SKKN Các biện pháp để hướng dẫn cho học sinh lớp 5 luyện viết câu văn, đoạn văn
Giáo dục Tiểu học là cơ sở ban đầu hết sức quan trọng, đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện của con người, đặt nền tảng cho giáo dục phổ thông. Vì vậy hình thành phương pháp học tập đúng đắn, hình thành nếp tư duy sáng tạo cho học sinh là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Giáo dục Tiểu học.
1
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gởi: HĐNCKH- SK huyện Nam Trà My
HĐNCKH- SK trường PTDTBT Tiểu học Trà Dơn
Kính đề nghị quý cơ quan, đơn vị xem xét, công nhận sáng kiến như sau:
1. Họ và tên tác giả: Đặng Thị Vân.
2. Đơn vị công tác: Trường PTDTBT Tiểu học Trà Dơn
3. Tên sáng kiến: Các biện pháp để hướng dẫn cho học sinh lớp 5 luyện
viết câu văn, đoạn văn.
4. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục
5. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 15/10/2020
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và
hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Trà Dơn, ngày 07 tháng 05 năm 2021
Người nộp đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
Đặng Thị Vân
2
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
TÊN SÁNG KIẾN: “CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ HƯỚNG DẪN CHO HỌC
SINH LỚP 5 LUYỆN VIẾT CÂU VĂN, ĐOẠN VĂN.”
Lĩnh vực áp dụng: Giáo dục.
Mô tả bản chất của sáng kiến:
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
1. Lý do chọn đề tài:
Giáo dục Tiểu học là cơ sở ban đầu hết sức quan trọng, đặt nền móng cho
sự phát triển toàn diện của con người, đặt nền tảng cho giáo dục phổ thông. Vì
vậy hình thành phương pháp học tập đúng đắn, hình thành nếp tư duy sáng tạo
cho học sinh là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Giáo dục Tiểu học.
Trong chương trình Tiểu học, môn Tiếng Việt có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng đối với học sinh. Bởi nó là môn học cung cấp cho các em những kiến
thức cần thiết trong giao tiếp hằng ngày. Nó giúp các em phát triển toàn diện,
hình thành ở các em những cơ sở của thế giới khách quan, góp phần rèn luyện
trí thông minh, hình thành tình cảm, thói quen đạo đức tốt đẹp của con người
mới. Phân môn Tập làm văn trong môn Tiếng Việt hội tụ 4 kỹ năng cơ bản đó
là đọc, viết, nói, nghe. Đối với học sinh Tiểu học nói chung, học sinh lớp 5
nói riêng, đây là một phân môn khó. Bởi ở lứa tuổi các em, vốn kiến thức và
hiểu biết còn hạn hẹp. Bên cạnh đó còn có một số điều kiện khách quan như
hoàn cảnh sống của học sinh ở địa bàn dân cư lao động nghèo, gia đình không
đủ điều kiện quan tâm đến việc học của các em, việc diễn đạt ngôn ngữ của
các em còn kém, việc tiếp thu kiến thức của các em còn khá chậm, học sinh
nghèo vốn từ ngữ. Điều này ảnh hưởng đến việc học tập nói chung, học phân
môn Tập làm văn nói riêng.
Phân môn Tập làm văn có nhiệm vụ rất quan trọng là rèn kỹ năng nói và
viết. Thế nhưng hiện nay, đa số học sinh rất ngại học phân môn Tập làm văn
vì không biết nói gì, viết gì, ngay cả bản thân giáo viên cũng không tự tin lắm
khi dạy phân môn này so với các môn học khác.
