SKKN Áp dụng phương pháp dạy học “nêu vấn đề” bằng “tình huống gợi vấn đề” đối với việc giảng dạy môn Tin học tại trường THPT Lạng Giang số 1
Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn Tin học phổ thông theo đúng chỉ đạo của ngành, người giáo viên cần phải vận dụng những phương pháp dạy học tích cực. Phương pháp dạy học “Nêu vấn đề” hay còn gọi là dạy học “Phát hiện và giải quyết vấn đề” là một trong những phương pháp dạy học tích cực thích hợp đối với nhiều bộ môn, kể cả môn Tin học. Người giáo viên khi áp dụng phương pháp dạy học này đòi hỏi phải biết cách đưa ra “tình huống gợi vấn đề”.
MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU....................................................................................................2
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: ........................................................................................2
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: ...............................................................................2
III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:..............................................................................3
IV. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:............................................................................3
PHẦN 2: NỘI DUNG ...............................................................................................4
1. Cơ sở lý luận: ........................................................................................................4
2. Cơ sở thực tiễn: ...................................................................................................10
II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG: ...........................................................................14
1. Thực trạng chung:................................................................................................14
2. Thực trạng đối với giáo viên: ..............................................................................16
3. Thực trạng đối với học sinh:................................................................................17
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:................................................................................18
vấn đề”.....................................................................................................................18
1
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN: .................................................................................23
2. Áp dụng khi giảng dạy Bài 11: Kiểu mảng:........................................................26
I. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ:.......................................................................................31
II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:...............................................................................31
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................32
2
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC “NÊU VẤN ĐỀ” BẰNG “TÌNH
HUỐNG GỢI VẤN ĐỀ” ĐỐI VỚI VIỆC GIẢNG DẠY MÔN TIN HỌC
TẠI TRƯỜNG THPT LẠNG GIANG SỐ 1
PHẦN I: MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn Tin học phổ thông theo đúng chỉ đạo
của ngành, người giáo viên cần phải vận dụng những phương pháp dạy học tích cực.
Phương pháp dạy học “Nêu vấn đề” hay còn gọi là dạy học “Phát hiện và giải quyết vấn
đề” là một trong những phương pháp dạy học tích cực thích hợp đối với nhiều bộ môn, kể
cả môn Tin học. Người giáo viên khi áp dụng phương pháp dạy học này đòi hỏi phải biết
cách đưa ra “tình huống gợi vấn đề”.
Sau một thời gian nghiên cứu cơ sở lý luận và áp dụng phương pháp dạy học “nêu
vấn đề” với việc đưa ra các “tình huống gợi vấn đề” trong một số bài dạy tôi nhận thấy
học sinh tích cực tư duy hơn, chủ động hơn trong quá trình nắm bắt kiến thức bộ môn. Từ
đó tôi chọn đề tài này là để ghi nhận những kinh nghiệm dạy học của mình qua quá trình
“Áp dụng phương pháp dạy học “nêu vấn đề” bằng “tình huống gợi vấn đề” đối với
việc giảng dạy môn Tin học tại trường THPT Lạng Giang số 1”.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Mục đích nghiên cứu của đề tài là ghi nhận, phân tích, đánh giá quá trình áp dụng
phương pháp dạy học “nêu vấn đề” của giáo viên bằng “tình huống gợi vấn đề” đối với
việc giảng dạy môn tin học cho học sinh. Phân tích tính hiệu quả khi áp dụng phương
pháp dạy học này phù hợp với đặc trưng của bộ môn và phù hợp với đối tượng học sinh.
3
III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
Bản chất của dạy học “Nêu và giải quyết vấn đề” là giáo viên đặt ra trước học sinh
các “vấn đề” của khoa học (các bài toán nhận thức) và mở ra cho các em những con
đường giải quyết các vấn đề đó. Vậy nên nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài này là căn cứ
vào bản chất của phương pháp dạy học “Nêu vấn đề” để phân tích cách sử dụng các “Tình
huống gợi vấn đề” sao cho mang lại hiệu quả nâng cao chất lượng nắm bắt kiến thức
trong bộ môn Tin học của học sinh tại trường THPT Lạng Giang số 1, trong đó có đánh
giá các “Tình huống gợi vấn đề” theo các điều kiện bắt buộc đối với mỗi “Vấn đề”.
