SKKN Các biện pháp giúp học sinh lớp 4 viết văn miêu tả đạt kết quả cao

Tiếng Việt của người Việt là một kho báu.Con người dần tìm hiểu,nghiên cứu chiếm lĩnh kho báu ấy qua từng giai đoạn, từng thời kỳ và qua từng lứa tuổi.Đối với học sinh tiểu học, tìm hiểu, nghiên cứu Tiếng Việt dành cho các em,
bước đầu có phần nhẹ nhàng, đơn giản, nhưng điều đơn giản đây không phải là “ bình thường” hay “ không quan trọng” mà là một bàn đạp, một nền tản để các em thâm nhập vào toàn bộ Tiếng Việt nắm hiểu và sử dụng Tiếng Việt như sử dụng kho báu để đạt hiệu quả cao.
BÁO CÁO SÁNG KIẾN  
I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN.  
Tiếng Việt của người Việt là một kho báu.Con người dần tìm hiểu,nghiên  
cứu chiếm lĩnh kho báu ấy qua từng giai đoạn, từng thời kỳ và qua từng lứa  
tuổi.Đối với học sinh tiểu học, tìm hiểu, nghiên cứu Tiếng Việt dành cho các em,  
bước đầu có phần nhẹ nhàng, đơn giản, nhưng điều đơn giản đây không phải là “  
bình thường” hay “ không quan trọng” mà là một bàn đạp, một nền tản để các em  
thâm nhập vào toàn bộ Tiếng Việt nắm hiểu và sử dụng Tiếng Việt như sử dụng  
kho báu để đạt hiệu quả cao.Dạy Tiếng Việt ở bậc tiếu học nói chung và lớp 4 nói  
riêng, ta cần phải nắm rõ nhiệm vụ của từng phân môn. Trong bộ môn Tiếng Việt  
có rất nhiều phân môn: Tập đọc; Luyện từ và câu; Kể chuyện; Tập làm văn.Trong  
số các phân môn đó thì tập làm văn có vị trí rất lớn trong chương trình Tiếng Viêt,  
góp phần hệ thống lại kiến thức tiếng mẹ đẻ cho học sinh, làm phong phú tâm hồn  
các em, góp phần tích lũy được vốn sống bằng những hiểu biết và cảm xúc của bản  
thân thông qua hoạt động quan sát hằng ngày trong cuộc sống.Cần quan sát thường  
xuyên và quan sát bằng nhiều giác quan, đó là yêu cầu quan trọng để có vốn sống  
phong phú, có cái nhìn về thế giới xung quanh tinh tế hơn, nhạy cảm hơn, phù hợp  
với tâm lí lứa tuổi ngây thơ,hồn nhiên giàu cảm xúc.Ở lớp 4 chương trình Tập làm  
văn có rất nhiều thể loại. Đối với thể loại văn miêu tả là một thể loại gắn liền nhiều  
nhất với hoạt động quan sát, qua miêu tả về vật, về phong cảnh và nhất là tả người,  
sẽ thể hiện tình cảm chân thật, bộc lộ cá tính năng lực, ngôn ngữ và khả năng cảm  
thụ sáng tạo cho mỗi học sinh.Để giúp các em đạt được điều này, tôi xin giới thiệu  
đề tài : “CÁC BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 4 VIẾT VĂN MIÊU TẢ ĐẠT  
KẾT QUẢ CAO.”  
- Thế giới phong phú không chỉ bởi tự bản thân nó, mà còn bởi những cách  
nhìn nhận và tái hiện của mỗi con người...Hiểu biết, nhận xét và cảm thụ sâu sắc  
về thực tế cuộc sống.Đây chính là điều kiện quan trọng để học tập làm văn.  
- Các em khám phá thế giới xung quanh bằng con mắt bỡ ngỡ kì thú, trong  
sáng,trìu mến và đầy cảm xúc. Những bức tranh miêu tả thiên nhiên và con người  
của các em thường êm dịu, hài hòa, sâu lắng và thơ mộng. Các em hết sức mẫn  
cảm với cái đẹp tinh tế và tâm hồn luôn luôn rộng mở.  