Với lí do trên, trong khuôn khổ bài viết này, tôi xin trình bày “ Các biện
pháp để hương dẫn cho học sinh lớp 5 luyện viết câu văn, đoạn văn.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài:
Để đảm bảo được chất lượng học tập cho từng học sinh, nhất là học sinh
lớp 5, các em có kiến thức chuẩn bị hành trang vào cấp học Trung học cơ sở
là điều mà mỗi giáo viên dạy lớp 5 rất trăn trở. Bản thân tôi cũng không ngoài
3
ngoại lệ ấy, bởi vì đối với học sinh lớp 5 hiện nay để các em có kĩ năng trình
bày được một bài văn tốt, đúng yêu cầu của đề là rất khó.
Hơn nữa, hiện nay kĩ năng diễn đạt bài văn trôi chảy, mạch lạc, đúng yêu
cầu của đề bài quả là khó đối với các em. Để học sinh đạt được những kĩ năng
ấy, mỗi giáo viên đứng lớp nói chung và giáo viên dạy lớp 5 nói riêng đều cần
phải tìm ra những phương pháp dạy tốt nhất để hình thành được kĩ năng viết
câu văn, đoạn văn một cách trôi chảy, mạch lạc cho các em.
Việc bồi dưỡng và nâng cao chất lượng phân môn " Tập làm văn" sẽ giúp
các em làm giàu vốn từ, vốn tri thức về tâm hồn. Từ đó, các em tích luỹ cho
mình những kỹ năng tư duy phù hợp.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 5/3, trường PTDTBT Tiểu học Trà
Dơn.
- Phạm vi nghiên cứu: Hướng dẫn cho học sinh Lớp 5 luyện viết câu văn,
đoạn văn hoàn chỉnh.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Tìm hiểu những vấn đề khó khăn mà học sinh gặp phải khi học phân môn
Tập làm văn để đưa ra những phương pháp dạy học tốt nhất để giúp các em
khắc phục những khó khăn đó.
5. Phương pháp nghiên cứu:
- Quan sát
- Nghiên cứu sản phẩm học tập của học sinh.
- Đọc, thu thập thông tin, phân tích tài liệu có liên quan đến một số biện
pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt phân môn Tập làm văn.
- Thử nghiệm một số biện pháp.
6. Đóng góp về mặt lí luận và thực tiễn:
- Đề tài này có thể áp dụng vào các tiết học Tập làm văn của khối 5.
II. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
Nhằm thực hiện kế hoạch năm học của nhà trường thực hiện cuộc vận động
hai không trong ngành giáo dục với nội dung: “Nói không với tiêu cực trong
thi cử, không chạy theo thành tích trong giáo dục, không đọc chép trong dạy
học, không vi phạm nhân cách nhà giáo, không để học sinh ngồi sai lớp”.
Phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, đòi
hỏi sự cố gắng của mỗi thành viên trong hội đồng sư phạm nhà trường là hết
sức quan trọng. Song kết quả mà chúng ta đạt được không phải chỉ là con số
mà là chất lượng.
Nhất là đối với học sinh lớp 5, hành trang của các em khi bước vào trường
THCS là kiến thức của tất cả các môn học mà các em học được ở trường Tiểu
4
học. Trong những môn học đó thì phân môn Tập làm văn khiến cho các em
gặp nhiều khó khăn nhất.
III. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Qua thực tế khảo sát chất lượng đầu năm học của lớp và qua tìm hiểu ở học
sinh, tôi nhận thấy chất lượng học phân môn Tập làm văn của lớp tôi chủ
nhiệm là rất thấp.
- Số lượng học sinh làm văn theo mẫu (theo gợi ý của giáo viên hoặc theo
văn mẫu) chiếm 78%. Trong số 78% học sinh này nếu dùng biện pháp tích
cực thay đổi đề để thoát ly mẫu có sẵn là 20% học sinh có khả năng viết câu
đúng ý, đúng ngữ pháp nhưng hoàn toàn thiếu hẳn sự sáng tạo, 58% học sinh
còn lại viết lủng củng, không rõ ý, câu sai ngữ pháp, lời lẽ vụng về. Còn 22%
học sinh có bài viết đúng theo yêu cầu của đề ra thì có khoảng 8% học sinh
bài làm tốt.