IV. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là áp dụng phương pháp dạy học “Nêu vấn đề”
bằng “Tình huống gợi vấn đề” phù hợp với đặc trưng bộ môn trên đối tượng học sinh học
tại trường THPT Lạng Giang số 1.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Phương pháp nghiên cứu của đề tài này là nghiên cứu lý thuyết về phương pháp
dạy học “Nêu vấn đề”, về khái niệm “Tình huống gợi vấn đề” sau đó nghiên cứu thực
nghiệm qua quá trình áp dụng và ghi nhận, phân tích, đánh giá kinh nghiệm dạy học.
VI. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI:
Theo hướng dẫn giảng dạy môn Tin học năm học 2011 - 2012 nói riêng và theo chỉ
đạo của ngành nói chung về việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực cho học sinh phổ
thông, việc áp dụng phương pháp dạy học “Nêu vấn đề” không phải là điểm mới. Tuy
nhiên nghiên cứu việc áp dụng phương pháp dạy học cho phù hợp với đặc trung bộ môn
sao cho mang lại hiệu quả thiết thực, đó mới là điểm mấu chốt và cũng là kết quả đạt đến
của đề tài. Một điểm mới của đề tài nữa là nghiên cứu cách chọn ra “Tình huống gợi vấn
đề” để áp dụng cho phương pháp dạy học “Nêu vấn đề”, đặc biệt áp dụng trong chương
trình giảng dạy môn Tin học đối với học sinh của trường THPT Lạng Giang số 1.
4
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN:
1. Cơ sở lý luận:
1.1. Khái niệm “Vấn đề” trong dạy học môn Tin học:
Có thể hiểu “Vấn đề” là mâu thuẫn giữa sự hiểu biết và không hiểu biết, nó chỉ
được giải quyết bằng con đường tìm kiếm lời giải đáp cho những câu hỏi đã nảy sinh ra.
Vấn đề trong học tập hình thành từ một khó khăn về lý luận hay thực tiễn mà việc giải
quyết khó khăn đó là kết quả của tính tích cực nghiên cứu của bản thân học sinh.
Để hiểu đúng thế nào là một “Vấn đề” và đồng thời làm rõ một vài khái niệm có
liên quan, ta bắt đầu từ khái niệm “Hệ thống”.
“Hệ thống” được hiểu là một tập hợp những phần tử cùng với những quan hệ giữa
những phần tử của tập hợp đó.
Một “Tình huống” được hiểu là một “Hệ thống” phức tạp gồm chủ thể và khách
thể, trong đó chủ thể có thể là “người”, còn khách thể lại là một “Hệ thống” nào đó.
Trong một “Tình huống bài toán”, nếu chủ thể đặt ra mục tiêu tìm phần tử chưa
biết nào đó dựa vào một số những phần tử cho trước trong khách thể thì ta có một “Bài
toán”.
Một “Bài toán” được gọi là “Vấn đề” nếu chủ thể chưa sở hữu một “Thuật toán”
nào có thể áp dụng để tìm ra phần tử chưa biết của “Bài toán”.
Một “Bài toán” yêu cầu viết chương trình cho máy tính cũng được gọi là “Vấn đề”
nếu chủ thể đã có trong tay một “Thuật toán” nhưng chưa biết cách mã hóa một cách hợp
lí thuật toán đó thành chương trình cho máy tính.
5
Ví dụ:
Cho một “Tình huống bài toán” như sau:
Cho dãy số nguyên A={a1,a2,…,an}, hãy viết chương trình cho máy tính tìm phần
tử thuộc dãy A có giá trị bằng k.
Phần tử chưa biết là “chương trình tìm phần tử thuộc dãy A có giá trị bằng k”
Giả sử yêu cầu học sinh viết chương trình cho máy tính tìm phần tử chưa biết đó
thì học sinh là “chủ thể” đi tìm “Phần tử chưa biết”. Lúc này “Tình huống bài toán” được
gọi là “Bài toán”. Nếu học sinh chưa biết “thuật toán cho chương trình tìm phần tử thuộc
dãy A có giá trị bằng k” thì đó là “Vấn đề” cần giải quyết.
Theo cách hiểu như trên thì “Vấn đề” không đồng nghĩa với “Bài toán”. Khái niệm
“Vấn đề” nêu trên thường được dùng trong giáo dục cần phân biệt với vấn đề trong
nghiên cứu khoa học. Việc “Chưa biết một số phần tử” mang tính khách quan chứ không
phụ thuộc vào chủ thể tức là học sinh chưa biết chứ không phải là nhân loại chưa biết. Khi
được dùng trong giáo dục thì khái niệm “Vấn đề” mang tính tương đối. “Vấn đề” chính là
nội dung học sinh cần tìm hiểu, nắm bắt để giải quyết được “Bài toán”.