- Thể hiện qua văn miêu tả của trẻ em là những góc nhìn và cảm nhận lung  
linh biến hóa không dứt.Đọc văn miêu tả của các em ta sẽ có cảm giác rất thú vị.Ở  
đó ta sẽ gặp những bất ngờ ngay trong những gì ta tưởng như đã quá quen thuộc.  
2
- Quan sát cảm nhận thế giới xung quanh rồi dùng phương tiện ngôn ngữ  
nói, viết để tái hiện lại cả một quá trình tư duy. Với cách nhìn riêng, sự lựa chọn  
riêng và một bản sắc cảm xúc riêng. Mỗi bài văn miêu tả phần nào có thể xem đó  
là sáng tác thể hiện trí thông minh, khả năng cảm thụ cái đẹp và nhu cầu tạo ra cái  
đẹp trong bản thân mỗi học sinh.  
- Thực tế học sinh lớp tôi: Ngay từ đầu năm học, tôi đã nhận thấy khả năng cảm  
thụ văn học của các em chưa cao. Hầu hết khi làm văn, các em chỉ làm đúng chứ  
chưa hay,các câu văn viết chưa có hình ảnh, chưa sinh động, vốn từ còn nghèo.Qua  
tìm hiểu tôi thấy những học sinh, nhất là những em khá, giỏi muốn làm văn tốt  
song ở các em còn lúng túng rất nhiều trong vấn đề này.  
- Khả năng quan sát tích lũy vốn từ các em chưa cao.  
- Nếu cứ với cách dạy môn tập làm văn theo như hướng dẫn của sách giáo  
viên, thì học sinh vẫn chưa đạt được khả năng viết văn tốt, nhất là đối với những  
học sinh khá, giỏi ( theo thực trạng chất lượng phân môn tập làm văn của lớp ).  
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP  
1. MÔ TẢ GIẢI PHÁP TRƯỚC KHI TẠO RA SÁNG KIẾN  
Trong cuộc sống, giao tiếp là hình thức cơ bản để con người phát triển  
tư duy và hình thành nhân cách.Đối với học sinh vùng nông thôn như lớp tôi, điều  
kiện để các em phát triển đa chiều các mối quan hệ giao tiếp không được mở rộng  
như ở thành thị, chưa nhạy bén trong va chạm, vốn sống các em chưa thật phong  
phú. Vốn từ hạn chế.  
Một số gia đình chưa thực sự quan tâm nhiều đến việc học của con em .  
Óc khái quát chưa cao, thường chú trọng đi sâu vào những chi tiết cụ thể,  
các em thiếu khả năng tổng hợp vấn đề.  
Sự nhận biết các biện pháp tu từ trong các bài thơ, đoạn văn còn mơ hồ chưa  
chính xác,việc sử dụng các biện pháp tu từ vào làm văn rất ít, bài văn viết ý còn  
khô khan, nghèo nàn,...  
Trẻ rất giàu khả năng sáng tạo, trong tư duy của mỗi em đều có những sở  
trường riêng. Ở độ tuổi học lớp 4, trẻ em thích tỏ ra mình là người lớn và say mê  
nghệ thuật, ham học hỏi,ham hiểu biết. Luôn hồn nhiên ngây thơ, trong sáng.Trẻ  
em thường thể hiện nét ngộ nghĩnh và cảm nhận thế giới xung quanh theo cách  
riêng với trí tưởng tượng phong phú.  
3
Trẻ được sự chăm sóc tốt của gia đình, được giáo dục trong môi trường lành  
mạnh, trong xã hội phát triển, tiến bộ.Học sinh có động cơ học tập đúng đắn và  
muốn tìm tòi thế giới muôn màu , muôn vẻ xung quanh ta.  
*Nguyên nhân:  
Đối với trường tiểu học , đặc biệt là các trường vùng nông thôn, đa số các  
em gặp nhiều khó khăn trong việc học tập.Nhất là bộ môn tập làm văn, luyện từ và  
câu.Ở trình độ các em thì khi nói, viết câu còn cứng nhắc, cấu trúc câu còn rập  
khuôn,chưa thể hiện sự sáng tạo, chưa nắm bắt và sử dụng các biện pháp tu từ khi  
viết văn nên dẫn đến câu văn còn khô khan, ý còn nghèo, bài văn diễn đạt chưa  
sinh động. Một phần do tài liệu sách báo tham khảo dành cho các em còn hạn chế,  
môi trường học hỏi còn đóng khung.  