- Xét về kĩ năng giao tiếp phần lớn học sinh còn rụt rè ngại nói trước đám
đông, ngại bộc lộ suy nghĩ của bản thân.
Để các em có một cách học tốt trong phân môn này, nhằm nâng cao kĩ năng
viết câu văn, đoạn văn để viết thành bài văn một cách trôi chảy, mạch lạc là
cực kì khó đối với mỗi giáo viên. Muốn các em có năng lực diễn đạt được
một bài văn hay, mạch lạc, đúng nội dung của đề bài, điều này không dễ đối
với từng học sinh trong lớp.
IV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
A. CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ LUYỆN VIẾT CÂU VĂN CHO HỌC SINH:
*. Thực trạng đặt câu ở học sinh:
Bài tập đặt câu được dựa vào nội dung chương trình gồm các dạng:
- Đặt câu với từ, với thành ngữ cho trước.
- Đặt câu với từ cho trước để từ đó giữ chức vụ chủ ngữ, vị ngữ trong câu.
- Đặt câu có bộ phận phụ (được quy định sẵn trong đề bài).
Ở các bài tập đặt câu, học sinh thường đặt câu ngắn gọn, đa số học sinh đặt
câu đúng về ý, về nghĩa của từ và đúng ngữ pháp. Tuy nhiên cũng còn có học
sinh đặt câu sai về ý, về nghĩa từ và sai ngữ pháp. Hạn chế lớn nhất của học
sinh về đặt câu là ý khô khan, diễn đạt thiếu sáng tạo, câu văn không hay.
Ví dụ:
Ở lớp 5 có bài tập đặt câu sau: Đặt câu với một trong những từ ngữ sau:
a/ Quê hương
b/ Quê mẹ
Học sinh đặt:
a/ Quê hương em rất đẹp.
b/ Quê mẹ em ở Núi Thành.
5
Như vậy học sinh đặt câu đúng ngữ pháp, đạt yêu cầu về nội dung. Tuy
nhiên để khắc phục lỗi đặt câu sơ sài, thiếu sáng tạo có thể áp dụng biện pháp
sau:
1. Luyện viết câu văn bằng biện pháp luyện viết mở rộng:
Theo chương trình ngữ pháp tiếng Việt, học sinh đã được học câu ngoài hai
bộ phận chính chủ ngữ và vị ngữ còn có bộ phận phụ như trạng ngữ,… Dựa
vào đặc điểm này, giáo viên cần rèn luyện cho các em học sinh kĩ năng đặt
câu bằng cách mở rộng các câu ngắn bằng các câu dài có các bộ phận phụ để
diễn đạt ý phong phú, sinh động
Ví dụ:
Hãy mở rộng câu sau đây để diễn tả hình ảnh cho sinh động gợi cảm:
a/ Hoa nở.
b/ Mây trôi.
Để làm tốt bài tập học sinh phải biết thêm các bộ phận phụ vào nòng cốt
chính của câu và nhờ các trạng ngữ này mà câu văn thêm sinh động, giàu hình
ảnh.
a/ Mùa xuân, hoa mai vàng nở rộ trên cành.
b/ Trên bầu rời cao, từng đám mây trắng đang lửng lờ trôi.
2. Luyện viết câu văn bằng biện pháp yêu cầu học sinh sử dụng các biện
pháp nghệ thuật để câu văn thêm sinh động, gởi tả, gợi cảm:
Thông qua phân môn Tập đọc và Học thuộc lòng, học sinh lớp 4; 5 đã hiểu
thế nào nhân hoá, so sánh, điệp từ, điệp ngữ,… Tuy không được dạy thành bài
nhưng kết hợp giữa đọc hiểu và cảm thụ giáo viên giúp học sinh thấy được cái
hay, cái đẹp của văn chương nhờ vào việc sử dụng tài tình, khéo léo các biện
pháp nghệ thuật này. Dựa vào đặc điểm này, giáo viên chúng ta nên chú ý cho
học sinh luyện cách viết câu có biện pháp sử dụng nghệ thuật để câu văn giàu
hình ảnh gợi tả, gợi cảm hóa. Làm được điều này có nghĩa giáo viên đã yêu
cầu học sinh thể hiện được cảm nhận của mình ở mức cao hơn bình thường,
đòi hỏi không phải viết đúng mà còn viết hay.
