Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học môn tập làm văn lớp 3A Trường Tiểu học Vạn Khánh 2
Trong công cuộc đổi mới hiện nay, sự phát triển Công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước cần phải có những con người năng động, sáng tạo, tự lực, tự cường. Nhu cầu này đòi hỏi phải có sự điều chỉnh mục tiêu, nội dung Chương trình bậc Tiểu học một cách phù hợp.
PHÒNG GD&ĐT VẠN NINH
TRƯỜNG TIỂU HỌC VẠN KHÁNH 2
SÁNG KIẾN
Tên đề tài:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
DẠY VÀ HỌC MÔN TẬP LÀM VĂN LỚP 3A
TRƯỜNG TIỂU HỌC VẠN KHÁNH 2
Tên tác giả: Lê Đăng Vương
Năm học: 2018-2019
1
MỤC LỤC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................2
1. Lý do chọn đề tài....................................................................................2
2. Lịch sử của đề tài....................................................................................3
3. Mục đích nghiên cứu đề tài ....................................................................3
4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu ..................................................3
5. Giới hạn (phạm vi) nghiên cứu...............................................................4
6. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu.......................................................4
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ............................................................................4
1. Cơ sở lí luận của vấn đề .........................................................................4
2. Thực trạng của vấn đề ............................................................................7
3. Các biện pháp đã tiến hành giải quyết vấn đề ........................................9
4. Hiệu quả của đề tài ...............................................................................27
III. KẾT LUẬN .............................................................................................28
1. Đúc kết lại những nội dung chính đã trình bày ....................................28
2. Đề ra biện pháp triển khai, áp dụng đề tài vào thực tiễn......................28
3. Nêu kiến nghị, đề xuất..........................................................................28
4. Hướng phát triển của đề tài ..................................................................29
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................30
2
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
1.1 Lí do khách quan:
Trong công cuộc đổi mới hiện nay, sự phát triển Công nghiệp hoá –
hiện đại hoá đất nước cần phải có những con người năng động, sáng tạo, tự
lực, tự cường. Nhu cầu này đòi hỏi phải có sự điều chỉnh mục tiêu, nội dung
Chương trình bậc Tiểu học một cách phù hợp.
Mục tiêu của giáo dục Tiểu học đặt ra là: “ giúp học sinh hình thành
những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ,
phẩm chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học
cơ sở ”.
Tập làm văn là một trong những phân môn có vị trí quan trọng của môn
Tiếng Việt. Phân môn này đòi hỏi học sinh phải vận dụng những kiến thức
tổng hợp từ nhiều phân môn trong môn Tiếng Việt. Để làm được một bài văn
không những học sinh phải sử dụng cả bốn kỹ năng: nghe – nói – đọc – viết
mà còn phải vận dụng các kỹ năng về Tiếng Việt, về cuộc sống thực tiễn.
Phân môn Tập làm văn rèn cho học sinh tạo lập văn bản, góp phần dạy
học sinh sử dụng Tiếng Việt trong đời sống sinh hoạt. Vì vậy Tập làm văn là
phân môn có tính tổng hợp, có liên quan mật thiết đến các môn học khác.
Trong quá trình dạy một tiết Tập làm văn, để đạt mục tiêu đề ra ngoài
phương pháp của thầy, học sinh cần phải có vốn kiến thức ngôn ngữ về đời
sống thực tế. Học tốt Tập làm văn sẽ giúp học sinh học tốt các môn học khác
đồng thời giáo dục các em những tình cảm lành mạnh, trong sáng; rèn luỵên
khả năng giao tiếp và góp phần đắc lực vào việc giữ gìn, phát huy sự trong
sáng của Tiếng Việt, hình thành nhân cách con người Việt Nam.
1.2. Lí do chủ quan:
Chắc rằng mỗi giáo viên ai cũng hiểu: Phân môn Tập làm văn là một
phân môn có vai trò quan trọng trong việc dạy học sinh hình thành văn bản
nói và viết. Đây là một môn khó dạy trong chương trình Tiếng Việt tiểu học.
