Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác Tư vấn học đường cho học sinh ở trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
Quan tâm đến những nội dung thiết thực đó nên công tác tư vấn học đường ngày càng được coi trọng để nâng cao hiệu quả, góp phần xây dựng được môi trường học tập thân thiện, an toàn, lành mạnh và tiến bộ. Làm tốt công tác tư vấn học đường là góp phần hạn chế những vấn đề, vụ việc tiêu cực gây nhức nhối trong xã hội liên quan đến lứa tuổi vị thành niên: như bạo lực học đường, hành vi lệch chuẩn, nạn xâm hại tình dục, tình trạng rối loạn tâm lý, giúp học sinh có kỹ năng sống, có ý thức vươn lên học tập, rèn luyện, biết tự chủ trên con đường tích lũy kiến thức, rèn luyện kỹ năng, lập thân, lập nghiệp.
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Xã hội hiện đại cùng với cuộc cách mạng 4.0 đã mang đến cho con người
nhiều đổi thay tích cực và chất lượng cuộc sống đang ngày càng được nâng cao.
Con người được tiếp cận với công nghệ và những cải tiến về hầu hết các lĩnh vực,
trong đó có giáo dục và đào tạo. Vì thế các em học sinh thời nay có nhiều cơ hội để
học tập, trải nghiệm và phát triển bản thân…Trong xu thế chung đó, trường học
ngoài việc đầu tư đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục nhằm đáp ứng yêu cầu
ngày càng cao hơn kiến thức còn phải đối mặt và giải quyết hàng loạt vấn đề liên
quan đến sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh.
Chính vì thế, trong những năm gần đây, nhiều tổ chức, các trường học, các
nhà giáo dục, nhà tâm lý đã rất quan tâm đến các hoạt động tư vấn học đường.Vấn
đề tư vấn học đường đã trở thành một đề tài nóng bỏng, cấp thiết và là nhu cầu
thiết thực từ các nhà giáo, các em học sinh và các bậc phụ huynh. Nhận thức được
tầm quan trọng của công tác này, trong thời gian qua các trường học thực hiện
công tác tư vấn để giúp cho các em khắc phục những khó khăn về tâm lý, học sinh
có hành vi lệch chuẩn. Đồng thời, công tác tư vấn học đường cũng giúp học sinh
xác định được mục tiêu, lựa chọn phương pháp học tập hiệu quả và định hướng
nghề nghiệp phù hợp với năng lực bản thân và nhu cầu về nguồn nhân lực của xã
hội.Trong tư vấn học đường hiện nay, vấn đề giáo dục giới tính và sức khỏe giúp
học sinh có kiến thức để có lối sống lành mạnh, an toàn cũng rất được quan tâm
thực hiện...
Quan tâm đến những nội dung thiết thực đó nên công tác tư vấn học đường
ngày càng được coi trọng để nâng cao hiệu quả, góp phần xây dựng được môi
trường học tập thân thiện, an toàn, lành mạnh và tiến bộ. Làm tốt công tác tư vấn
học đường là góp phần hạn chế những vấn đề, vụ việc tiêu cực gây nhức nhối trong
xã hội liên quan đến lứa tuổi vị thành niên: như bạo lực học đường, hành vi lệch
chuẩn, nạn xâm hại tình dục, tình trạng rối loạn tâm lý, giúp học sinh có kỹ năng
sống, có ý thức vươn lên học tập, rèn luyện, biết tự chủ trên con đường tích lũy
kiến thức, rèn luyện kỹ năng, lập thân, lập nghiệp.
Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng được thành lập năm 1920, là ngôi trường
có bề dày truyền thống gần 100 năm dạy tốt - học tốt. Đây là trường THPT đầu
tiên của tỉnh Nghệ An được Nhà nước tặng thưởng danh hiệu cao quý Anh hùng
Lao động vào năm 2010. Tại trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, hoạt động giáo
dục toàn diện luôn luôn được quan tâm coi trọng. Cùng với việc nâng cao chất
lượng dạy học chính khóa, trường THPT Huỳnh Thúc Kháng không ngừng đẩy
mạnh công tác Tư vấn học đường và luôn xác định đây là một nội dung quan trọng
trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục của nhà trường. Trong những năm gần đây,
trường THPT Huỳnh Thúc Kháng đã đạt được kết quả đáng ghi nhận trong công
tác tư vấn học đường. Mặc dù vậy, trong quá trình tổ chức thực hiện công tác này,
nhà trường cũng đã và gặp nhiều khó khăn, vướng mắc...Trong đó, đặc điểm tâm lí
1
lứa tuổi học sinh THPT về thể chất, sinh lí, tâm lí, nhân cách đang dần phát triển theo
hướng ổn định dần nhưng cũng gặp không ít khó khăn, cần có sự trợ giúp tư vấn.
Vấn đề nâng cao chất lượng của công tác tư vấn học đường đã và đang thu
hút sự quan tâm của xã hội.
Từ thực tế và hiệu quả đạt được của công tác Tư vấn học đường ở trường
THPT Huỳnh Thúc Kháng trong thời gian qua, chúng tôi đã thực hiện đề tài: “Một
số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác Tư vấn học đường cho học sinh
ở trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An”.
Trong phạm vi thực hiện đề tài này, chúng tôi đề cập chủ yếu đến những vấn
đề chủ yếu sau đây:
- Lý do chọn đề tài và tính cấp thiết của việc thực hiện công tác Tư vấn học
đường trong giai đoạn hiện nay;
- Đánh giá tình hình thực tiễn để từ đó làm rõ được những kết quả đạt được
và những hạn chế, yếu kém của công tác tư vấn học đường ở các trường học trong
thời gian qua;
- Khái quát, tổng hợp những cơ sở khoa học và ý nghĩa quan trọng của việc
thực hiện công tác tư vấn học đường trong giai đoạn hiện nay;
- Thực hiện một số nội dung điều tra, khảo sát tình hình thực tế trong quá
trình thực hiện công tác tư vấn học đường ở trường THPT Huỳnh Thúc Kháng;
- Trình bày một số biện pháp phù hợp, linh hoạt để tổ chức thực hiện nhằm
nâng cao hiệu quả của công tác Tư vấn học đường;
- Kết quả đạt được của công tác Tư vấn học đường trong hoạt động giáo dục toàn
diện và đổi mới phương pháp dạy học hiện nay tại trường THPT Huỳnh Thúc Kháng;
- Ý nghĩa của việc thực hiện công tác tư vấn học đường trong việc thực hiện
đổi mới toàn diện và căn bản giáo dục và đào tạo, “lấy người học làm trung tâm”,
“chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn
diện phẩm chất và năng lực người học” (Trích Nghị quyết số 29 của BCH TW
Đảng cộng sản Việt Nam ngày 04 tháng 11 năm 2013)
- Một số kiến nghị, đề xuất để nâng cao chất lượng của công tác Tư vấn học
đường góp phần hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh ở
trường THPT trong giai đoạn hiện nay.
Tính khoa học, tính sư phạm, tính mới, tính thực tiễn của đề tài chính là việc
thực hiện và vận dụng cơ sở lý luận vào thực tiễn công tác tư vấn học đường tại
trường THPT Huỳnh Thúc Kháng một cách phù hợp, linh hoạt đạt hiệu quả đã góp
phần nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục toàn diện của đơn vị. Từ đó, mong
muốn của chúng tôi là đề tài có thể được mở rộng phạm vi thực hiện ở nhiều
trường học, đặc biệt là các trường trên địa bàn tỉnh Nghệ An và công tác tư vấn
học đường ngày càng được tiến hành nghiêm túc, kịp thời, thường xuyên, chất
lượng và hiệu quả hơn nữa.
