SKKN Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh các trường Trung học phổ thông huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị
Bản báo cáo của Ủy ban quốc tế về Giáo dục cho thế kỷ XXI, trực thuộc UNESCO, nhấn mạnh: giáo dục là “kho báu tiềm ẩn” và đã đưa ra một tầm nhìn về giáo dục cho thế kỷ XXI dựa trên 4 trụ cột: “Học để biết, học để làm, học để cùng chung sống và học để tự khẳng định mình” - đó là phương châm mà UNESCO khẳng định về mục đích của giáo dục.
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu
và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả
cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào
khác.
Tác giả
Nguyễn Thị Thanh Nga
1
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan ........................................................................................................................... 1
MỞ ĐẦU..................................................................................................................................... 7
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................
2. Mục đích nghiên cứu....................................................................................................
7
8
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu....................................................................... 9
3.1. Khách thể nghiên cứu..............................................................................
3.2. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................
4. Giả thuyết khoa học................................................................................................
5. Nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................................................
9
9
9
9
6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................. 9
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận.......................................................
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn...................................................... 9
9
7. Phạm vi nghiên cứu................................................................................................
8. Cấu trúc luận văn................................................................................................
NỘI DUNG
10
10
11
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ HOẠT 11
ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. Khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề................................................................. 11
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài............................................................. 11
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước.................................................................. 11
1.2. Một số khái niệm cơ bản.......................................................................................... 12
1.2.1. Quản lý............................................................................................................. 12
1.2.2. Quản lý giáo dục......................................................................................
13
1.2.3. Quản lý nhà trường.................................................................................. 13
1.2.4. Kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống...................................... 14
1.3. Một số vấn đề về giáo dục KNS cho học sinh THPT............................. 15
1.3.1. Tầm quan trọng của việc giáo dục KNS cho học sinh
15
THPT
1.3.2. Mục tiêu giáo dục KNS cho học sinh THPT............................. 16
1.3.3. Nguyên tắc giáo dục KNS cho học sinh THPT...................... 17
1.3.4. Nội dung giáo dục KNS cho học sinh THPT............................ 18
1.3.5. Phương pháp giáo dục KNS cho học sinh THPT................... 20
1.3.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục KNS cho học sinh
20
THPT
1.4. Quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh THPT.......................... 21
1.4.1. Vai trò của Hiệu trưởng trong quản lý hoạt động giáo
dục KNS
22
1.4.2. Mục tiêu quản lý hoạt động giáo dục KNS............................
22
2
1.4.3. Nội dung quản lý giáo dục KNS...................................................
Tiểu kết chương 1.............................................................................................................
22
25
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO 26
DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN HƯỚNG HÓA, TỈNH
QUẢNG TRỊ........................................
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội huyện 26
Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.....................................................................................
2.1.1. Điều kiện tự nhiên........................................................................... ......
26
2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội huyện Hướng Hóa.... 26
2.2. Khái quát về tình hình phát triển giáo dục THPT huyện Hướng 27
Hóa, tỉnh Quảng Trị.......................................................................................................
2.2.1. Quy mô giáo dục.............................................................................
2.2.2. Chất lượng giáo dục...........................................................................
2.3. Khái quát về quá trình khảo sát.........................................................................
27
28
29
2.4. Thực trạng về hoạt động giáo dục KNS cho học sinh các trường 30
THPT huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị...........................................................
2.4.1. Thực trạng KNS của học sinh các trường THPT huyện 30
Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.................................................................................
2.4.2. Thực trạng giáo dục KNS của học sinh THPT huyện 34
Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị...........................................................................
2.5. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh các 37
trường THPT huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị..................................... .....
2.6. Đánh giá chung về thực trạng giáo dục KNS và quản lý hoạt 43
động giáo dục KNS cho học sinh các trường THPT huyện Hướng
Hóa, tỉnh Quảng Trị
2.6.1. Đánh giá thực trạng...............................................................................
43
2.6.2. Nguyên nhân của những hạn chế...................................................... 44
Tiểu kết chương 2......................................................................................................
45
Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC 46
KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG THPT
HUYỆN HƯỚNG HÓA, TỈNH QUẢNG TRỊ..........................
3.1. Cơ sở đề xuất biện pháp...................................................................................
3.2. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp..................................................................
46
47
3.3. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh các 47
trường THPT huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị..................................
3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp..........................................................
50
3.5. Khảo nghiệm nhận thưc về tính cấp thiết và khả thi của các biện 51
pháp đề xuất................................................................................................................
3.5.1. Đối tượng khảo sát.................................................................................... 51
3.5.2. Phương pháp tiến hành khảo sát.............................................
51
3
3.5.3. Mục đích khảo sát.................................................................................... 51
3.5.4. Các biện pháp được khảo sát.........................................................
3.5.5. Nội dung khảo sát...................................................................................... 52
51
3.5.6. Kết quả khảo sát......................................................................................
Tiểu kết chương 3.......................................................................................................
