SKKN Bảy biện pháp nâng cao công tác chủ nhiệm ở lớp 2A trường Tiểu học Vạn Thọ 1
Theo quan niệm của Hồ Chí Minh, con người ta sau khi sinh ra vốn bản chất là tốt nhưng chỉ do ảnh hưởng của giáo dục và môi trường sống cùng sự phấn đấu, rèn luyện của mỗi cá nhân mà hình thành những con người thiện, ác khác nhau.
MỤC LỤC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn sáng kiến
2. Mục đích nghiên cứu
………………………............ 1
……………………………… 1
……………………………… 2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ……………………………… 2
4. Giả thuyết nghiên cứu
……………………………… 2
……………………………… 2
……………………………… 2
……………………………… 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
6. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu
7. Phương pháp nghiên cứu
II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Thực trạng
Chương 3: Giải pháp
Chương 4: Hiệu quả
………………………………. 3
…………………………….… 3
………………………………. 4
………………………………. 5
……………………………..... 12
……………………………..... 14
……………………………….. 14
………………………………... 14
III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Khuyến nghị
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn sáng kiến
Khi bàn về vai trò yếu tố giáo dục trong sự phát triển nhân cách con
người, Bác Hồ đã viết trong bài thơ “Nửa đêm” (trích “Nhật ký trong tù”).
“Hiền dữ phải đâu là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà ra”
Theo quan niệm của Hồ Chí Minh, con người ta sau khi sinh ra vốn bản
chất là tốt nhưng chỉ do ảnh hưởng của giáo dục và môi trường sống cùng sự
phấn đấu, rèn luyện của mỗi cá nhân mà hình thành những con người thiện, ác
khác nhau. Câu nói của người xưa trong Tam Tự Kinh: “Nhân chi sơ, tính bản
thiện” đã từng được Người nhắc lại nhiều lần trong các bài viết, bài nói chuyện.
Theo Người, con người sinh ra bản chất là tốt, song trong xã hội luôn có thiện và
có ác nên trong bản thân mỗi con người cũng có thiện và ác. Cái ác có là do ảnh
hưởng của xã hội và sự biến đổi của mỗi người. Do đó, giáo dục là một nhiệm
vụ vô cùng cần thiết, là rèn luyện, biến đổi dần dần tính cách con người, hướng
người ta đến sự hoàn thiện của một nhân cách tốt đẹp, xây dựng một xã hội với
những con người có ích và hướng thiện.
Chính vì lẽ đó, Đảng và Nhà nước ta đã xác định sự nghiệp trồng người
không chỉ là sự nghiệp của toàn nhân loại nói chung mà còn của toàn Đảng, toàn
dân ta nói riêng. Đối với nước ta, giáo dục được xác định là “quốc sách hàng
đầu”, là vô cùng quan trọng và cấp thiết bởi sự thành đạt của một con người, sự
phát triển của một thế hệ, sự hưng thịnh của đất nước đều phụ thuộc vào kết quả
của hoạt động giáo dục “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm
trồng người”. Hơn thế, trong một thời đại hội nhập kinh tế, thời đại công nghệ
thông tin phát triển như vũ bão hiện nay thì giáo dục lại vô cùng cần thiết. Làm
thế nào để những người chủ tương lai của đất nước có đủ đức lẫn tài? Làm thế
nào để sự nghiệp giáo dục mang lại hiệu quả tốt? Đây chính là trách nhiệm
chung của toàn xã hội, của tất cả những người làm công tác giáo dục, đặc biệt là
của người giáo viên chủ nhiệm lớp, người trực tiếp và thường xuyên nhất tiếp
xúc với các em học sinh. Bởi vậy, người gần gũi nhiều nhất với các em học sinh,
người luôn ở bên cạnh giải đáp mọi khó khăn thắc mắc của các em, người mà
các em kính trọng và yêu quí nhất, người mà được các em xem như là cha là mẹ
không ai khác chính là người giáo viên chủ nhiệm lớp.