Xin lấy một ví dụ để minh hoạ cách luyện viết câu có sử dụng biện pháp
nghệ thuật này như sau:
Ví dụ 1: Hãy dùng nghệ thuật so sánh để diễn tả sinh động hơn các ý sau đây:
a/ Khuôn mặt tròn.
b/ Tay gầy.
c/ Lưng bà còng.
Có thể viết lại là:
a/ Khuôn mặt bé tròn trịa, đầy đặn như mặt trăng rằm.
b/ Đôi tay bà cụ gầy guộc như những cành cây khô khẳng khiu.
6
c/ Lưng bà còng xuống như người vác nặng trên vai.
Ví dụ 2: Hãy dùng nghệ thuật nhân hoá để diễn đạt các ý sau cho sinh động,
gợi cảm hơn:
a/ Lá rụng.
b/ Chim hót.
c/ Mèo sưởi nắng.
Có thể viết lại là:
a/ Mùa đông, những chiếc lá bàng buồn bã rụng đầy đất.
b/ Những con chim chào mào đầu đội mũ đen hót lúi lo trên cành ổi lúc trái
chín.
c/Chú mèo lười đang tận hưởng sự ấm áp bằng cách sưởi nắng trước hiên nhà.
Ví dụ 3: Hãy dùng biện pháp tăng tiến để nhấn mạnh thêm các ý sau đây:
a/ Cô gái đẹp.
b/ Gió thổi.
Có thể viết lại như sau:
a/ Cô bé đẹp như hoa, đẹp như tranh vẽ, đẹp còn hơn các nàng công chúa
trong truyện cổ tích.
b/ Gió thổi qua vòm cây, thổi qua bờ bãi, thổi mơn man trên mặt sông, thổi
vào lòng tôi những cơn mát lạnh.
3. Luyện viết câu văn bằng biện pháp thêm các từ láy vào các câu văn để
tăng tác dụng gợi cảm, gợi tả.
Ở chương trình Luyện từ và câu lớp 4; 5 học sinh đã học về từ láy. Đây là
vốn từ vừa phong phú, vừa đa dạng, vừa giàu sắc thái biểu cảm. Sử dụng vốn
từ này vào văn nói và văn viết khéo léo chừng nào thì giá trị biểu cảm câu văn
càng cao chừng ấy. Và sử dụng đúng chỗ các từ láy càng có ý nghĩa là kĩ năng
viết của học sinh được nâng lên một bước mới. Câu văn sẽ hay hơn, sinh động
hơn, sắc sảo hơn. Vì thế dạy học sinh lớp 5 sử dụng từ láy để luyện tập viết
câu cũng là một biện pháp tốt giúp học sinh viết văn hay.
Ví dụ 1: Thêm các từ láy vào các câu văn sau để tăng thêm tác dụng gợi cảm,
gợi tả:
a/ Những con voi dàn hàng ngang chạy ra trường thi đấu.
b/ Những con bò gặm cỏ.
c/ Bà đưa tay xoa má em.
d/ Đường phố vang lên tiếng người đi lại.
Có thể viết lại là:
a/ Những con voi đồ sộ, rầm rập chạy ra trường thi đấu.
b/ Những con bò béo núc ních đeo lục lạc lủng lẳng đang lúc húc gặm cỏ.
c/ Bà đưa hai tay run rẫy lên xoa vào đôi má hồng hào của em.
7
d/ Đường phố nhỏ vang lên tiếng người lục đục đi đi, lại lại.