Trong chương trình tập làm văn lớp 4, văn miêu tả chiếm gần 50% thời  
lượng của cả chương trình,. Điều này cho thấy văn miêu tả chiếm vị trí rất quan  
trọng trong phân môn tập làm văn.Xuất phát từ những thực trạng và lí do như đã  
nêu, nên tôi chọn và nghiên cứu đề tài này.  
*. Giới hạn nghiên cứu đề tài:  
-Học sinh lớp 4D, trường tiểu học Giao Châu.  
-Bộ môn Tiếng Việt cùng một số môn học khác trong chương trình lớp 4.  
2. MÔ TẢ GIẢI PHÁP SAU KHI CÓ SÁNG KIẾN  
BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:  
1*Tổ chức học sinh quan sát, tìm ý đối tượng miêu tả và xây dựng đoạn văn  
cho học sinh:  
Quan sát đa chiều và chính xác về đối tượng miêu tả theo yêu cầu là tìm  
được những chi tiết miêu tả tiêu biểu không để lẫn nó với đối tượng khác.Quan sát  
đầy đủ toàn diện bản chất của đối tượng và quan trọng là để nắm được cái sắc sảo  
riêng, cái dáng vẻ đặc biệt của người của vật của phong cảnh được nói đến.  
Để quan sát có chất lượng, giáo viên cần hướng dẫn các em quan sát theo  
trình tự nhất định ( chung -riêng, trong ra ngoài, xa-gần và ngược lại.). Quan sát  
bằng nhiều giác quan rồi ghi chép lại bằng những chi tiết đặc sắc theo phần gợi ý  
sách giáo khoa, nhờ đó mà bài văn của các em trở nên sinh động, mới mẻ hơn.  
Ví dụ: Đối tượng miêu tả là một đồ chơi mà em thích  
Giáo viên có thể cho học sinh ở nhà ghi chép ý quan sát hoăc học sinh mang  
đồ chơi mà mình thích đến lớp để quan sát và ghi những chi tiết quan sát được  
4
( mắt, mũi, tay, chân, thân hình...) vào giấy, sau đó sắp xếp các ý để tạo thành một  
dàn ý.Chẳng hạn dàn ý tả một chú gấu bông như sau:  
1.
2.Thân bài: Hình dáng bên ngoài:Gấu bông không to, gấu đang ngồi, dáng  
tròn.  
-Bộ lông màu trắng mịn như bông.  
-Hai mắt: đen láy  
-Trên cổ thắt một cái nơ màu đỏ chói.  
-Tay chân đang đưa về phía trước như đang tập thể dục  
3.Kết luận :Em yêu gấu bông, ôm gấu bông em rất thích.  
Từ dàn bài này, HS tham khảo và sẽ viết được bài văn tả chú gấu bông.  
* Hay đối tượng miêu tả là một cây có bóng mát.  
Giáo viên dặn học sinh về nhà quan sát cây có bóng mát. Đến lớp ,GV tổ  
chức cho các nhóm học tập học ngoài trời-Các em tùy chon một cây có bóng mát  
và quan sát ( nhóm trưởng hướng dẫn các bạn quan sát ). Các em vừa quan sát,  
thảo luận, đưa ra ý kiến, đúc kết những ý kiến hay (mỗi em có ghi chép đầy đủ các  
chi tiết quan sát).Kiểm tra xem :-Trình tự quan sát của em có hợp lí không?  
-Em đã quan sát bằng những giác quan nào?  
- Cây em quan sát có gì khác với những cây cùng loài?  
5
Sau khi quan sát xong, các em sắp xếp các chi tiết đã được quan sát thành một dàn  
ý.  
Ví dụ: Dàn bài tả cây phượng vĩ trước sân trường em.  
1.Mở bài: Giới thiệu cây muốn tả: Cây phượng ở trước sân trường em.  
2. Thân bài: Tả bao quát: Cây đứng sừng sững như chiếc ô khổng lồ.  
Tả từng bộ phận:  
+ Gốc: to, rễ trồi lên mặt đất.  