Là một giáo viên chủ nhiệm lớp, tôi rất mong muốn học trò của mình là
những con ngoan, trò giỏi, tài đức vẹn toàn để sau này lớn lên các em tự tin,
năng động, bản lĩnh bước vào đời, trở thành những người công dân có ích cho
xã hội. Để thực hiện điều này, tôi quyết tâm làm tốt công tác chủ nhiệm lớp. Vì
1
vậy, trong năm học 2019 – 2020, tôi mạnh dạn chọn sáng kiến: “Bảy biện pháp
nâng cao công tác chủ nhiệm ở lớp 2A trường Tiểu học Vạn Thọ 1” này để
làm sáng kiến kinh nghiệm cho bản thân cũng như làm tư liệu tham khảo cho
các đồng nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu sáng kiến
Với đề tài sáng kiến này, mục đích nghiên cứu của bản thân tôi là:
- Tìm ra những nguyên nhân mà công tác chủ nhiệm chưa đạt hiệu quả.
Qua đó đề ra một số biện pháp hữu hiệu để giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm
nhằm khắc phục tình trạng nề nếp lớp, hạn chế học sinh bỏ học một cách tốt
hơn.
- Giúp học sinh lớp Hai có những nề nếp và thói quen tốt trong học tập, từ
đó làm nâng cao chất lượng học tập và rèn luyện năng lực, phẩm chất của học
sinh.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Bảy biện pháp nâng cao công tác chủ nhiệm.
3.2. Khách thể nghiên cứu: Lớp 2A trường Tiểu học Vạn Thọ 1.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Với những giải pháp đã thực hiện và học hỏi kinh nghiệm của đồng
nghiệp sẽ xây dựng biện pháp nâng cao công tác chủ nhiệm ở lớp 2A trường
Tiểu học Vạn Thọ 1.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận: Về vấn đề các biện pháp nâng cao công
tác chủ nhiệm ở lớp 2.
5.2. Nghiên cứu thực trạng: Nề nếp học tập ban đầu của học sinh lớp 2A.
5.3. Đề xuất giải pháp: Nắm được thực trạng nề nếp học tập của học sinh
lớp 2A trường Tiểu học Vạn Thọ 1, từ đó có biện pháp giáo dục, rèn luyện để
tạo cơ hội cho các học sinh ấy tiến bộ hơn, học tập tốt hơn và trở thành học sinh
có ý thức, có phẩm chất đạo đức tốt.
6. Phạm vi và giới hạn sáng kiến
- Nội dung nghiên cứu: “Bảy biện pháp nâng cao công tác chủ nhiệm ở
lớp 2A trường Tiểu học Vạn Thọ 1”.
- Thời gian: Từ 11/ 2018 đến 09/2019.
- Đối tượng áp dụng: Học sinh lớp 2A, Trường Tiểu học Vạn Thọ 1.
2
7. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp đọc sách và tài liệu tham khảo: Tôi đã tìm hiểu một số tài
liệu viết sự hình thành nhân cách của trẻ, tâm sinh lí học sinh lứa tuổi tiểu
học,…
- Phương pháp quan sát: Theo dõi quá trình học tập và hoạt động của các
em học sinh cá biệt trong lớp. (Trước, trong và sau khi áp dụng các biện pháp
giáo dục)
- Phương pháp đàm thoại: Tiến hành trò chuyện trực tiếp với các em nhằm
tìm hiểu nguyên nhân và gần gũi với các em hơn. Trao đổi trực tiếp với gia đình
các em để cùng tìm biện pháp giúp đỡ các em.
- Phương pháp điều tra thực tế: Tìm hiểu hoàn cảnh sống gia đình các em
để có biện pháp phù hợp.
- Phương pháp đối chiếu, so sánh: Đối chiếu kết quả trước và sau khi thực
hiện đề tài.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phân tích và tổng hợp nguyên nhân
cũng như kết quả đạt được.
