trang mẫu của tài liệu "SKKN Cách tổ chức cho học sinh hoạt động theo cặp, nhóm trong giờ dạy và học môn tiếng anh ở trường THCS có hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_cach_to_chuc_cho_hoc_sinh_hoat_dong_theo_cap_nhom_trong.doc