+ Thân: Ôm kín vòng tay, màu nâu, hơi sần sùi  
+ Tán lá: Xòe rộng che rợp góc sân, lá nhỏ, xếp đều nhau.  
+ Hoa : đỏ rực, cánh hoa như cánh bướm.  
3.Kết luận: Cảm nhận của em về cây phượng: Phượng gắn liền với em  
suốt một thời học sinh, phượng làm đẹp thành phố, làm đẹp sân trường. Em rất yêu  
phượng.  
* Trong những trường hợp, giáo viên không thể tổ chức học sinh quan sát  
trực tiếp bằng vật thật, bằng sự tham quan trực tiêp, thì ngoài việc dặn học sinh về  
6
nhà quan sát, giáo viên và học sinh phải sưu tầm tranh ảnh để lên lớp dựa vào tranh  
quan sát, tìm ý, lập dàn bài.  
Ví dụ: Tranh tả chú gà trống, con đường làng, chú trâu đang gặm cỏ...  
* Từ những dàn ý các em lập được, các em dễ dàng phát triển ý thành đoạn  
văn, bài văn ,.Đối với đối tượng học sinh khá giỏi,khi viết văn phải có lồng cảm  
xúc và các từ ngữ gợi hình ảnh, sử dụng các biện pháp tu từ đã học, để bài văn sinh  
động và hay hơn.  
* Như vậy việc quan sát tìm ý, xây dựng đoạn văn là việc làm hết sức cần  
thiết cho việc dạy thể loại vă miêu tả.  
2* Chọn lọc từ ngữ ,sử dụng đa dạng các loại từ ngữ gợi tả như: từ láy, từ  
gợi tả hình ảnh, từ gợi tả âm thanh, gợi tả mức độ...  
GV cho học sinh phân tích đoạn văn mẫu, tìm những từ ngữ gợi tả trong  
đoạn văn đó, để từ đấy điền vào phiếu học tập sau:( mỗi học sinh đều có một  
bảng, sử dụng cho cả phần học văn miêu tả), từ đó, các em vận dụng vào viết văn  
cho mình.  
TT  
Tên sự vật  
Hình  
dáng  
Màu sắc Chuyền  
động  
Tiếng  
động  
Từ láy  
7
Ví dụ:Dạy bài: THẾ NÀO LÀ VĂN MIÊU TẢ?( Tiếng Việt 4 tập một  
trang )  
GV hướng dẫn phân tích đoạn văn như sau:  
-Tên sự vật đầu tiên được miêu tả là gì? ( Cây sồi)  
-Cây sồi có đặc điểm gì nổi bật? ( cao lớn, lá đỏ chói lọi,lá rập rình lay động  
như những đốm lửa đỏ)  
“Cao lớn” tả về đặc điểm gì của cây sòi? ( hình dáng)  
“ Lá đỏ chói lọi” miêu tả đặc điểm gì? ( màu sắc)  
- Theo em tác giả miêu tả lá cây sồi còn đang ở trạng thái nào? ( chuyển động)  
Học sinh dựa vào cách hướng dẫn tương tự như vậy để làm tiếp những sự vật  
còn lại- cây cơm nguội, lạch nước...  
Học sinh đọc đoạn văn, tìm và điền vào bảng như sau:  
Từ láy  
Hình  
dáng  
Chuyển  
động  
Tiếng  
động  
TT  
1
Tên sự vật  
Màu sắc  
Có trong  
đoạn văn  
Cây sồi  
Cao lớn Lá  
chói lọi  
đỏ Rập rình lay  
động như  
Chói lọi;  
những đốm  
lửa đỏ.  
rực rỡ; rì  
rào;  
rập  
2 Cây cơm nguội  
3. Lạch nước  
Lá vàng Lá rập rình  
rình;bập  
rực  
lay động như  
những đốm  
lửa vàng.  
bùng; nhẹ  
nhàng; róc  
rách;  
Trườn lên  
mấy tảng đá  
trắng, luồn  
dưới mấy  
gốc cây ẩm  
mục  
Róc  
rách  
chảy  
- Giáo viên cần khuyến khích học sinh đặt câu văn, viết đoạn văn có nhiều từ  
ngữ gợi tả.Em Na, em Vy, Em Huyền lớp tôi đặt câu như sau:  
Mấy chú chim đang trò chuyện ríu rít trên vòm cây.  