II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
1.1. Cơ sở khoa học
Khác với các bậc học khác, người giáo viên chủ nhiệm ở tiểu học là người
trực tiếp vừa “dạy” vừa “dỗ” và đảm nhiệm hầu hết các môn học, là người quản
lý toàn diện một tập thể học sinh của một lớp và có nhiều thời gian gắn bó, gần
gũi với học sinh. Hơn nữa về trình độ hiểu biết và vốn sống của học sinh tiểu
học còn nhiều hạn chế, vì vậy các em rất cần có một người thường xuyên hướng
dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo, dìu dắt. Do đó, giáo viên chủ nhiệm ở Tiểu học có một vị
trí vô cùng quan trọng trong việc hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu
cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và
các kĩ năng sống cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở.
Ngoài việc tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học tập của học sinh, giáo
viên chủ nhiệm lớp còn phải thường xuyên theo dõi các hoạt động trong giờ
chơi, trong các buổi sinh hoạt, giao lưu tập thể,…và cả hoạt động học tập ở nhà
của học sinh. Bởi thế, công việc của một giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học là
rất nặng nề, rất vất vả và vô cùng phức tạp. Giáo viên chủ nhiệm nào có tinh
thần trách nhiệm cao, tận tâm với học sinh của mình thì chắc chắn sẽ tìm ra
3
được các biện pháp để thu hút học sinh đến lớp, làm cho học sinh trở nên chăm
ngoan, thích đi học và luôn cảm thấy “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
1.2. Cơ sở thực tiễn
Tuy giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học dạy được tất cả các lớp (từ lớp
Một đến lớp Năm) nhưng trong thực tế, không phải giáo viên nào cũng theo học
sinh của mình từ lớp này lên lớp khác. Vì vậy, mỗi năm lên lớp, các em lại được
học với một thầy (cô) khác nhau. Nếu giáo viên lớp dưới làm tốt công tác chủ
nhiệm, xây dựng tốt nề nếp lớp học, rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học
và nhiều kĩ năng sống cơ bản khác; nhưng lên lớp trên, giáo viên chủ nhiệm lớp
không duy trì, không phát huy thì rồi nề nếp lớp học và chất lượng học tập của
học sinh sẽ ra sao? Do vậy, công tác chủ nhiệm lớp phải được thực hiện đồng bộ
từ lớp Một đến lớp Năm. Nề nếp lớp học, phương pháp học tập, đạo đức, nhân
cách và các kĩ năng sống của học sinh phải được giáo viên chủ nhiệm chú ý xây
dựng, rèn giũa ngay từ lớp Một và phải được duy trì, phát huy xuyên suốt ở các
lớp trên.
Chương 2: Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
2.1. Đặc điểm tình hình
Hiện nay, hầu như ở lớp học nào trong trường cũng xuất hiện tình trạng
học sinh cá biệt. Học sinh ở lứa tuổi tiểu học các em rất nghịch, hiếu động, chưa
làm chủ được bản thân, chưa nhận thức được điều gì là đúng và điều gì là sai,
hay bắt chước và chịu tác động của mọi việc xảy ra xung quanh mình. Nếu
không uốn nắn, giáo dục các em kịp thời sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến các
học sinh khác trong lớp cũng như ảnh hưởng đến việc giảng dạy của giáo viên,
kết quả học tập của các em, kết quả thi đua của lớp. Chính vì thế, nếu môi
trường tác động tốt thì các em sẽ có những hành vi và đạo đức tốt, còn ngược lại
thì sẽ rất tồi tệ, có thể các em sẽ hư hỏng, dối trá, suy giảm đạo đức….
2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
* Thuận lợi
Được sự quan tâm, giúp đỡ của lãnh đạo nhà trường cũng như chính
quyền địa phương thường xuyên quan tâm, chăm lo đến công tác giáo dục. Sự
giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm của các đồng nghiệp trong trường, trong tổ khối
cũng như sự phối hợp nhiệt tình của các giáo viên bộ môn giảng dạy ở lớp.