Ví dụ 2: Hãy tìm ra hai từ láy cho mỗi đối tượng sau:
a/ Cụ già đang nhai trầu.
b/ Em bé đang tập đi.
Có thể viết lại như sau:
a/ Cụ già đang bỏm bẻm, thong thả nhai trầu.
b/ Em bé đang chập chững, loạng choạng tập đi.
4. Luyện viết câu văn bằng biện pháp dùng một câu để miêu tả hai hình
ảnh có liên quan.
Trong thực tế có rất nhiều học sinh làm văn miêu tả mắc các lỗi như câu
vụng, liệt kê ý, tả sơ sài. Để tả các chi tiết của một người bạn, có em viết như
sau:
“Khuôn mặt bạn Long dài. Da bạn Long ngăm đen, mắt bạn ấy đen láy và
sáng, mũi bạn cao, đôi môi hay cười chúm chím.”
Xét về ý, em học sinh này đã nêu đủ. Xét về ngữ pháp, câu cũng đã dùng
đúng ngữ pháp. Nhưng đoạn văn của em lại thiếu sự liền mạch, ý rời rạc
mang nặng tính liệt kê. Biện pháp để khắc phục hạn chế nêu trên là: Tập viết
câu văn miêu tả hai hình ảnh có liên quan, gần gũi nhau.
Ví dụ 1: Có thể sữa đoạn văn trên như sau:
“Trên khuôn mặt hơi dài và làn da ngăm đen vì nắng của Long là đôi mắt
đen và sáng long lanh. Rất hợp với sống mũi cao cao và hơn hết là đôi môi
dày hay cười chúm chím”.
Ví dụ 2:
“Đầu tiên mẹ em vo gạo nấu cơm. Xong rồi mẹ làm cá, lặt rau. Mùi xào
này tỏa ra thơm lừng.”
Có thể sửa lại là:
“ Đặt xong nồi gạo lên bếp để nấu cơm, mẹ em mới xoay ra làm sạch con
cá. Khi chú cá lóc đã được ướp muối nằm ngay ngắn trong đĩa, chờ được
chiên dòn, mẹ mới nhanh tay lặt bó rau lang xanh mướt”.
B. CÁC BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN CHO
HỌC SINH:
Trong tài liệu tham khảo: “Dạy Tiếng Việt ở trường Tiểu học” có viết:
“Đoạn văn là một tập hợp nhiều câu văn diễn đạt tương đối trọn vẹn một ý
và có quan hệ với nhau về ngôn ngữ và tư duy. Đoạn văn là một phần của văn
bản. Về mặt nội dung văn bản có thể hoàn chỉnh hoặc không hoàn chỉnh. Khi
đoạn văn có sự hoàn chỉnh về nội dung, mỗi đoạn văn sẽ một đoạn ý. Khi
không hoàn chỉnh về nội dung, mỗi đoạn văn chỉ là một đoạn rời. Về mặt hình
thức, đoạn văn luôn luôn hoàn chỉnh. Tính hoàn chỉnh này được thể hiện
8
bằng những dấu hiệu dễ nhận như lùi vào đầu dòng, viết hoa, có dấu chấm
kết đoạn…”.
Như vậy muốn viết một bài văn, học sinh phải viết nhiều đoạn văn. Mỗi
đoạn văn được xem là một bộ phận của bài văn. Đoạn văn được cấu tạo từ
nhiều câu. Câu văn hay sẽ tạo nên đoạn văn hay. Đoạn văn hay giúp cho bài
văn hấp dẫn và lôi cuốn. Rèn cho học sinh viết đoạn văn đúng và hay là một
việc làm tương đối khó, nhất là đối với học sinh tiểu học, khi các em chưa học
về ngữ pháp văn bản.