2
PHẦN II: NỘI DUNG
I. CƠ SỞ KHOA HỌC
1.1. Khái niệm cơ bản
Các khái niệm như tư vấn, tư vấn học đường, tư vấn tâm lý học đường,… đã
không còn xa lạ đối với nhiều người trong chúng ta. Trong quá trình tìm hiểu, thực
hiện các văn bản hướng dẫn và tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng năng lực tư
vấn cho giáo viên làm công tác tư vấn do Sở giáo dục và đào tạo Nghệ An phối
hợp tổ chức, chúng tôi được hiểu rõ hơn về những khái niệm này như sau:
Tư vấn là một quá trình mà một cá nhân dựa trên sự hiểu biết của mình về
một lĩnh vực nào đó đưa ra những hướng dẫn, chỉ bảo, lời khuyên (Theo Từ điển
Bách khoa Việt Nam) và Tư vẫn là “Góp ý kiến về những vấn đề hỏi đến nhưng
không có quyền quyết định” (Theo Từ điển Hán Việt, NXB Khoa học xã hội, 2007,
trang 507).
Tư vấn học đường là một tiến trình giúp đỡ học sinh, phụ huynh, giáo viên tự
tìm hiểu mình để biết được những đặc điểm tính cách, những năng lực tiềm ẩn và
những hành vi của mình...Đồng thời giúp họ cách giải quyết tối ưu trong các mối
quan hệ và trong cuộc sống nhằm góp phần làm tốt hoạt động giáo dục học
sinh…(Trích Tài liệu Bồi dưỡng năng lực tư vấn cho giáo viên làm công tác tư vấn
cho học sinh, Trường Đại học Vinh, năm 2019).
Tư vấn tâm lý cho học sinh “là sự hỗ trợ tâm lý, giúp học sinh nâng cao hiểu
biết về bản thân, hoàn cảnh gia đình, mối quan hệ xã hội, từ đó tăng cảm xúc tích
cực, tự đưa ra quyết định trong tình huống khó khăn học sinh gặp phải khi đang
học tại nhà trường”. (Trích Thông tư số 31/2017/TT-BGDĐT ngày 18/12/2017
Hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường phổ thông)
Công tác tư vấn cho học sinh là góp phần định hướng cho học sinh trước
những khó khăn về tâm lý, tình cảm, những bức xúc của lứa tuổi; Tư vấn để tránh
những hành vi lệch chuẩn; Tư vấn để học sinh vượt qua những vướng mắc trong
học tập, trong định hướng nghề nghiệp hoặc những khó khăn gặp phải trong về
giới tính và sức khỏe. Từ đó, có điều kiện thuận lợi để giúp học sinh phát triển
phẩm chất và năng lực học sinh trong môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh,
thân thiện.
1.2. Cơ sở lý luận và các văn bản chỉ đạo thực hiện
Để các cơ sở giáo dục thực hiện có cơ sở thực hiện được mục tiêu đó, các
cấp, các ngành đã có nhiều văn bản chỉ đạo công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ
năng, công tác tư vấn, tham vấn học đường như:
Luật giáo dục (năm 2015) đã quy định rõ rằng: “Mục tiêu của giáo dục phổ
thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và
các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình
thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách
3
nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao
động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Nghị quyết 29 của BCH TW Đảng ngày 4/11/2013 đã chỉ đạo và định hướng
đổi mới căn bản và toàn diện Giáo dục - đào tạo là:“Phát triển Giáo dục và đào tạo
là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình
giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm
chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường
kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.”
Nghị quyết 44/NQ-CP (9/6/2014) về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục -
đào tạo nêu "đổi mới chương trình giáo dục theo hướng phát triển năng lực và
phẩm chất người học; chú trọng giáo dục lý tưởng, đạo đức.."
Quyết định 1501/QĐ-TTg ngày 28/8/2015 phê duyệt đề án "Tăng cường
giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh, thiếu niên và nhi đồng
giai đoạn 2015-2020", đã nêu rõ: “Các trường phổ thông bố trí cán bộ, giáo viên
phụ trách, kiêm nhiệm công tác tư vấn tâm lý”...
Nghị định 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 quy định về môi trường giáo dục
an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực, yêu cầu "Thực hiện tham
vấn, tư vấn cho người học có nguy cơ bạo lực..."
Bộ Giáo dục – Đào tạo đã ban hành Thông tư 31/2017/TT-BGDĐT Hướng
dẫn thực hiện công tác Tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường phổ thông. Từ đây,
công tác Tư vấn học đường được quan tâm và triển khai thực hiện nghiêm túc, bài
bản và ngày càng có hiệu quả hơn ở các cơ sở giáo dục.