Xe cộ chạy nhanh vun vút trên con đường nhựa.  
8
Từ xa vọng lại tiếng lách cách gõ thuyền của những người đánh cá  
đêm.  
Từ việc đặt câu,học sinh viết thành những đoạn văn, bài văn hay, có hình  
ảnh sinh động.  
3* Tích hợp các môn học để nâng cao hiệu quả dạy tập làm văn:  
Sự tích hợp các môn học vào dạy phân môn tập làm văn là rất phù hợp với  
phương pháp dạy học đổi mới hiện nay.  
Từ các môn học trong chương trình như: khoa học, địa lí; lịch sử, đạo đức,  
mĩ thuật...đã hổ trợ đắc lực cho phân môn tập làm văn. Qua môn học, học sinh  
được khám phá thế giới xung quanh về động, thực vật.Các em thực hành chăm sóc  
động thực vật và quan sát sự phát triển của chúng.Kiến thức thu được qua lí thuyết  
và thực hành làm giàu vốn sống, vốn hiểu biết cho các em.Chính vì vậy khi làm bài  
văn thuộc thể loại văn miêu tả ( cây cối, con vật), các em sẽ tả cặn kẽ, sinh động và  
thể hiện được tình cảm một cách chân thực hơn.  
Trong môn khoa học: Thông qua các bài học trong chương Động vật - thực  
vật, học sinh nắm được đặc điểm, ích lợi, cũng như cách chăm sóc con vật, cây  
cối, từ đó học sinh vận dụng vào làm văn miêu tả.  
Em Huyền lớp tôi đã viết đoạn văn tả ích lợi của cây chuối như sau:  
...Chuối xanh để nấu bún ốc, Chuối tiêu chín ngọt lừ, thơm lựng, ăn vào vừa  
ngon, vừa bổ dưỡng.Chuối chẳng bỏ thứ gì cả, thân chuối là thức ăn cho lợn,củ  
chuối, lá chuối khô, lá chuối xanh dùng được rất nhiều việc.Chuối có ích như thế  
nên bà em thường xuyên chăm bón cho chuối luôn tươi tốt.  
- * Thông qua tiết luyện từ và câu, giáo viên cho học sinh nắm vững cấu trúc  
câu như câu kể, câu cảm, câu ghép...Đặc biệt là biết sử dụng câu mở đoạn trong  
thực hành viết văn miêu tả.  
- Đối với đối tượng học sinh:trung bình, yếu: Tôi chỉ rèn các em viết được  
câu đơn giản, đúng.  
- Đối với đối tượng khá, giỏi:Khuyến khích các em áp dụng các câu đúng,  
hay,tránh viết câu văn rườm rà, lủng củng. Trong văn miêu tả thường hay sử dụng  
nhiều nhất các dạng câu: Câu kể Ai làm gì?, Ai thế nào?, ngoài ra thỉnh thoảng có  
sử dụng câu kể Ai là gì? Phần thể hiện cảm xúc thường hay sử dụng dạng câu cảm,  
câu hỏi thể hiện sự khen chê...  
9
Ví dụ1: Bây giờ tôi còn là một chú bé lên mười. Mỗi lần đi cắt cỏ, bao giờ tôi  
cũng bức một nắm cây mía đất, Khoan khoái nằm xuống cạnh sọt cỏ đã đầy và  
nhấm nháp từng cây một. Buổi chiều ở làng quê ven sông thật yên tĩnh.  
Ví dụ 2:Ôi, càng ngắm nhìn chú gấu bông tôi càng thấy thích thật! Sao mà dễ  
thương, mà đáng yêu đến thế? Chú gấu là niềm vui, niềm kiêu hãnh của tôi đấy!  