Dạy phân môn Tập làm văn được tốt tức là người giáo viên đã thâm nhập cả
chuỗi kiến thức từ các phân môn: tập đọc, kể chuyện, luyện từ và câu. Chính
vì thế mà phân môn tập làm văn có tính chất tổng hợp, là kết quả lĩnh hội các
kiến thức của môn Tiếng Việt. Trong chương trình tiểu học hiện nay, mục tiêu
chính của môn Tiếng Việt là hình thành và phát triển cho học sinh các kỹ
năng: nghe, nói, đọc, viết. Đặc biệt ở lớp 3, phân môn tập làm văn rèn bốn kỹ
năng: nói, nghe, đọc và viết. Trong giờ tập làm văn học sinh được cung cấp
kiến thức về cách làm bài và làm các bài tập (nói, viết) xây dựng các loại văn
bản và các bộ phận cấu thành văn bản. Bên cạnh đó học sinh còn tập kể lại
được những mẫu chuyện được nghe thầy, cô kể trên lớp. Qua từng nội dung
bài dạy, phân môn tập làm văn nhằm bồi dưỡng thái độ ứng xủ có văn hoá,
3
tinh thần trách nhiệm trong công việc, bồi dưỡng tình cảm lành mạnh tốt đẹp
cho học sinh.
Để thực hiện tốt mục tiêu của môn học đòi hỏi người thầy phải biết vận
dung linh hoạt, sáng tạo các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học sao
cho phù hợp với khả năng sử dụng ngôn ngữ và tâm lí lứa tuổi học sinh (HS)
để giờ học diễn ra tự nhiên nhẹ nhàng và có hiệu quả. Trong giảng dạy giáo
viên phải có nghệ thuật sư phạm, biết dẫn dắt, gợi mở đưa học sinh giải quyết
các tình huống và thông qua việc xử lí các tình huống đó học sinh lĩnh hội
được kiến thức bài. Qua thực tế công tác giảng dạy trong nhà trường; qua dự
giờ thăm lớp của anh chị em giáo viên đặc biệt là khi dự giờ tiếp tập làm văn
lớp 3 trong trường tiểu học ( kể cả dự giờ giáo viên giỏi) tôi thấy có nhiều chỗ
băn khoăn, trăn trở. Giáo viên chưa biết cách khai thác dẫn dắt học sinh tìm
tòi kiến thức nhất là với hai dạng bài: “Nghe - Kể lại chuyện” và “Kể hay nói,
viết về một chủ đề” lại càng băn khoăn hơn. Xuất phát từ vấn đề đó nên tôi
mạnh dạn viết kinh nghiệm : "Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả
dạy và học môn tập làm văn lớp 3A, Trường Tiểu học Vạn Khánh 2" với
các dạng bài “Nghe - Kể lại chuyện” và “Kể hay nói, viết về một chủ đề”
2. Lịch sử của đề tài
Qua thời gian đọc và nghiên cứu một số đề tài về môn Tiếng Việt, đặc
biệt là phân môn Tập làm văn, tôi thấy vẫn chưa có ai nghiên cứu về vấn đề
này. Nay tôi xin được nghiên cứu về vấn đề này tại lớp 3A, Trường Tiểu học
Vạn Khánh 2 nhằm góp phần nâng cao hiệu quả việc dạy và học phân môn
Tập làm văn ở bậc tiểu học.
3. Mục đích nghiên cứu
Việc dạy cho học sinh nắm được cách nghe, kể lại được nội dung câu
chuyện và kể hay nói, viết về một chủ đè có hiệu quả trong phân môn Tập làm
văn ở lớp 3 là rất quan trọng. Dạy tốt vấn đề này giúp học sinh rèn luyện các
kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết một cách linh hoạt để biết kể lại câu chuyện đã
nghe hay làm bài văn kể hay nói, viết về một chủ đề cho trước có hiệu quả.
Giúp học sinh mạnh dạn, tự tin và ham thích học văn. Vậy mục đích nghiên
cứu trong đề tài này tập trung vào các nội dung chủ yếu sau:
- Tìm hiểu các bài tập về nghe, kể lại chuyện; Kể hay nói, viết về một
chủ đề có trong chương trình tập làm văn lớp 3.
- Thực trạng việc dạy của giáo viên và việc học của hoc sinh về phân
môn Tập làm văn lớp 3 ở trường tiểu học hiện nay.