Công văn số 2623 ngày 6/6/2016 của Bộ Giáo dục – Đào tạo; Hướng dẫn số
1885 ngày 19/9/2017 và công văn số 1568 ngày 17/8/2018 của Sở Giáo dục - Đào
tạo đã yêu cầu các trường học thành lập Tổ Tư vấn học đường.
Công văn số 77/SGDĐT-CTTT ngày 15 tháng 01 năm 2018 về việc hướng
dẫn thực hiện thông tư 31 năm 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác tư
vấn cho học sinh.
Bộ Giáo dục - Đào tạo đã ban hành Chỉ thị số 2268 /CT-BGDDT ngày 08
tháng 8 năm 2019 về nhiệm vụ và giải pháp năm học 2019 – 2020 của ngành Giáo
dục. Trong đó, một trong các nhóm nhiệm vụ chủ yếu là: “Tăng cường công tác
giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên; chú trọng xây
dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện; triển khai các giải pháp
đảm bảo an toàn cho học sinh...; triển khai thực hiện các giải pháp phòng chống bạo
lực học đường; xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường - gia đình - xã hội trong
giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh. Thực hiện tốt chương trình giáo dục thể
chất, đẩy mạnh các hoạt động tập luyện thể dục thể thao, công tác y tế trường học”...
Sở giáo dục đào tạo Nghệ An đã có công văn số 1602/SGD-ĐT.GDTrH
ngày 30 tháng 8 năm 2019 về hướng dẫn thực hiện nhiện vụ năm học 2019-2020
4
đối với hoạt động GDNGLL như sau: “Tiếp tục triển khai và thực hiện hiệu quả
công tác tư vấn tâm lý cho học sinh các trường phổ thông...,trong đó tập trung thực
hiện tốt việc bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho cán bộ làm công tác tư vấn tâm lý
cho học sinh; linh hoạt trong việc chọn địa điểm, thời gian, bối cảnh thực hiện tư
vấn để đạt hiệu quả; phát huy vai trò hiệu quả hoạt động của hội đồng tư vấn học
sinh trong công tác tư vấn học đường”.
Trong những năm gần đây, Bộ giáo dục và Sở giáo dục rất quan tâm chỉ đạo
thực hiện hoạt động tư vấn cho học sinh và xây dựng môi trường giáo dục an toàn,
lành mạnh, thân thiện. Nhiều lớp tập huấn, nhiều cuộc hội thảo được tổ chức thực
hiện liên quan đến nội dung tư vấn học đường và môi trường giáo dục. Điều này
chứng tỏ toàn xã hội đã rất quan tâm.
Nghị quyết Hội nghị Chi bộ và kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học năm
học 2019-2020 của trường THPT Huỳnh Thúc Kháng đã xác định rõ nhiệm vụ
quan trọng, vai trò của công tác tư vấn học đường tại đơn vị;
Từ cơ sở lý luận và những công văn hướng dẫn đó, trường THPT Huỳnh
Thúc Kháng đã căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương và đơn vị để tổ chức
công tác tư vấn học đường phù hợp, linh hoạt và có hiệu quả. Trong quá trình thực
hiện, trường THPT Huỳnh Thúc Kháng luôn xác định mục đích của công tác tư vấn
tâm lý cho học sinh phổ thông là: “Phòng ngừa, hỗ trợ và can thiệp (khi cần thiết)
đối với học sinh đang gặp phải khó khăn về tâm lý trong học tập và cuộc sống để
tìm hướng giải quyết phù hợp, giảm thiểu tác động tiêu cực có thể xảy ra; góp phần
xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện và phòng, chống bạo
lực học đường; Hỗ trợ học sinh rèn luyện kỹ năng sống; tăng cường ý chí, niềm tin,
bản lĩnh, thái độ ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ xã hội; rèn luyện sức khỏe
2.3. Cơ sở thực tiễn
Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Chủ trương đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục và đào tạo của Đảng ta đã khẳng định: Giáo dục con người Việt Nam
phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá
nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả.