Thế nên, người giáo viên muốn áp dụng phương pháp dạy học “Nêu vấn đề” trước
hết cần lựa chọn được “vấn đề” tiềm ẩn trong đơn vị bài toán. Từ đó tạo ra tình huống có
vấn đề để thu hút sự chú ý và hưởng ứng của học sinh, chuẩn bị cho các hoạt động tiếp
theo của quá trình dạy học “Nêu vấn đề”.
1.2. Khái niệm “Tình huống gợi vấn đề”:
“Tình huống gợi vấn đề” còn gọi là “Tình huống vấn đề”, là một tình huống gợi ra
cho học sinh những khó khăn về lý luận hay thực tiễn mà họ thấy cần thiết và có khả năng
vượt qua, nhưng không phải ngay tức khắc nhờ một thuật toán hay dựa theo một cách làm
nào đó đã biết mà phải trải qua một quá trình tích cực suy nghĩ, hoạt động để biến đổi đối
tượng hoặc điều chỉnh kiến thức sẵn có.
6
Như vậy, “Tình huống gợi vấn đề” là tình huống cần thỏa mãn các điều kiện sau:
1 Tồn tại một vấn đề:
Tình huống phải bộc lộ mâu thuẫn giữa thực tiễn với trình độ nhận thức, chủ thể
phải ý thức được một khó khăn trong tư duy hoặc hành động mà vốn hiểu biết sẵn có chưa
đủ để vượt qua, tức là theo các giải thích nêu ở phần trên thì có ít nhất một phần tử của
khách thể mà chủ thể chưa biết hoặc chưa học cách giải quyết.
2 Gợi nhu cầu nhận thức:
Nếu như tình huống có tồn tại vấn đề nhưng vì lý do nào đó học sinh không thấy
có nhu cầu tìm hiểu, giải quyết; họ cảm thấy vấn đề xa lạ, không liên quan gì tới mình thì
đó cũng chưa phải là một “Tình huống gợi vấn đề”. Điều quan trọng là tình huống phải
gợi nhu cầu nhận thức, chẳng hạn phải làm bộc lộ sự khiếm khuyết về kiến thức và kỹ
năng của học sinh để họ cảm thấy cần thiết phải bổ sung, điều chỉnh, hoàn thiện trị thức,
kỹ năng bằng cách tham gia giải quyết vấn đề nảy sinh.
3 Khơi dậy niềm tin ở khả năng bản thân:
Nếu như tình huống có tồn tại vấn đề và học sinh có nhu cầu giải quyết vấn đề
nhưng họ cảm thấy vấn đề vượt quá xa với khả năng của mình thì họ cũng sẽ không sẵn
sàng tham gia giải quyết vấn đề. Tình huống cần khơi dậy ở học sinh cảm nghĩ là tuy họ
chưa có ngay lời giải, nhưng họ đã có một số tri thức, kỹ năng liên quan đến vấn đề đặt ra
và nếu họ tích cực suy nghĩ, tìm hiểu thì có nhiều hi vọng giải quyết được vấn đề đó. Như
vậy là học sinh có được niềm tin ở khả năng huy động tri thức và kỹ năng sẵn có để giải
quyết vấn đề hoặc tham gia vào quá trình giải quyết vấn đề.
1.3. Đặc điểm của dạy học “Nêu vấn đề”:
1.3.1. Thế nào là dạy học “Nêu vấn đề”:
Phương pháp này không phải là mới, nó xuất hiện từ những năm 60 của thế kỷ XX.
Theo Zinaiđa Iacốplépna Rez thì: “Dạy học nêu vấn đề là một hệ thống các tình huống có
7
vấn đề liên kết với nhau và phức tạp dần lên mà qua giải quyết các tình huống đó học sinh
với sự giúp đỡ và chỉ đạo của thầy sẽ nắm được nội dung của môn học, cách thức học
môn đó, và phát triển cho mình những đức tính cần thiết để sáng tạo trong khoa học và
trong cuộc sống”.