- Nghiên cứu tìm ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giờ học
tập làm văn ở lớp 3 với dạng bai: Nghe- kể lại chuyện; Kể hay nói, viết về một
chủ đề
4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu
4.1 Nhiệm vụ:
4
Để đạt được mục tiêu trên tôi đã xác định cho mình những nhiệm vụ
cần nghiên cứu sau:
Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc dạy và học phân môn Tập làm văn ở
trường tiểu học.
Tìm hiểu chương trình, sách giáo khoa phân môn Tập làm văn lớp 3.
Khảo sát phân môn Tập làm văn ở đầu năm và cuối tháng 11/2018.
Tìm ra nguyên nhân của thực trạng hiện nay.
Đề xuất một số biện pháp khắc phục có hiệu quả.
Kết luận và đưa ra ý kiến đề xuất.
4.2. Các phương pháp nghiên cứu:
Trong qua trình nghiên cứu, tôi đã áp dụng một số phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu, lí luận.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp điều tra, khảo sát
- Phương pháp luyện tập, thực hành
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp trao đổi, tranh luận.
Trong các phương pháp trên, khi nghiên cứu tôi vận dụng phối hợp các
phương pháp để tìm ra các giải pháp của mình đạt kết quả tối ưu nhất.
5. Giới hạn (phạm vi) nghiên cứu
"Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học môn tập
làm văn lớp 3A, Trường Tiểu học Vạn Khánh 2" với các dạng bài “Nghe -
Kể lại chuyện” và “Kể hay nói, viết về một chủ đề”
6. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu
- Chất lượng dạy và học môn Tập làm văn được nâng cao. Học sinh tích
cực, hứng thú trong học tập. Giáo viên biết lựa chọn phương pháp dạy học
hợp lí, tổ chức hoạt động phù hợp.
- Rút ra được bài học kinh nghiệm cho giáo viên và học sinh.
- GV rút ra được nhiều kinh nghiệm tâm đắc.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận của vấn đề
Trên cơ sở nội dung, chương trình phân môn Tập làm văn có rất nhiều
đổi mới, nên đòi hỏi tiết dạy Tập làm văn phải đạt được mục đích cụ thể hơn,
rõ nét hơn. Ngoài phương pháp của thầy, học sinh cần có vốn kiến thức ngôn
5
ngữ về đời sống thực tế. Chính vì vậy, việc dạy tốt các phân môn khác không
chỉ là nguồn cung cấp kiến thức mà còn là phương tiện rèn kỹ năng nói, viết,
cách hành văn cho học sinh. Điều này đòi hỏi phân môn Tập làm văn này phải
có nhiệm vụ cơ bản sau: Thứ nhất là giúp cho học sinh sau quá trình luyện tập
lâu dài có ý thức nắm được cách viết và cách nói sáng tạo các văn bản theo
nhiều phong cách khác nhau. Thứ hai là phân môn này góp phần bổ sung kiến
thức, rèn luyện tư duy hình thành nhân cách cho học sinh. Còn nhiều nhiêm
vụ khác nữa nhưng tôi chỉ nêu hai nhiệm vụ tôi coi là quan trọnh nhất. Tóm
lại: Dạy phân môn Tập làm văn theo hướng đổi mới phải khích lệ học sinh
tích cực, sáng tạo, chủ động học tập, biết diễn đạt suy nghĩ của mình thành
ngôn bản, văn bản. Nói cách khác, các phân môn trong môn Tiếng Việt là
phương tiện hỗ trợ cho việc dạy Tập làm văn được tốt hơn. NỘI
1.1. Nội dung chương trình sách giáo khoa.
Chương trinh dạy học Tập làm văn lớp 3 bao gồm 35 tiết / năm: trong
đó có 31 tiết thực học, và 4 tiết ôn tập.
- Kì 1: 16 tiết + 2 tiết ôn tập.
- Kì 2: 15 tiết + 2 tiết ôn tập.