Có thể giúp học sinh có cách viết đoạn văn theo các cách sau đây:
1. Rèn viết đoạn văn có câu chủ đề:
Câu chủ đề của đoạn văn là câu mang nội dung thông tin chính, lời lẽ ngắn
gọn, thường đứng đầu đoạn văn. Câu chủ đề giúp cho việc thể hiện nộ i dung
tập trung hơn, dẫn dắt nghĩa cho các câu khác. Việc luyện cách viết đoạn văn
có câu chủ đề có một tác dụng rất lớn giúp các em khắc phục nhược điểm viết
đoạn văn lan man, thừa hoặc thiếu ý, ý viết không tập trung…
Để rèn cho học sinh viết đoạn văn có câu chủ đề, giáo viên phải thực hiện
cách dẫn dắt như sau:
Giúp học sinh hiểu: Câu chủ đề thường đứng đầu đoạn văn, nó có thể đứng
đầu hoặc cuối đoạn văn. Câu chủ đề thường nêu lên một nhận xét chung về sự
vật được tả. Các câu văn tiếp theo sau câu chủ đề là những minh hoạ, dẫn
chứng, giải thích để người đọc hiểu vì sao người viết (tức là học sinh) lại có
nhận xét như vậy.
Ví dụ 1: Để tả cụ thể một bạn học sinh trong lớp em, giáo viên nêu ra các câu
hỏi sau:
- Bạn học sinh em định tả là ai? Nêu nhận xét chung về bạn ấy, thì em có
nhận xét như thế nào?
(Học sinh có thể nói: bạn em rất đẹp, bạn ấy rất dễ nhìn, bạn ấy thật dễ
thương…)
- Bạn ấy đẹp (dễ nhìn, dễ thương…) như thế nào? Điều gì tạo nên các cái đẹp
(dễ nhìn, dễ thương) của bạn ấy?
(Học sinh có thể nói: đẹp là có làn da hồng hào, đôi mắt sáng đen láy, mũi
cao…Dễ nhìn vì vẻ mặt hiền hoà, đôi mắt có tia nhìn hiền hậu, mũi tuy không
cao nhưng nho nhỏ hợp với đôi môi cũng nhỏ xíu dễ thương…)
- Khi nhìn bạn ấy, em thích nhìn cái gì nhất và có suy nghĩ gì, tình cảm gì?
(Học sinh có thể trả lời: thích làn da, mái tóc hay bất kì nét nào đó đặc biệt
khiến mình không quên, khiến mình có cảm tình đặc biệt với bạn…)
Ví dụ 2: Để tả tính nết của bạn thì người giáo viên nêu các câu hỏi gợi ý sau:
9
- Bạn em là người như thế nào? (tốt, hiếu thảo, chăm chỉ, khéo léo, giỏi
giang…)
- Trình bày suy nghĩ của em về tính nết của bạn (khâm phục, quý mến, noi
gương…)
Tóm lại để hướng học sinh viết đoạn văn có câu chủ đề, giáo viên có thể đưa
ra mô hình:
Câu chủ đề (mở
đoạn)
Thân đoạn
Kết đoạn
Nêu nhận xét chung.
Dùng nhiều câu để giải
thích cho nhận xét ấy.
Nêu suy nghĩ.
Ví dụ 3: Đoạn văn có câu chủ đề (tả cụ thể).
“Cô Ngân là một phụ nữ đẹp (Câu chủ đề). Dáng người cô thon thả, cân
đối. Hợp với dáng vóc ấy là mái tóc đen mượt, xoả xuống ngang vai. Trên
khuôn mặt trái xoan thanh tú, em thích nhất là đôi mắt nâu dịu dàng. Em
thích nhìn cô Ngân mỗi khi cô giảng bài”.
(Bài của em Hải lớp 5/3)
Ví dụ 4: Đoạn văn có câu chủ đề (tả tính tình).