*Trong phân môn tập đọc: Những bài tập đọc mang phong cách nghệ thuật  
chiếm tỷ lệ cao trong chương trình Tập đọc 4 như: Chú Đất Nung, Cánh diều tuổi  
thơ (miêu tả đồ vật); Sầu riêng, Hoa học trò (miêu tả cây cối); Con Sẻ, Con chuồn  
chuồn nước, Con chim chiền chiện (miêu tả con vật). Qua những bài Tập đọc này,  
giáo viên cần hướng dẫn để học sinh hiểu về cấu tạo của một bài văn miêu tả, cách  
quan sát các sự vật, cách dùng từ ngữ, câu và cách sử dụng nghệ thuật trong khi  
viết văn miêu tả.  
* Như vậy chúng ta thấy việc tích hợp các môn học vào môn tập làm văn nói  
chung, thể loại văn miêu tả nói riêng là rất quan trọng, nên giáo viên khi dạy trên  
lớp cần dạy tốt tất cả các môn học để giúp học sinh học tốt môn văn cũng như các  
môn học khác.  
4*Thông qua tiết trả bài, chú ý sửa lỗi cho học sinh và dạy các em nắm rõ các  
biện pháp tu từ trong một số đoạn văn bài thơ mẫu:  
Với biện pháp này, tôi tổ chức cho lớp: Mỗi em làm một quyển sổ tay, gọi  
là “ sổ tay văn học” để học sinh ghi lại những khái niệm của mỗi biện pháp tu từ  
cần sư dụng ở lớp 4. Ngoài ra các em còn ghi những ý, từ, câu văn có hình ảnh gợi  
tả, có sử dụng các biện pháp tu từ...mà các em tìm được ở mọi lúc, mọi nơi. Khi  
nào các em quan sát, nhìn thấy, phát hiện, nghĩ ra là các em ghi vào sổ tay ngay.  
Đến giờ trả bài, học sinh sử dụng những câu, từ ghi được ở sổ tay của mình  
để thi, trình bày trong nhóm, trong lớp. Thông qua thảo luận, sửa bài của cô, của  
bạn...các em học tập những câu văn hay và ghi vào sổ tay của mình. Cứ như thế,  
tích lũy dần dần, vốn từ các em sẽ khá lên và từ đó các em sẽ viết văn đạt kết quả  
cao.  
* Nói về các biện pháp tu từ thì có rất nhiều nhưng ở lớp 4 các em chỉ cần  
nắm và vận dụng được các biện pháp tu từ nhân hóa, so sánh, điệp từ ngữ, đảo  
ngữ.  
1.Đối với biện pháp tu từ so sánh:  
Thực chất của so sánh tu từ là việc làm trực tiếp đối chiếu hai đối tượng có  
thuộc tính chung nào đó (thuộc tính giống nhau) nhằm biểu hiện một cách hình  
10  
tượng, phẩm chất bên trong của đối tượng.Quy tắc so sánh thiên về chức năng  
nhận thức hơn là biểu cảm.Nó được vận dụng nhiều phong cách ngôn ngữ.  
Về cấu tạo hình thức , quy tắc so sánh luôn luôn tồn tại hai vế (vế so sánh và  
vế được so sánh) trên lời nói. Trên thực tế có một số hình thức so sánh.  
- A: Vế được so sánh, B là vế so sánh  
A ( như, tựa như, dường như, giống, giống như, như là...) B  
Ví dụ: Trong bài : TRĂNG ƠI ... TỪ ĐÂU ĐẾN? Có viết:  
Trăng hồng như quả chín  
Lững lơ lên trước nhà  
( A như B)  
Hoặc có những trường hợp không có từ so sánh nhưng là so sánh ngầm (ẩn  
dụ)  
VD: Bài: NHỮNG CHÚ GÀ XÓM TÔI (Võ Quãng)  
..... mỏ búp chuối, mào cờ hai cánh như hai vỏ trai úp...  
Hình ảnh so sánh ngầm là:mỏ búp chuối, mào cờ ( mỏ như búp chuối, mào đỏ  
như màu cờ) Cách so sánh ngầm như vậy làm cho câu văn hay và sinh động hơn.  
* Hình thức so sánh làm cho lời văn gãy gọn, rắn rỏi, cụ thể sinh động, đem đến  
cho người đọc ấn tượng mới mẻ và sâu sắc về đối tượng được miêu tả.  