Trang bị cho học sinh một số kiến thức và kĩ năng phục vụ cho học tập
và đời sống hàng ngày như: Điền vào tờ giấy in sẵn, viết thư, làm đơn, tổ
chức cuộc họp, phát biểu trong cuộc họp, giới thiệu cuộc họp của tổ; lớp;
trường, ghi chép sổ tay,… Tiếp tục rèn kĩ năng : “Nghe, nói, đọc, viết “ thông
qua kể chuyện, miêu tả. Ví dụ: Kể về một việc đơn giản, tả sơ lược về người
hoặc vật xung quanhtheo gợi ý bằng tranh hoặc bằng câu hỏi. Rèn kĩ năng
nghe thông qua các bài tập nghe.
1.2. Phương pháp bạy học cơ bản.
- Phương pháp trực quan.
- Phương pháp thực hành giao tiếp, rèn kĩ năng nghe-nói-đọc-viết.
- Phương pháp giảng giải.
- Phương pháp dạy học cá nhân.
- Phương pháp thảo luận nhóm.
- Phương pháp đàm thoại.
- Phương pháp làm việc với sách giáo khoa và tài liệu.
1.3. Quy trình dạy và học của tiết dạy Tập Làm Văn.
• Phần 1: Ổn định tổ chức lớp và kiểm tra bài cũ (3 – 5 phút). Yêu cầu
học sinh làm bài tập ở tiết trước, bài tập ở nhà hoặc nhắc lại những nội dung
cần ghi nhớ về kiến thức kĩ năng ở bài học trước. Giáo viên nhận xét kết quả,
chấm bài (nếu có).
• Phần 2: Dạy bài mới.
6
a ) Giới thiệu bài (1 – 2 phút).
b ) Hướng dẫn làm các bài tập (20 – 25 phút). Thực hành giải lần lược
các bài tập bằng nhiều hình thức, chú ý nội dung từng tiết dạy như: Rèn nghe-
nói-đọc-viết, hoặc những hình thức khác nhau nhằm đạt được mục tiêu yêu
cầu.
• Phần 3: Củng cố dặn dò (1 – 2 phút). Chốt lại nội dung kiến thức và kĩ
năng vừa học, nêu yêu cầu cho hoạt đông tiếp theo.
1.4. Các hình thức luyện tập trong Phân môn Tập Làm Văn lớp 3.
Học sinh được luyện tập chủ yếu qua các bài tập :
Bài tập nghe, bài tập nói, bài tập viết.
a ) Bài tập nghe: Học sinh được luyện tập qua các tiết học sau.
- Tuần 4: Nghe kể: Dại gì mà đổi.
- Tuần 7: Nghe kể: không nỡ nhìn.
- Tuần 11: Nghe kể: tôi có đọc đâu.
- Tuần 14: Nghe kể: Tôi cũng như bác.
- Tuần 15: Nghe kể: Giấu cày.
- Tuần 16: Nghe kể: Kéo cây lúa lên.
- Tuần 19: Nghe kể:Chàng trai phù ủng.
- Tuần 21: Nghe kể: Nâng niu từng hạt giống.
- Tuần 24: Nghe kể: Người bán quạt may mắn.
- Tuần 32: Nghe kể: Vươn tới các vì sao.
• Yêu cầu.
- Học sinh hiểu nội dung câu chuyện, thuật lại câu một cách mạnh
dạng, tụ tin.
- Học sinh thấy được ý nghĩa (cái hay, cái đẹp, cái cần phê phán) trong
câu chuyện.
- Biết diễn đạt rõ ràng thành câu, dễ hiểu.
- Giọng kể phù hợp nội dung từng câu chuyện.
b ) bài tập nói: Học sinh luyện tập qua các tiết học sau.
- Tuần 1: Nói về Đội.
- Tuần 5: Tập tổ chức cuộc họp.
- Tuần 6: Kể lại buổi đàu em đi học.
- Tuần 8: Kể về người hành xóm.
- Tuần 11: Nói về quê hương.
- Tuần 12: Nói về cảnh đẹp đất nước.
7
- Tuần 15: Giới thiệu về tổ em.
- Tuần 16: Nói về thành thị nông thôn.
- Tuần 20: Báo cáo hoạt động.
- Tuần 21: Nói về tri thức.
- Tuần 22: Nói về người lao động trí óc.
-Tuần 25: Kể về lễ hội.
- Tuần 26: Kể về một ngày hội.