* Khó khăn
Là vùng nông thôn, các em ít có điều kiện tiếp xúc với môi trường bên
ngoài, nhiều học sinh trong lớp nhà ở vùng trũng, thấp và một số xa trường nên
ảnh hưởng đến việc đi lại học hành của các em.
4
Trình độ tiếp thu của học sinh không đồng đều, phụ huynh chưa có sự
quan tâm nhiều đến con em mình.
Phụ huynh ít gặp gỡ giáo viên để trao đổi về việc học tập, sinh hoạt của
con em mình ở trường cũng như ở nhà.
Kinh tế của gia đình các em trong lớp đa phần còn khó khăn, một số em
bố mẹ đi làm xa cả ngày nên ít có điều kiện quan tâm đến việc học hành cũng
như sinh hoạt hàng ngày của con cái.
Các em đang ở trong giai đoạn hình thành nhân cách nên rất dễ bị ảnh
hưởng từ những tác động xấu ở môi trường sống xung quanh.
Chương 3: Giải pháp nghiên cứu
3.1. Người giáo viên chủ nhiệm cần cố gắng đạt được một số yêu cầu
sư phạm cơ bản
Có thể nói thế kỉ thứ XXI là thế kỉ của khoa học công nghệ, con người
phải nhanh chóng trở thành trung tâm của sự phát triển, con người vừa là mục
tiêu vừa là động lực của sự phát triển. Vì vậy người giáo viên phải không ngừng
nâng cao hiệu quả giáo dục để đào tạo thế hệ trẻ có đầy đủ phẩm chất đáp ứng
nhu cầu của xã hội. Muốn đảm bảo tốt vai trò ấy thì giáo viên nói chung và giáo
viên chủ nhiệm nói riêng phải có phẩm chất và năng lực phù hợp trong giai đoạn
mới.
Thứ nhất, người giáo viên chủ nhiệm lớp phải có lòng yêu nghề mến trẻ,
phải am hiểu nắm bắt sâu sắc chủ trương đường lối giáo dục của Đảng và Nhà
nước trong thời kì đổi mới, phải có niềm tin ở các em. Chính niềm tin ấy sẽ tiếp
thêm nghị lực để giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Thứ hai là người giáo viên chủ nhiệm phải có “chữ tín” với phụ huynh và
học sinh, phải khéo léo đối xử sư phạm, mà biểu hiện cụ thể là phải tôn trọng và
yêu mến học sinh. Khi yêu mến và tôn trọng học sinh thì ta mới thực sự cảm hóa
được các em, bởi con đường tác động đến tình cảm theo tôi chỉ là con đường
tình cảm, chúng ta cho như thế nào thì chúng ta cũng sẽ nhận được những tình
cảm như thế ấy.
Thứ ba, người giáo viên chủ nhiệm lớp phải là người có chuyên môn
vững vàng, có tay nghề cao. Có dạy tốt, có kiến thức sâu thì học sinh mới phục
và chấp nhận sự giáo dục của mình. Mỗi ngày xung quanh chúng ta có bao nhiêu
là kiến thức mới lạ nếu chúng ta không “Học, học nữa, học mãi” thì sẽ không
theo kịp, không đáp ứng được yêu cầu của thời đại cũng như của học sinh.
Thứ tư là giáo viên chủ nhiệm phải là tấm gương sáng cho các em noi
theo, phải là ngọn đèn soi đường dẫn lối cho các em. Vậy muốn làm được điều
đó thì từng lời nói, cử chỉ, điệu bộ đến thái độ ứng xử phải có chuẩn mực, đúng
5
đắn tránh để học sinh “coi nhẹ, xem thường”. Thực tế cho thấy giáo viên được
sự tôn trọng, kính yêu của học sinh thì công tác giáo dục sẽ dễ dàng đạt hiệu
quả.