Dạy học “Nêu vấn đề” hay còn được gọi bằng nhiều thuật ngữ khác như dạy học
“đặt và giải quyết vấn đề”, “nêu và giải quyết vấn đề”, “phát hiện và giải quyết vấn đề”,
“giải quyết vấn đề”… là những thuật ngữ thường được dùng trong lý luận dạy học các
môn học khác nhau. Tuy thuật ngữ có khác nhau đôi chút nhưng đặc điểm chung của
phương pháp và nêu và giải quyết được vấn đề, kết luận vấn đề để rút ra kiến thức cần
lĩnh hội hoặc áp dụng kiến thức vào thực tiễn.
Nét đặc trưng chủ yếu của phương pháp dạy học này là sự lĩnh hội tri thức diễn ra
thông qua việc tổ chức cho học sinh hoạt động nắm bắt và giải quyết các vấn đề mà bài
toán đã đặt ra. Sau khi giải quyết vấn đề, học sinh sẽ thu nhận được kiến thức mới, kỹ
năng mới hoặc thái độ tích cực.
1.3.2. Đặc điểm của dạy học “Nêu vấn đề”
Trong phương pháp dạy học nêu vấn đề, người thầy tạo ra những tình huống gợi
vấn đề, điều khiển học sinh phát hiện vấn đề, hoạt động tự giác, tích cực, chủ động, sáng
tạo để giải quyết vấn đề, thông qua đó mà kiến tạo tri thức, rèn luyện kỹ năng và đạt được
những mục tiêu học tập khác. Dạy học nêu vấn đề là sự tiếp thu tri thức trong hoạt động
tư duy sáng tạo có những đặc điểm chính như sau:
Mục tiêu dạy học không phải chỉ là làm cho học sinh lĩnh hội kết quả của quá trình
phát hiện và giải quyết vấn đề mà còn ở chỗ làm cho họ phát triển khả năng tiến hành
những quá trình như vậy. Dạy học “Nêu vấn đề” học sinh vừa nắm được tri thức mới, vừa
nắm được phương pháp chiếm lĩnh tri thức đó, phát triển tư duy tích cực sáng tạo, được
chuẩn bị một năng lực thích ứng với đời sống xã hội, phát hiện kịp thời và giải quyết hợp
lý những vấn đề nảy sinh.
8
Học sinh được đặt vào một tình huống gợi vấn đề chứ không phải được thông báo
tri thức dưới dạng có sẵn.
Học sinh chủ động, tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo, tận lực huy động tri thức
và khả năng của mình để phát hiện và giải quyết vấn đề chứ không phải chỉ nghe thầy
giảng một cách thụ động.
1.4. Những hình thức và cấp độ dạy học “Nêu vấn đề”:
Người học độc lập phát hiện và giải quyết vấn đề:
Đây là một hình thức dạy học mà tính độc lập của người học được phát huy cao độ.
Thầy giáo chỉ tạo ra tình huống gợi vấn đề, người học tự phát hiện và giải quyết vấn đề
đó. Như vậy trong hình thức này, người học độc lập nghiên cứu vấn đề và thực hiện tất cả
các khâu cơ bản trong quá trình học.
Người học hợp tác phát hiện và giải quyết vấn đề:
Hình thức này chỉ khác hình thức thứ nhất ở chổ quá trình phát hiện và giải quyết
vần đề không diễn ra một cách đơn lẻ ở một người học mà là có sự hợp tác giữa những
người học với nhau như học tập theo nhóm, làm dự án,…
Thầy trò vấn đáp phát hiện và giải quyết vấn đề:
Trong vấn đáp phát hiện và giải quyết vấn đề, học trò làm việc không hoàn toàn
độc lập mà có sự gợi ý, dẫn dắt của thầy khi cần thiết. Phương tiện để thực hiện hình thức
này là những câu hỏi của thầy và những câu trả lời hoặc hành động đáp lại của trò. Như
vậy có sự đan kết, thay đổi sự hoạt động của thầy và trò dưới hình thức vấn đáp.
Với hình thức này, ta thấy dạy học “Nêu vấn đề” có phần giống với phương pháp
vấn đáp. Tuy nhiên hai cách dạy học này thật ra không đồng nhất với nhau, nét quan trọng
của dạy học “Nêu vấn đề” không phải là những câu hỏi mà ở chỗ tình huống gợi vấn đề.
Giáo viên thuyết trình phát hiện và giải quyết vấn đề:
9
Ở hình thức này, mức độ độc lập của học sinh thấp hơn ở các hình thức nêu trên.