- Tuần 28: Kể về một trận thi đấu thể thao.
- Tuần 32: Nói về bảo vệ môi trường.
• Yêu cầu:
- Học sinh nói đúng rõ ý, diễn đạt rõ ràng dễ hiểu.
- Học sinh nói theo nội dung chủ đề cho trước.
- Nói thành câu biết cách dùng từ chân thực.
- Nói thành đoạn văn.
c ) Bài tập viết: học sinh luyện tập qua các tiết học sau.
- Tuần 1: Điền vào tờ giấy in sẵn (ĐTNTP).
- Tuần 2: Viết đơn.
- Tuần 3 và 4: Điền vào tờ giấy in sẵn.
- Tuần 10: Tập viết thư và phông bì thư.
- Tuần 12: Viết về cảnh đẹp đát nước .
- Tuần 13: Viết thư.
- Tuần 17: Viết về thành thị nông thôn.
- Tuần 22: Viết về người lao động trí óc.
- Tuần 28: Viết lại một tin thể thao trren báo đài.
- Tuần 29: Viết về một trận thi đấu thể thao.
- Tuần 30: Viết thư.
- Tuần 32: Viết về bảo vệ môi trường.
• Yêu cầu:
- Trình bày thành đoạn văn, đủ số lượng câu.
- Biết cách chấm câu, viết các câu theo mẫu đã học (ai làm gì?, làm như
thế nào?).
- Biết cách dùng từ ( biết cách sử dụng phép nhân hoá, so sánh)
2. Thực trạng của vấn đề
8
2.1.Thuận lợi:
-Giáo viên:
Trong việc thực hiện đổi mới Chương trình sách giáo khoa bậc Tiểu
học, do đặc trưng phân môn Tập làm văn với mục tiêu cụ thể là: hình thành và
rèn luyện cho học sinh khả năng trình bày văn bản nói – viết ở nhiều thể loại
khác nhau. Vì vậy, giáo viên luôn không ngừng học hỏi, cải tiến phương pháp
dạy học phù hợp mục tiêu dạy và học để dẫn dắt rèn luyện học sinh thực hành
những bài văn nói – viết một cách độc lập, sáng tạo.
Giáo viên luôn ý thức quan tâm, chăm chút học sinh trong từng tiết học.
Với mỗi loại bài tập, giáo viên đã nghiên cứu kĩ kế hoạch bài dạy để lựa chọn
và tổ chức những hình thức luyện tập sao cho phù hợp với đối tượng học sinh.
Bên cạnh đó, giáo viên luôn động viên khuyến khích, khơi gợi ở học sinh trí
tưởng tượng, óc sáng tạo. Từ đó kích thích được sự tìm tòi ham học hỏi ở học
sinh, hình thành thói quen học tập tốt phân môn Tập làm văn.
Để giúp học sinh viết được những bài văn hay, ý tưởng phong phú,
sáng tạo giáo viên luôn chú trọng rèn kĩ năng nói cho học sinh vì học sinh nói
tốt sẽ trình bày bài viết tốt.
Qua các phương tiện thông tin đại chúng: xem đài, đọc sách báo, tài
liệu… giáo viên thường xuyên được tiếp cận với việc đổi mới phương pháp.
- Học sinh:
Ở lứa tuổi học sinh lớp ba, các em rất ham tìm tòi học hỏi.
Nội dung chương trình môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập
làm văn nói riêng rất phong phú; kênh hình Sách giáo khoa được trình bày
đẹp, phù hợp tâm sinh lí lứa tuổi các em.
Học sinh đã nắm vững kiến thức, kĩ năng tạo lập văn bản, kể chuyện,
miêu tả từ các lớp dưới. Đây là cơ sở giúp các em học tốt phân môn Tập làm
văn lớp ba.
2.2.Khó khăn:
Tập làm văn là phân môn khó so với các phân môn khác của môn Tiếng
Việt, vì vậy việc dạy – học ở phân môn này có những hạn chế nhất định.