Nói tóm lại, giáo viên chủ nhiệm phải là một công dân gương mẫu, có lối
sống lành mạnh, biết sống vì mọi người, không chỉ cần có “Tài” mà còn phải có
một cái “Tâm” rất lớn. Chỉ có như thế ta mới đáp ứng và thực hiện tốt yêu cầu
mà xã hội đã tín nhiệm giao phó.
3.2. Giáo viên chủ nhiệm phải nắm rõ, nắm vững tình hình lớp chủ
nhiệm.
Muốn giáo dục học sinh thì phải hiểu được tâm tư, tình cảm, nguyện vọng
của các em. Nhưng làm thế nào để hiểu được những điều ấy một cách tường
tận? Theo tôi đó là tiếp cận với lớp chủ nhiệm nghĩa là chúng ta phải tiếp xúc
gần gũi trò chuyện tìm hiểu về hoàn cảnh, đặc điểm tâm sinh lí, tính tình, sở
thích… của các em.
Để tìm hiểu và nắm bắt được một số thông tin của học sinh lớp mình, tôi
tiến hành làm một số công việc sau:
Bước 1: Điều tra lí lịch học sinh qua phiếu Sơ yếu lí lịch vào tuần đầu tiên
của năm học mới. Học sinh có thể nhờ đến sự giúp đỡ của phụ huynh để hoàn
thành sơ yếu lí lịch trích ngang.
SƠ YẾU LÍ LỊCH HỌC SINH
I. Phần tự ghi của học sinh
1. Họ và tên học sinh:……………….………………Giới tính: ……........
2. Ngày…. tháng…. năm sinh……Dân tộc:…..….........Tôn giáo:………...
3. Địa chỉ thường trú: Xóm…….thôn ………..xã ……….huyện ………....
Số điện thoại của gia đình:…………………
4. Họ, tên cha:……………Nghề nghiệp:………...Số điện thoại:................
Họ, tên mẹ:…………….Nghề nghiệp:………...Số điện thoại:...............
5. Số anh………..........chị……….….. em…………....trong gia đình.
6. Điều kiện kinh tế gia đình:…………………............................................
7. Xếp loại của năm học 2018 - 2019:
Các môn học/ HĐGD:...................................................................................
Năng lực:.......................................................................................................
Phẩm chất:.....................................................................................................
Chức vụ đã làm ở năm học 2018 - 2019:......................................................
8. Năng khiếu:................................ Sở thích:................................................
9. Các bạn thân hiện nay:..............................................................................
10. Chỉ tiêu phấn đấu của em trong năm học này:
Các môn học/ HĐGD:...................................................................................
6
Năng lực:.......................................................................................................
Phẩm chất:.....................................................................................................
11. Em có ý kiến, đề nghị gì với giáo viên chủ nhiệm và nhà trường:
...................................................................................................................
.......................................................................................................................
II. Phần ghi của PHHS
1. Phụ huynh có thường xuyên quan tâm, giáo dục con em mình hay
không? Vì sao?........................................................................................................
2. Phụ huynh tạo điều kiện gì cho con em mình học tốt ?
.......................................................................................................................
Phụ huynh có nhận xét gì về con em mình?
......................................................................................................................
.......................................................................................................................
Phụ huynh học sinh có đề nghị gì với nhà trường và giáo viên chủ nhiệm?
.......................................................................................................................
Bước 2: Để kiểm tra độ chính xác của các thông tin mà tôi thu thập được
qua phiếu điều tra, tôi cố gắng tìm hiểu thông qua nhiều kênh khác nhau như từ
bạn bè, người quen, chính quyền địa phương, đến thăm gia đình một số học
sinh,… Qua đó sẽ hiểu biết cụ thể hơn, chi tiết hơn hoàn cảnh gia đình các em.