2/ Đối với biện pháp điệp từ ngữ :  
Điệp ngữ là quy tắc diễn đạt mà trong một câu, một đoạn văn hoặc cả bài  
văn, bài thơ người ta lặp lại một cách có ý thức hai hay nhiều lần những từ ngữ như  
nhau, những câu văn hay đoạn văn như nhau nhằm mục đích nhấn mạnh nội dung  
biểu đạt.  
Ví dụ : Bài 15 (sách Tiếng Việt 4 tập I) có viết :  
Nếu chúng mình có phép lạ  
...........................................  
Tha hồ hái chén ngọt lành  
Nếu chúng mình có phép lạ  
...........................................  
Đứa thì ngồi lái máy bay  
Nếu chúng mình có phép lạ  
...........................................  
Mãi mãi không còn mùa đông.  
11  
Câu nếu chúng mình có phép lạ Được lặp lại 6 lần trong bài nhằm nói lên ước  
muốn của các bạn nhỏ rất thân thiết, đó là những ước mơ cao đẹp: ước mơ cuộc  
sống no đủ, ước mơ được làm việc, ước mơ thế giới luôn hòa bình.  
Cái quan trọng ở đây là học sinh biết được « điệp từ ngữ » là hình thức lặp  
lại từ ngữ (hoặc câu) ở đầu câu, giữa câu, cuối câu, (hoặc cả đoạn văn có tác dụng  
nhấn mạnh,làm nổi bật và phát triển ý mình muốn trình bày, tình cảm biểu lộ...  
Đồng thời giúp cho lời văn mạnh mẽ, mạch văn thông suốt âm điệu hài hòa.  
3/Đối với biện pháp nhân hóa :  
Hình ảnh nhân hóa này các em đã được làm quen từ hồi học lớp ba, sang lớp  
bốn,giáo viên cần nhấn mạnh cho học sinh hiểu biện pháp tu từ nhân hóa là dùng  
những từ ngữ chỉ thuộc tính, hoạt động của người để biểu thị những tính chất hoạt  
động không phải con người.Hoặc coi các đối tượng không phải người như con  
người và tâm tình trò chuyện với chúng.  
Ví dụ : Bài thơ : « CHỢ TẾT » của Đoàn Văn Cừ (Tiếng Việt 4 tập 2), có  
những câu dùng biện pháp nhân hóa như sau :  
«... Sương hồng lam ôm ấp nóc nhà gianh  
... Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh  
Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh.”  
Gíup học sinh hiểu những trạng thái, cử chỉ: ôm ấp, uốn mình, thoa son là của  
con người, nhưng tác giả dùng cho núi, đồi, sương. Đây là biện pháp nhân hóa mà  
Đoàn Văn Cừ đã dùng để nói lên vẻ đẹp sinh động của thiên nhiên trên đường đi  
chợ Tết.  
Ngoài ra hình ảnh nhân hóa được sử dụng rất nhiều trong các bài văn, thơ, đoạn  
văn mẫu trong môn tập đọc cũng như môn tập làm văn, luyện từ và câu...  
Một đoạn văn trong bài tập làm văn có viết: Đêm huyền diệu đã rủ hoa cà  
chua lặn theo vòng thời gian chuyển vần. Hoa biến đi để cây tạo ra những chùm  
nõn chung màu với lá.  
4.Đối với biện pháp tu từ đảo ngữ:  
Học sinh cần nắm biện pháp tu từ đảo ngữ là nhằm nhấn mạnh về một vấn đề  
nào đó, một đặc điểm nào đó của đối tượng cần nói đến. Có nghĩa là thay đổi cấu  
trúc ngữ pháp của câu để biểu thị những sắc thái, ý nghĩa cảm xúc đặc biệt.Điều  
này được thể hiện qua bài tập đọc: “ BÀI CA VỀ TRÁI ĐẤT” ( Định Hải)  
....  
“Vàng, trắng, đen...dù da khác màu ”  

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 22 trang minhvan 10/03/2024 1290
Bạn đang xem 11 trang mẫu của tài liệu "SKKN Các biện pháp giúp học sinh lớp 4 viết văn miêu tả đạt kết quả cao", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfskkn_cac_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_4_viet_van_mieu_ta_dat.pdf