Trong việc rèn kĩ năng nói – viết cho học sinh, giáo viên có đầu tư
nghiên cứu mục tiêu các tiết dạy để lựa chọn các phương pháp và hình thức tổ
chức dạy học sao cho phù hợp từng đối tượng học sinh, nhưng sự đầu tư chưa
sâu nên hiệu quả dạy học phân môn Tập làm văn chưa cao. Một số bài trong
chương trình đề ra chưa gần gũi với học sinh như: Lễ hội, tin thể thao…Dụng
cụ trực quan thiếu, giáo viên chỉ nói suông nên học sinh không hiểu, không
nắm bắt được thông tin vì vậy bài làm không đạt hiệu quả cao.
Chất lượng phân môn Tập làm văn đầu năm rất thấp, một số học sinh
chưa biết viết đoạn văn có ý tưởng phong phú, sáng tạo mà chỉ biết trả lời
9
theo câu hỏi gợi ý. Đấy là vấn đề nan giải đòi hỏi giáo viên phải có biện pháp
thích hợp để từng bước giảng dạy đạt kết quả.
Chính vì những lí do trên nên việc học văn của các em còn hạn chế.
Trong tiết “Nghe – kể lại chuyện” nhiều em còn chưa kể lại được chuyện mặc
dầu chuyện đó ngắn, ít tình tiết. Khi kể hay nói, viết về một chủ đề” nào đó
theo các gợi ý ở sách giáo khoa thì các em diễn đạt còn lúng túng.
Qua tiến hành khảo sát môn tập làm văn đầu năm, có kết quả như sau:
Bảng 1. Kết quả khảo sát môn tập làm văn đầu năm của học sinh lớp 3A.
Lớp Số lượng HS Điểm 9 - 10 Điểm 7 – 8 Điểm 5 - 6 Điểm dưới 5
SL
1
Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL
Tỉ lệ
3A
32/18
3,1 % 18,8% 17 53,1% 8 25.0%
6
*Nhận xét: Kết quả khảo sát bảng 1 cho thấy học sinh lớp 3A hiện nay
còn viết tập làm văn còn nhiều hạn chế.
3. Các biện pháp giải quyết vấn đề:
3.1. Trang bị kiến thức cho học sinh luôn chú trọng việc lồng ghép
kiến thức giữa các phân môn Tiếng Việt:
Với thể loại nói – viết trong phân môn Tập làm văn lớp 3, học sinh
được rèn luyện kĩ năng nói dựa trên những gợi ý ở sách giáo khoa và viết một
đoạn văn ngắn khoảng 5 đến 6 câu với các chủ đề: nói về quê hương, gia
đình, người lao động, kể vể lễ hội, trận thi đấu thể thao, bảo vệ môi trường…
Do khả năng tư duy của học sinh còn hạn chế, óc quan sát, trí tưởng
tượng không phong phú lại chưa chịu khó rèn luyện, nên đa số các em chỉ biết
trình bày đoạn văn một cách hạn hẹp theo nội dung đã gợi ý. Từ đó bài văn
nói – viết nghèo nàn về ý, gò ép, thiếu sự hồn nhiên. Ví dụ “Kể lại việc em đã
làm để bảo vệ môi trường”, các em chỉ kể “ trên đường đi học, em thấy một
cây xanh còn non bị ngã, em đỡ cho cây đứng dậy. Trưa tan học về thấy cây
xanh tốt, em rất vui mừng vì đã bảo vệ môi trường”. Bên cạnh đó, đôi lúc các
em còn trình bày lệch lạc, thiếu chính xác do ít kiến thức về vốn sống.
Việc sử dụng và mở rộng vốn từ còn nhiều hạn chế, các em chưa chú ý
cách sử dụng từ hoặc trau chuốt thế nào cho từ đó hay hơn trong câu văn. Có
một số từ do được nghe và nói trong sinh hoạt hằng ngày thành quen thuộc,
các em vẫn vô tư sử dụng trong bài văn của mình.