Từ đó tôi có những hình thức, những biện pháp giáo dục linh hoạt phù hợp với
từng em bởi giáo dục không phải là một công thức chung có sẵn. Bên cạnh đó
tôi còn trò chuyện với GVCN của năm trước, liên hệ các giáo viên bộ môn trong
lớp để có thêm những thông tin chính xác về các em.
Bước 3: Đây là bước tiến hành thường xuyên ở từng giai đoạn. Tôi cung
cấp số điện thoại của bản thân, của nhà trường đến từng em và liên hệ với gia
đình học sinh qua điện thoại, sổ liên lạc. Đây là sự liên hệ hai chiều qua lại giữa
nhà trường với gia đình, giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh học sinh. Bằng
các hình thức liên hệ đó tôi sẽ nắm được những diễn biến về đạo đức, về học tập
của các em từ đó có thể đánh giá hiệu quả những tác động sư phạm đồng thời
điều chỉnh phương pháp giáo dục. Vì phẩm chất, năng lực, học lực của từng em
luôn biến đổi từng giờ, từng ngày chứ không phải là bất biến theo kiểu “Đầu sao
đuôi vậy”.
3.3. Ổn định nề nếp, xây dựng hội đồng tự quản tích cực.
Tuy ở lứa tuổi Tiểu học, nhưng tôi tin rằng các em có thể phát huy khả
năng tự quản, phát huy trách nhiệm của bản thân, trong mọi công việc trên tinh
thần dân chủ, tôi luôn tôn trọng và giáo dục cho các em ý thức tự giác, tích cực
đánh giá và tự đánh giá. Kích thích tính tự trọng và tình đoàn kết, giúp đỡ lẫn
nhau cùng tiến bộ ở mỗi học sinh.
7
Tôi đã cho các em tiếp xúc với mô hình trường học mới thông qua tổ chức
lớp học theo hội đồng tự quản.
Hội đồng tự quản:
• Chủ tịch Hội đồng tự quản: Thiện.
• Phó chủ tịch Hội đồng tự quản: Dũng và Đông Quân.
• Ban Học tập: Son, Long, Ti Na, Như và Nhân.
• Ban Đời sống: Băng, Phúc, Minh Quân, Trân và Lâm.
• Ban Văn nghệ: Trinh, Hân, Minh và Nguyệt.
• Ban Đối ngoại: Dương, Đăng, Khôi, Mạnh, My và Hàn.
Một số yêu cầu khác:
Thảo luận và đề ra nội quy của lớp. Nội quy do các em tự xây dựng và các
tinh thần trách nhiệm với ý kiến của bản thân.
Quy định về thưởng phạt: Cuối mỗi học kì, bất kì học sinh nào có ý thức
vươn lên, phấn đấu trong học tập, rèn luyện đạt kết quả tốt nhất sẽ được khen
thưởng.
Những quy định này được đặt ra trên tinh thần dân chủ, phải lấy ý kiến
của số đông tránh việc áp đặt. Khi đặt ra những qui định nội quy của lớp thì phải
cố gắng thực hiện tránh tình trạng “đánh trống bỏ dùi”. Và khi có sự thay đổi
cũng phải lấy ý kiến của học sinh.
3.4. Trao đổi với phụ huynh học sinh qua lần họp phụ huynh học sinh
đầu năm.
Nếu như ở trường các em là học sinh thì ở nhà các em là thành viên của
một gia đình, là con của cha mẹ. Cả giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ các em đều
là những người chịu trách nhiệm về kết quả giáo dục của học sinh. Tôi thiết
nghĩ, để công tác giáo dục đạt hiệu quả thì phụ huynh và giáo viên chủ nhiệm
phải đồng cảm, hiểu nhau. Nếu như ở nhà, cha mẹ nhắc nhở, dạy bảo động viên
con em mình, ở trường thầy cô tận tình chỉ dạy thì chắc chắn học sinh ấy sẽ tiến
bộ, vâng lời.