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ...................................................................
52
53
55
1. Kết luận................................................................................................................................. 55
1.1. Về lý luận.......................................................................................................
1.2. Về thực tiễn.............................................................................................
2. Khuyến nghị.................................................................................................................
2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo....................................................................
2.2. Đối với Sở GD-ĐT và UBND tỉnh Quảng Trị.......................................
55
55
55
55
56
2.3. Đối với lãnh đạo các trường THPT huyện Hướng Hóa, tỉnh 56
Quảng Trị
2.4. Đối với các tổ chức,...........................................................................................
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................
PHỤ LỤC...................................................................................................................................
57
4
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCH
Ban chấp hành
BGH
Ban giám hiệu
CBQL
CBGV
CSVC
CNH, HĐH
ĐTN
Cán bộ quản lý
Cán bộ giáo viên
Cơ sở vật chất
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Đoàn Thanh niên
Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
Giáo viên
ĐTNCSHCM
GV
GVBM
GVCN
GDCD
GD-ĐT
GDKNS
GDNGLL
GTS
Giáo viên bộ môn
Giáo viên chủ nhiệm
Giáo dục công dân
Giáo dục-Đào tạo
Giáo dục kỹ năng sống
Giáo dục ngoài giờ lên lớp
Giá trị sống
HS
Học sinh
HSTHPT
KNS
Học sinh THPT
Kỹ năng sống
NGLL
TBDH
THCS
Ngoài giờ lên lớp
Thiết bị dạy học
Trung học cơ sở
THPT
UBND
Trung học phổ thông
Ủy ban nhân dân
5
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.
Bảng 2.2.
Bảng 2.3.
Bảng 2.4.
Bảng 2.5.
Tổng hợp mạng lưới trường, lớp và học sinh bậc THPT
Cơ sở vật chất
Chất lượng giáo dục toàn diện học sinh THPT huyện Hướng Hóa
Nhận thức của học sinh về vai trò của việc GDKNS
Nhận thức của CBQL, GV và HS về những KNS cần giáo dục cho HS
THPT
Bảng 2.6.
Bảng 2.7.
Bảng 2.8.
Bảng 2.9.
Đánh giá mức độ hiểu biết của HS về các KNS
Khảo sát các nguyên nhân ảnh hưởng đến việc thiếu KNS của HS
Nhận thức của CBQL, GV về việc GDKNS cho học sinh THPT
Đánh giá mức độ thực hiện của GV đối với nội dung GDKNS
Bảng 2.10 Đánh giá về hình thức GDKNS
Bảng 2.11 Thực trạng về quản lý kế hoạch, nội dung, chương trình, hình thức thực
hiện GDKNS của nhà trường
Bảng 2.12. Thực trạng quản lý về đội ngũ thực hiện giáo dục KNS
Bảng 2.13. Thực trạng quản lý sự phối hợp của các lực lượng giáo dục
Bảng 2.14. Thực trạng quản lý các điều kiện hỗ trợ thực hiện hoạt động GDKNS
Bảng 1.15. Thực trạng quản lý việc kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạt động GDKNS
Bảng 2.16. Những nguyên nhân dẫn đến hạn chế về quản lý hoạt động GDKNS cho
học sinh
Bảng 3.1.
Đánh giá tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất
6
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thế giới đang bước vào kỷ nguyên mới - kỹ nguyên của khoa học kỹ
thuật và công nghệ. Xu thế toàn cầu hóa đã tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng
không kém những thách thức. Đảng ta từng nhận định: kinh tế thị trường với
sức mạnh tự phát ghê gớm của nó đã khuyến khích chủ nghĩa cá nhân, lối
sống thực dụng, làm cho người ta chỉ chú ý đến lợi ích vật chất mà coi nhẹ giá
trị tinh thần, chú ý đến lợi ích cá nhân mà coi nhẹ lợi ích cộng đồng, chỉ chú ý
đến lợi ích trước mắt mà coi nhẹ lợi ích lâu dài. Chính điều này đã ảnh hưởng
đến thế trẻ Việt Nam, đặc biệt là học sinh. Vậy làm thế nào để học sinh -
những trẻ em đang còn ngồi trên ghế nhà trường – có đủ khả năng để vượt
qua những khó khăn, thách thức đó? Câu trả lời chính là “Giáo dục kỹ năng
sống”
Bản báo cáo của Ủy ban quốc tế về Giáo dục cho thế kỷ XXI, trực
thuộc UNESCO, nhấn mạnh: giáo dục là “kho báu tiềm ẩn” và đã đưa ra một
tầm nhìn về giáo dục cho thế kỷ XXI dựa trên 4 trụ cột: “Học để biết, học để
làm, học để cùng chung sống và học để tự khẳng định mình” - đó là phương
châm mà UNESCO khẳng định về mục đích của giáo dục.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã
xác định Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020 là:
“…Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu: Đổi mới căn bản và toàn diện
nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân
chủ hóa và hội nhập quốc tế. Trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát
triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt; Tập trung nâng
cao chất lượng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ thuật thực
hành, khả năng lập nghiệp …”. Chiến lược này tiếp tục được khẳng định tại
Nghị quyết đại hội XII của Đảng, mục tiêu giáo dục đã và đang chuyển hướng
từ chủ yếu là trang bị kiến thức sang trang bị những năng lực cần thiết cho các
em.