“Bà nội tôi rất hiền lành và tốt bụng (Câu chủ đề). Bà rất yêu thương con
cháu. Mọi người trong xóm thường nói bà “hiền như bụt”. Ai trong xóm gặp
khó khăn, họ hàng có người túng quẫn, bà sẵn lòng giúp đỡ. Những việc làm
của bà khiến em càng thêm yêu quý, kính trọng bà”.
(Bài của em Trâm lớp 5/3)
2. Rèn luyện cách viết đoạn văn liên kết các câu bằng cách lặp từ ngữ:
- Nếu ở văn miêu tả, giáo viên chú ý rèn luyện cho học sinh viết đoạn có câu
chủ đề thì khi dạy văn kể chuyện, giáo viên cần rèn cho học sinh có kĩ năng
viết đoạn bằng cách lặp từ ngữ.
- Đoạn văn viết bằng cách lặp từ ngữ là đoạn mà các câu trong đoạn đều có
tầm quan trọng như nhau trong việc biểu đạt nội dung toàn đoạn, không có
câu nào mang ý chính và có thể bao quát được ý của câu khác. Đây là đoạn
văn không có câu chủ đề.
Ví dụ1: Đoạn văn sau đây:
“Trời nắng chang chang, tiếng tu hú gần xa râm ran. Hoa ngô xơ xác như
cỏ mây. Lá khô quét lại rũ xuống. Những bắp ngô đã mập và chắc, chỉ còn
chờ tay người đến bẻ mang về”.
(Nguyên Hồng)
Đây là một đoạn văn miêu tả không có câu chủ đề, viết theo kiểu lặp từ ngữ.
Như thế học sinh có thể sử dụng để tả bài văn có kết cấu sáng tạo hơn chỉ là
10
sử dụng một kiểu viết đoạn. Để rèn cho học sinh viết đoạn lặp từ ngữ, giáo
viên có thể dẫn dắt như sau:
Ví dụ 2:
Để tả một em bé trong lứa tuổi tập nói tập đi giáo viên hướng dẫn:
- Em tả những điểm gì của em bé đó?
(Học sinh có thể trả lời: tả khuôn mặt, mái tóc, đôi mắt,…)
- Giáo viên yêu cầu học sinh miêu tả từng đặc điểm, chi tiết, hết chi tiết này
đến chi tiết khác.
Như vậy để viết đoạn văn, giáo viên có thể tóm tắt thành mô hình:
Đoạn văn liên kết các Ý 1: tả (kể, thuật…) chi tiết, hành động…1
câu bằng cách lặp từ
ngữ.
Ý 2: tả (kể, thuật…) chi tiết, hành động…2
Ý 3: tả (kể, thuật…) chi tiết, hành động…3
Ví dụ 3: Đoạn văn tả em bé đang tuổi tập nói, tập đi:
“Khuôn mặt của bé Thu tròn trịa và hồng hào, đáng yêu làm sao! Mái tóc
loe hoe vài sợi màu hung vàng, mịn như tơ. Đôi mắt tròn như mắt bồ câu thấy
gì cũng mở to lộ vẻ ngạc nhiên. Cái miệng hơi rộng của Thu càng ngộ nghĩnh
hơn nhờ bốn cái răng sữa chưa lên đã bị sún”.
(Bài của em Kim Chi lớp 5/3)
3. Rèn cách nối đoạn văn lại để tạo sự liên kết của bài văn:
Khi học sinh đã biết viết đoạn văn, giáo viên còn phải tiếp tục rèn luyện
thêm một kĩ năng “nối” những đoạn văn ấy lại để tạo nên một sự liên kết giữa
các đoạn trong bài.
Nếu không có các câu chuyển ý như vậy thì đoạn văn sẽ rời rạc, như các
móc xích bị tháo rời không tạo nên một sợi dây xích. Khi gặp các lỗi này,
giáo viên thường phê bình ý không liên kết.