Trong phiên họp phụ huynh đầu năm, tôi yêu cầu toàn thể phụ huynh đều
có mặt bằng cách gửi thư mời trước một tuần. Nếu ngày đó phụ huynh nào
không có đến được thì hôm sau phải đến gặp giáo viên chủ nhiệm tại trường. Tôi
yêu cầu như thế bởi một lí do thật đơn giản: Phụ huynh không biết người chịu
trách nhiệm dạy dỗ con em mình là ai? Người đó như thế nào? Thì làm sao nắm
được kết quả học tập của con em mình?
Thông qua phiên họp tôi đã làm các công việc sau:
• Thông qua nội quy nhà trường.
• Thông qua nội quy của lớp học, xin ý kiến của phụ huynh học sinh.
8
• Thông báo về các khoản thu đầu năm.
• HS nộp các khoản thu bao nhiêu thì đều được gửi giấy báo về gia đình.
• Bầu ban đại diện phụ huynh học sinh: Nhiệt tình - có thời gian để giúp
giáo viên chủ nhiệm trong suốt năm học.
• Lấy số điện thoại của phụ huynh để liên lạc.
3.5. Sinh hoạt chủ nhiệm hàng tuần.
Hàng tuần giáo viên chủ nhiệm tiến hành tiết sinh hoạt tập thể vào tiết 4
sáng thứ Sáu. Tiết sinh hoạt rất quan trọng vì đây là thời gian giáo viên chủ
nhiệm tiếp xúc, gần gũi nhiều hơn với lớp. Giáo viên chủ nhiệm là chỗ dựa tin
cậy nhất cho các em khi gặp các khó khăn trong quá trình học tập cũng như
trong cuộc sống, vì vậy buổi sinh hoạt lớp phải đạt được các mục tiêu sau:
- Tạo cho học sinh một tâm lý thoải mái, gần gũi, sẵn sàng chia sẻ với
giáo viên những vướng mắc khó khăn của mình trong quá trình học tập và cuộc
sống.
- Khích lệ, động viên học sinh và chuẩn bị một tâm thế sẵn sàng học tập,
sẵn sàng tiến bộ.
- Hướng dẫn thêm kỹ năng sống, kỹ năng học tập.
- Tự nhận ra các lý do, nguyên nhân yếu kém của mình và sẵn sàng khắc
phục sửa chữa.
Ở tiết sinh hoạt chủ nhiệm, tôi thực hiện đổi mới nội dung sinh hoạt lớp:
tổng kết ưu điểm, khuyết điểm, đánh giá việc học tập của lớp cũng như đề ra
những biện pháp khắc phục khuyết điểm, phát huy ưu điểm, từ đó xây dựng
phương hướng cho tuần tới. Tiết sinh hoạt chủ nhiệm không nặng nề mà rất cần
sự góp ý, phê bình chân tình trên tinh thần xây dựng làm cho tập thể lớp tốt hơn,
điều cần nhất là làm cho các em cảm nhận được sự thân thiện, gần gũi. Cho nên
tôi thực hiện nghiêm túc các hoạt động sau:
❖ Hoạt động 1: Tự kiểm điểm.
Hoạt động này nhằm thể hiện tính tự giác, tự phê bình của học sinh vì có
ý thức được cái sai, cái xấu, cái hại cũng có nghĩa là học sinh biết được các lỗi
vi phạm từ đó có hướng khắc phục sửa chữa.
❖ Hoạt động 2: Các nhóm tổng hợp các mặt mạnh, yếu của nhóm mình.
Tuyên dương những bạn có điểm tốt, làm việc tốt, nhắc nhở chung những lỗi
còn mắc phải của một số bạn trong tuần qua.
❖ Hoạt động 3: Nhận xét của giáo viên chủ nhiệm.
+ Nêu ưu điểm.
+ Nêu khuyết điểm.