Vấn đề giáo dục kỹ năng sống ngày càng được quan tâm hơn ở Việt
Nam. Ngày 15/5/2008 Bộ trưởng Bộ Giáo dục – Đào tạo đã phát động phong
trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong giai
đoạn 2008 – 2013; Ngày 22/7/2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã triển
khai Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT để chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện nội
dung cơ bản của phong trào này: rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. Ngày
28/02/2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai Thông tư số 04/2014/TT –
BGDĐT qui định về quản lý hoạt động GDKNS và hoạt động giáo dục ngoài
giờ chính khóa. Bộ Giáo dục – Đào tạo tiếp tục chỉ đạo việc tổ chức GDKNS
7
qua Hướng dẫn số 463/BGDĐT – GDTX ngày 28/01/2015. Nội dung nhấn
mạnh: “Giáo dục cho người học những kỹ năng cơ bản, cần thiết, hướng tới
hình thành những thói quen tốt giúp người học thành công, đảm bảo vừa phù
hợp với thực tiễn và thuần phong mỹ tục Việt Nam vừa hội nhập quốc tế
trong giai đoạn công nghiệp hóa đất nước. Nội dung GDKNS phải phối hợp
với từng lứa tuổi và tiếp tục được rèn luyện theo mức độ tăng dần”. “…, tập
trung giáo dục những kỹ năng cốt lõi, có ý nghĩa thiết thực cho người học
như: kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề, kỹ năng tư duy phản biện và
sáng tạo, kỹ năng giao tiếp và hợp tác, kỹ năng tự nhận thức và cảm thông, kỹ
năng quản lý cảm xúc và đương đầu với áp lực, kỹ năng tự học.”
Chính vì vậy, với sáng kiến của UNICEF, năm 2011, Bộ Giáo dục và
Đào tạo đã thực hiện dự án giáo dục KNS cho học sinh bậc THPT: “Giáo dục
sống khỏe mạnh, kỹ năng sống cho trẻ và vị thành niên”. Chương trình đã
được đưa vào nội dung giáo dục năm học 2010-2011.
Trong thực tế hiện nay, nhận thức của một bộ phận đội ngũ cán bộ,
giáo viên về GDKNS chưa cao; nhận thức của cán bộ quản lý các trường
THPT về GDKNS, tích hợp GDKNS vào các môn học chưa đúng mức; tình
trạng trẻ tuổi vị thành niên phạm tội có xu hướng tăng; bạo lực học đường vẫn
còn diễn ra. Nhiều em học giỏi, chăm ngoan nhưng ngoài việc học để đạt
điểm cao thì khả năng tự chủ và kỹ năng giao tiếp lại rất kém. Một số học
sinh tự kỷ khi bị bố mẹ, thầy cô trách mắng hoặc khi gặp rắc rối trong cuộc
sống. Các em có thể chửi bậy, đánh nhau, sa vào các tệ nạn xã hội, thậm chí
liều mình bỏ cả mạng sống. Tất cả những vấn đề trên đều do các em còn thiếu
kỹ năng sống trong giải quyết tình huống, đối mặt với stress, làm chủ cảm
xúc,...
Tuy nhiên, hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn chưa có bộ giáo trình
chính thống cho học sinh THPT mà chỉ lồng ghép vào một số môn học mà
thôi. Công tác giáo dục ở nhà trường còn “nặng về dạy chữ, nhẹ về dạy
người”. Vấn đề giáo dục KNS còn nhiều điều “bỏ ngỏ” và chưa được quan
tâm đúng mức. Theo Giáo sư Văn Như Cương: “...việc giáo dục KNS cho học
sinh còn nhiều bất cập”. Xuất phát từ những thực tế trên và nhận thức về vai
trò của người quản lý trường học, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Biện
pháp quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh các trường Trung học
phổ thông huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị” nhằm tìm ra những giải pháp
tối ưu, phù hợp với tình hình thực tế các nhà trường, của địa phương, góp
phần nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức của học sinh và chất lượng giáo
dục, đào tạo của địa phương.