Như vậy, để khắc phục những hạn chế trên, giáo viên cần hiểu rõ tính
tích hợp kiến thức giữa các phân môn Tiếng Việt để từ đó giúp các em trang
bị vốn kiến thức cơ bản cần thiết cho mỗi tiết học. Khi dạy các phân môn:
Tập đọc, Chính tả, Tập viết Luyện từ và câu có nội dung phù hợp tiết Tập làm
văn sắp học; giáo viên cần dặn dò hướng dẫn học sinh quan sát tìm hiểu kĩ đối
tượng cần nói đến và ghi chép cụ thể hình ảnh, hoạt động ấy vào sổ tay; với
10
những sự việc hoặc hoạt động các em không được chứng kiến hoặc tham gia,
giáo viên khuyến khích các em quan sát qua tranh ảnh, sách báo, trên
tivi,…hoặc hỏi những người thân hay trao đổi với bạn bè. Khi được trang bị
những kiến thức cơ bản như thế, học sinh sẽ có những ý tưởng độc lập từ đó
các em có thể trình bày được bài văn chân thực, sinh động và sáng tạo. Trong
việc trang bị kiến thức cho học sinh, giáo viên không nên áp đặt các em vào
một khuôn mẫu nhất định như chỉ định học sinh phải quan sát một bức tranh,
một sự vật, con người hay một công việc cụ thể như thế sẽ hạn chế năng lực
sáng tạo của các em. Vì vậy, với bất cứ một đề tài nào của một tiết Tập làm
văn, giáo viên cần cho học sinh liên hệ mở rộng để các em phát huy được
năng lực sáng tạo trong bài văn của mình.
3.2. Tìm hiểu nội dung đề bài:
3.2.1 Xác định rõ yêu cầu các bài tập:
Ở mỗi đề tài của loại bài Tập làm văn nói – viết, giáo viên cần cho học
sinh tự xác định rõ yêu cầu các bài tập. Giúp học sinh tự xác định đúng yêu
cầu bài tập để khi thực hành các em sẽ không chệch hướng, đảm bảo đúng nội
dung đề tài cần luyện tập.
3.2.2 Nắm vững hệ thống câu hỏi gợi ý:
Sách giáo khoa lớp 3, bài Tập làm văn nói – viết thường có câu hỏi gợi
ý, các câu hỏi này sắp xếp hợp lí như một dàn bài của một bài Tập làm văn;
học sinh dựa vào gợi ý để luyện nói, sau đó viết thành một đoạn văn ngắn.
Giáo viên cần cho học sinh đọc toàn bộ các câu gợi ý để hiểu rõ và nắm vững
nội dung từng câu; từ đó giúp các em trình bày đoạn văn rõ ràng, mạch lạc đủ
ý, đúng từ, đúng ngữ pháp. Giúp học sinh nắm vững nội dung từng câu hỏi
gợi ý sẽ hạn chế được việc trình bày ý trùng lặp, chồng chéo, không có sự liên
kết giữa các ý với nhau trong đoạn văn.
3.2.3 Tìm hiểu các câu gợi ý:
Trước khi học sinh thực hành bài tập luyện nói, giáo viên cần giúp các
em hiểu nghĩa của các từ ngữ có trong câu hỏi để học sinh hiểu và trình bày
đúng yêu cầu, các từ ngữ này có thể là các từ khó hoặc từ địa phương. Nếu là
từ địa phương, giáo viên có thể cho học sinh sử dụng từ địa phương mình để
học sinh làm bài dễ dàng hơn.
3.2.4 Chia thành nhiều câu gợi ý nhỏ:
Trong các câu gợi ý có một số câu dài hoặc ngắn gọn khiến học sinh
lúng túng khi diễn đạt ý, do đó ý không trọn vẹn, bài văn thiếu sinh động sáng
tạo. Giáo viên cần chia thành nhiều câu gợi ý nhỏ để giúp các em có những ý
tưởng phong phú, hồn nhiên. Việc chia thành nhiều câu gợi ý nhỏ sẽ có nhiều
học sinh được rèn kĩ năng nói, giúp các em thêm tự tin và giáo viên dễ dàng
sửa chữa sai sót cho học sinh.
Như vậy qua hệ thống câu hỏi, giúp học sinh bày tỏ được thái độ, tình
cảm, ý kiến nhận xét đánh giá của mình về vấn đề nêu ra trong bài học. Song
11
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 11 trang mẫu của tài liệu "Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học môn tập làm văn lớp 3A Trường Tiểu học Vạn Khánh 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- mot_so_bien_phap_nham_nang_cao_hieu_qua_day_va_hoc_mon_tap_l.doc