Người thầy tạo ra tình huống gợi vấn đề, sau đó chính bản thân thầy phát hiện vấn đề và
trình bày quá trình suy nghĩ, giải quyết vấn đề (không phải nêu lời giải). Trong quá trình
đó có sự tìm tòi, dự đoán, có lúc thành công, có khi thất bại, phải điều chỉnh phương
hướng mới đi đến kết quả. Như vậy tri thức được trình bày không phải là dưới dạng sẵn
có mà là trong quá trình dạy và học người ta sẽ khám phá ra chúng. Cách này thường áp
dụng trong khi viết chương trình cho máy tính để giải quyết những bài toán mang tính
phức tạp, cần vận dụng nhiều thuật toán phối hợp.
Những hình thức trên đã được sắp xếp theo mức độ độc lập trong hoạt động học
của học sinh trong quá trình phát hiện và giải quyết vấn đề, vì vậy đó cũng đồng thời là
những cấp độ dạy học cho phương pháp “Nêu vấn đề”. Nghĩa là xét theo mức độ độc lập
của học sinh thì cấp độ 1 cao hơn cấp độ 2 nhưng xét theo phương diện mức độ giao lưu,
hợp tác của học sinh thì cấp độ 2 lại cao hơn cấp độ 1. Đó là khi ta giả định xem xét trên
cùng một vấn đề, còn nếu xét những vấn đề khác nhau thì việc người học độc lập phát
hiện và giải quyết một vấn đề không hẳn đã được đặt cao hơn việc thầy trò vấn đáp phát
hiện và giải quyết một vấn đề khó. Vì vậy đương nhiên có sự pha trộn giữa những hình
thức khác nhau và tồn tại những nấc thang trung gian giữa các cấp độ khác nhau.
2. Cơ sở thực tiễn:
2.1 Trích nội dung hướng dẫn giảng dạy môn Tin học năm học 2011-2012
Mục 1.1. Đối với các lớp Trung học phổ thông:
Chương trình Tin học THPT thực hiện theo chương trình và sách giáo khoa của Bộ
Giáo dục và Đào tạo, khi triển khai thực hiện cần bám sát chương trình chuẩn kiến thức
và kỹ năng đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, và hướng dẫn giảm tải.
Mục 2.2. Phân phối chương trình Tin học THPT:
10
Thực hiện theo công văn số 1128/SGD&ĐT – GDTrH ngày 04/9/2008 của Sở GD
và ĐT về việc hướng dẫn thực hiện chương trình và kế họach dạy học THCS, THPT,
HNDN năm học 2008 – 2009 áp dụng từ năm học 2008 -2009. Công văn số 1028
/SGDĐT-GDTrH ngày 26/9/2011 về việc điều chỉnh chương trình giảm tải năm học 2011
– 2012.
Mục 4.2. Đổi mới PPDH:
Cần kế thừa các phương pháp dạy học truyền thống có tính đến đặc điểm riêng của
bộ môn, lưu ý tới các phương pháp sau:
- Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề
- Dạy học hợp tác.
- Dạy học dựa trên đề án, dự án.
Chú trọng phương pháp thực hành trong dạy Tin học và tăng cường kết hợp giữa
giảng dạy lý thuyết và thực hành. Bài thực hành được dạy ở phòng máy, học sinh học
kiến thức mới kết hợp với thực hành ngay trên máy tính. Máy tính là giáo cụ trực quan,
máy tính còn là phương tiện học tập – học sinh dùng máy tính kiểm nghiệm ngay kiến
thức vừa được học.
2.2 Trích nội dung hướng dẫn “Cách tiến hành giảng dạy môn Tin học THPT” theo
sách giáo viên Tin học Lớp 11.
Để xây dựng phương pháp dạy học đúng đắn cần phần tích hoạt động lập trình về
nhiều phương diện khác nhau.
1 Về phương diện ngôn ngữ: Dạy lập trình có thể áp dụng quan điểm giao tiếp như khi dạy
ngôn ngữ. Theo quan điểm này người ta không thiên về mặt hệ thống ngôn ngữ mà
thường tạo các tình huống giao tiếp. Những tình huống này tạo ra nhu cầu phải học những
gì (từ, qui tắc, cấu trúc câu…).
11
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 11 trang mẫu của tài liệu "SKKN Áp dụng phương pháp dạy học “nêu vấn đề” bằng “tình huống gợi vấn đề” đối với việc giảng dạy môn Tin học tại trường THPT Lạng Giang số 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_ap_dung_phuong_phap_day_hoc_neu_van_de_bang_tinh_huong.doc
- Bia.doc