+ Nhắc nhở chung học sinh còn vi phạm khuyết điểm, để học sinh sửa
chữa, khắc phục.
9
❖ Hoạt động 4: Xây dựng kế hoạch cho tuần tới.
+ Nhắc lại nội quy, nêu kế hoạch của nhà trường, của Đội,...
+ Phân công cụ thể (Có ghi chép cẩn thận).
❖ Hoạt động 5: Giải đáp thắc mắc của học sinh.
Giáo viên chủ nhiệm giải đáp những thắc mắc, xem xét những yêu cầu
của học sinh và có thể giải quyết nhu cầu cho các em nếu nhu cầu đó là chính
đáng.
❖ Hoạt động 6: Trở thành “người bạn” của các em.
+ Chia sẻ với học sinh: Tôi hỏi thăm trong gia đình em nào có sự kiện đặc
biệt như ốm đau, tai nạn, hiếu hỉ, mùa màng,...
+ Trao đổi, tâm tình về suy nghĩ, ước mơ, kể chuyện từ sách Hạt giống
tâm hồn,….
+ Hoặc chỉ vẽ cho các em về phương pháp học: khi làm bài tập: đọc kỹ
đầu bài dành một vài phút hồi tưởng lại các kiến thức kỹ năng đã được nghe
giảng rồi mới tiến hành làm bài, xem lại lý thuyết nếu không thể nhớ ra, đọc bài
mới, tìm hiểu bài mới, học tập cần kết hợp với nghỉ ngơi tích cực, cách ghi nhớ
những bài học gắn liền với hình ảnh,...
+ Tổ chức cho các em các trò chơi, dạy cho các em những bài hát, những
điệu múa...
3.6. Biện pháp của giáo viên chủ nhiệm đối với tập thể lớp.
Để lớp đi vào nề nếp, chăm chú học tập, tham gia hoạt động tốt, tôi đã
bám sát kế hoạch giảng dạy từng học kì, kế hoạch Đội để đề ra kế hoạch hoạt
động cho lớp chủ nhiệm. Lớp tiến hành hoạt động theo sự quản lí và theo dõi
của Hội đồng tự quản có sự kiểm tra đôn đốc của giáo viên chủ nhiệm. Ở mỗi
tuần, mỗi tháng tôi đều có lời khen đúng lúc cũng như kịp thời uốn nắn những
hành vi sai trái.
Việc làm này tôi thực hiện thường xuyên liên tục, kiên trì không hề bỏ
qua dù bất cứ lí do nào. Tôi luôn luôn giữ uy tín đối với học sinh, nói và làm
luôn đi đôi với nhau, việc làm phải tới nơi tới chốn. Là giáo viên chủ nhiệm
cũng là giáo viên dạy bộ môn Toán và Tiếng Việt ở lớp, tôi luôn ứng dụng
phương pháp mới. Sử dụng thường xuyên đồ dùng dạy học trực quan, đầu tư
giáo án điện tử để thu hút học sinh, tạo hứng thú học tập cho các em. Ngoài ra,
tôi còn sắp xếp thời gian để đọc nhiều tài liệu, thường xuyên theo dõi thời sự, tin
tức,… nhằm làm phong phú kiến thức cho bản thân từ đó giúp cho việc giáo dục
học sinh đạt hiệu quả cao hơn.
Giáo viên chủ nhiệm phải là một người khéo léo, ứng xử và giao tiếp tốt.
Nghĩa là giáo viên phải có kĩ thuật sư phạm trong mọi tình huống, phải nhẹ
nhàng, tế nhị, phải tôn trọng danh dự của học sinh. Đến lớp, giáo viên luôn tạo
10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 11 trang mẫu của tài liệu "SKKN Bảy biện pháp nâng cao công tác chủ nhiệm ở lớp 2A trường Tiểu học Vạn Thọ 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_bay_bien_phap_nang_cao_cong_tac_chu_nhiem_o_lop_2a_truo.doc