2. Mục đích nghiên cứu
8
Trên cơ sở lý luận, khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo
dục KNS cho học sinh các trường THPT, chúng tôi đề xuất các biện pháp
quản lý nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục kỹ năng sống
cho học sinh huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động quản lý giáo dục KNS cho học sinh các trường THPT
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục KNS cho hóc sinh các trường
THPT huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị
4. Giả thuyết khoa học
Nếu nghiên cứu đầy đủ lý luận về công tác giáo dục KNS và đánh giá
đúng thực trạng quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh các trường
THPT huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị thì sẽ xây dựng được các biện pháp
quản lý mang tính khả thi, cấp thiết, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục
KNS cho học sinh, đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện trong giai đoạn hiện
nay.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề quản lý hoạt động giáo dục KNS
cho học sinh THPT.
5.2. Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục KNS
cho học sinh trường THPT huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.
5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh trường THPT huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Sử dụng phương pháp phân tích- tổng hợp tài liệu; phân tích các loại tài
liệu nhằm nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài.
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
9
- Phương pháp quan sát: quan sát các hoạt động và quản lý hoạt động
giáo dục KNS cho học sinh các trường THPT huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng
Trị.
- Phương pháp điều tra: điều tra, khảo sát bằng phiếu tìm hiểu thực
trạng hoạt động và quản lý hoạt động giáo dục KNS của các trường THPT
huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.
- Phương pháp thống kế toán học: nhằm xử lý các kết quả nghiên cứu
- Phương pháp lấy ý kiến các chuyên gia: trao đổi, hỏi ý kiến một số
chuyên gia trong lĩnh vực tâm lý, kinh tế, giáo dục, xã hội, ...
7. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được triển khai nghiên cứu ở 04 trường THPT thuộc huyện
Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham
khảo và phụ lục, luận văn gồm 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề quản lý hoạt động giáo dục KNS
cho học sinh THPT
Chương 2: Thực trạng quản lý giáo dục KNS cho học sinh các trường
THPT huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh
các trường THPT huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.
10
NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1 Khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài
Ngay từ những năm 90 của thế kỷ XX, các tổ chức Liên Hiệp Quốc
(LHQ) như Quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), Tổ chức văn hóa, khoa
học và giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO) và tổ chức y tế thế giới
(WHO) đã chung sức để xây dựng chương trình giáo dục KNS cho thanh
thiếu niên. “Những thử thách mà trẻ em và thanh niên phải đối mặt là rất
nhiều và đòi hỏi cao hơn là những kỹ năng đọc, viết, tính toán tốt nhất”
(UNICEF).
Năm 1996, UNESCO đề xuất bốn mục tiêu trụ cột của việc học tập là
“Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”.
Trong diễn đàn thế giới về giáo dục cho mọi người, họp tại Senegan
(2000), chương trình hành động Dakar đã đề ra 6 mục tiêu, trong đó mục tiêu
3 nói rằng: “Mỗi quốc gia phải đảm bảo cho người học tiếp cận chương trình
giáo dục kỹ năng sống của người học”. Như vậy, giáo dục KNS cho người
học đang trở thành một nhiệm vụ quan trọng đối với giáo dục ở các nước.
Nhìn chung các quốc gia cũng bước đầu triển khai chương trình về biện
pháp giáo dục KNS nên chưa thật toàn diện và sâu sắc. Các quốc gia cũng
chưa đưa ra được hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng kỹ năng sống ở người
học sau khi được trang bị hay huấn luyện KNS.
1.1.2 Các nghiên cứu trong nước
Thuật ngữ “kỹ năng sống” được người Việt Nam bắt đầu biết đến từ
chương trình của UNICEF (1996) “Giáo dục KNS để bảo vệ sức khỏe và
phòng chống HIV/AIDS cho thanh thiếu niên trong và ngoài nhà trường” do
UNICEF phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng Hội Chữ thập đỏ Việt
Nam thực hiện. Thông qua quá trình thực hiện chương trình này, nội dung của
khái niệm KNS và giáo dục KNS ngày càng được mở rộng.
Nguyễn Thanh Bình là một trong những tác giả có đóng góp đáng kể
vào việc tạo ra hướng nghiên cứu KNS và giáo dục KNS ở Việt Nam với
nhiều bài báo, các đề tài khoa học cấp Bộ và giáo trình và tài liệu tham khảo.
Tác giả đã nghiên cứu tổng quan về quá trình nhận thức về KNS, đề xuất yêu
cầu tiếp cận KNS trong giáo dục và giáo dục KNS trong nhà trường phổ
thông. Trên cơ sở phân tích, so sánh, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, tác giả
Nguyễn Thanh Bình đã xây dựng được khung lý luận về giáo dục KNS từ xác
11
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 11 trang mẫu của tài liệu "SKKN Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh các trường Trung học phổ thông huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_bien_phap_quan_ly_hoat_dong_giao_duc_kns_cho_hoc_sinh_c.doc
- bia-skkn-2020.doc