Để tạo nên sự liên kết về ý trong các đoạn văn, giáo viên có thể hướng dẫn
học sinh như sau:
a/ Dùng câu ghép có cặp từ chỉ quan hệ “Tuy…nhưng…”.
b/ Dùng câu ghép có cặp từ chỉ quan hệ “Chẳng những…mà còn…”.
c/ Dùng câu ghép có cặp từ chỉ quan hệ “Vì…cho nên…”.
Ví dụ 1:
Để nối hai đoạn tả hình dáng và tính nết của em bé trong tuổi tập đi, tập nói,
giáo viên có thể minh họa như sau:
a/ Tuy bé Nhung mới hơn một tuổi nhưng em đã tỏ ra rất láu lĩnh.
b/ Bé Nhung chẳng những xinh xắn, đáng yêu mà còn khôn ngoan, lanh lợi
lắm.
11
c/ Vì bé Nhung đáng yêu như thế cho nên mọi người ai cũng quý mến em.
Nói chung câu ghép có các cặp từ chỉ quan hệ nào được học cũng có thể
giúp học sinh vận dụng để liên kết ý. Vế một câu liên kết tóm lại đoạn vừa
viết thì vế hai mở rộng ra một đoạn khác với những ý khác.
Câu ghép
Vế 1: Tóm lại ý của đoạn trước. Vế 2: Mở ra ý của đoạn sau.
V. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
Trong thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy chất lượng học tập của học sinh có
tiến bộ và thay đổi như sau:
Trước khi áp dụng
Sau khi áp dụng
- Chất lượng học tập phân môn Tập - Chất lượng học tập phân môn Tập
làm văn đạt được:
làm văn đạt được:
* Lớp 5/3:
* Lớp 5/3:
TSHS: 36 em - Nữ: 18 em
Hoàn thành Tốt: 0 . TL:
TSHS: 36 em - Nữ: 18 em
Hoàn thành Tốt : 12 em. TL: 33,3%
Hoàn thành : 16 em. TL: 44,4 % Hoàn thành : 24 em. TL: 66,7%
Chưa hoàn thành : 20 em TL: 55,6% Chưa hoàn thành: 0 em. TL:
VI. KẾT LUẬN:
Sau khi đã áp dụng các biện pháp như đã nêu trên để rèn cho học sinh kĩ
năng viết câu văn, viết đoạn văn nhằm giúp cho học sinh diễn đạt ý tưởng của
mình tốt hơn, mạch lạc hơn trong văn viết, có thể rút ra bài học kinh nghệm
như sau:
- Nắm được tình hình học tập của lớp, tìm ra những nguyên nhân cơ bản để
hướng dẫn học sinh viết đúng câu văn, đoạn văn.
- Đề ra biện pháp cụ thể, rõ ràng để giúp học sinh học tập tiến bộ.
- Bằng nhiều hình thức học tập, thi đua tạo điều kiện cho học sinh ôn tập và
phát triển tư duy cho học sinh.
Muốn cho học sinh đặt câu đúng, viết đoạn văn hay đòi hỏi người giáo viên
phải đầu tư, suy nghĩ để tìm ra nhiều biện pháp thích hợp với mọi đối tượng
học sinh. Để rèn cho học sinh đặt câu phải đi từ bước cơ bản đầu tiên là hiểu
nghĩa của từ, biết cấu trúc ngữ pháp của câu Tiếng việt, biết sử dụng dấu câu.
Sau đó giáo viên cần giúp học sinh hiểu thêm về nghệ thuật văn chương để
diễn đạt câu văn hay, hấp dẫn người đọc, người nghe. Người viết còn phải
biết liên kết các ý, các đoạn để tạo ra liền mạch của văn bản. Có thể tóm tắt
các biện pháp giúp học sinh viết câu văn, viết đoạn văn tốt như sau:
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 11 trang mẫu của tài liệu "SKKN Các biện pháp để hướng dẫn cho học sinh lớp 5 luyện viết câu văn, đoạn văn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_cac_bien_phap_de_huong_dan_cho_hoc_sinh_lop_5_luyen_vie.pdf