Thực tế cho thấy thời gian trước chúng ta đã quá quan tâm đến dạy chữ, dạy
kỹ năng, bắt đầu đề cập đến các hoạt động trải nghiệm nhưng chưa quan tâm nhiều
đến tâm lý học sinh và vai trò của nó trong giáo dục.
Giáo dục toàn diện là vừa cung cấp, trang bị cho người học những tri thức
khoa học vừa phải giáo dục cho thế hệ trẻ kỹ năng sống. Từ đó, hoạt động giáo dục
mới phát triển được phẩm chất và năng lực học sinh, đào tạo nên nguồn nhân lực
chất lượng cao đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Để đạt được điều đó, giáo dục
5
không đơn thuần chỉ là hoạt động dạy học kiến thức văn hóa ở trên lớp mà phải kết hợp
giáo dục kỹ năng sống, đạo đức tư tưởng tình cảm và phát triển năng lực cho học sinh,
tạo hành trang quan trọng cho thế hệ trẻ trên con đường lập thân, lập nghiệp.
Sự phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật và của xu thế hội nhập toàn cầu đã
tạo cơ hội cho thế hệ trẻ được tiếp cận với nền văn minh hiện đại trên thế giới. Tuy
nhiên, ngày nay thế hệ trẻ cũng đang phải đối mặt với những nguy cơ, khó khăn và
thách thức như: Bạo lực học đường,tình trạng nghiện game, nạn xâm hại tình dục,
những hành vi lệch chuẩn, những căng thẳng, áp lực từ điểm số trong học tập, thi
cử dẫn đến bệnh tự kỷ, trầm cảm,rối loạn tâm lý, những bỡ ngỡ, bối rối về giới tính
và sức khỏe vị thành viên và những băn khoăn bế tắc trong việc lựa chọn
trường,chọn nghề...Mặt trái của nền kinh tế thị trường với những cám dỗ, sự kỳ thị,
có khi còn thiếu sự tôn trọng sự khác biệt của mỗi cá nhân,… Những điều đó ảnh
hưởng nghiêm trọng đến tâm lý và sự hình thành và phát triển nhân cách của học
sinh ngày nay.
Trong quá trình dạy học, các nhà trường đã rất tích cực trong việc thực hiện
giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống, kỹ năng cho học sinh thông qua việc lồng
ghép trong chương trình chính khóa và hoạt động GDNGLL. Nhưng điều đó cũng
không thể đủ thời gian và điều kiện nhà trường dạy hết mọi kỹ năng, cách thức ứng
phó cho học sinh. Đặc biệt là đối với học sinh THPT, trong đó có trường THPT
Huỳnh Thúc Kháng, áp lực từ việc dạy học để có điểm số cao, kết quả tốt trong các
kỳ thi học sinh giỏi, thi sáng tạo khoa học kỹ thuật, thi THPT quốc gia,… để đậu
vào các trường tốp trên luôn đặt nặng lên vai người dạy và người học.
Mặt khác, trong guồng quay của cuộc sống với bao công việc, lo toan vất vả
mưu sinh, nhiều gia đình cũng không thể có điều kiện hướng dẫn con kỹ năng sống
và ứng phó với mọi tình huống trong cuộc sống. Nhưng cũng không ít gia đình vì
có điều kiện sống đầy đủ nên nuông chiều, đáp ứng và sắp xếp cho con mọi thứ
trong cuộc sống nên con trẻ trở nên ngờ nghệch, thiếu tính tự lập, tự chủ khi bước
vào ngưỡng cửa cuộc đời. Chính công tác tư vấn học đường sẽ góp phần giáo dục
kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết vấn đề và hình thành phát triển phẩm chất, năng
lực cốt lõi cho học sinh...
Công tác tư vấn học đường được thực hiện tốt sẽ giúp học sinh có thái độ
sống chan hòa, có định hướng sống tích cực, có ý thức phấn đấu vươn lên, có hành
tràng cần thiết để bước vào cuộc sống tự lập và trưởng thành, vượt qua những sú
sốc, khó khăn, vướng mắc trong lứa tuổi học đường, định hướng học tập, nghề
nghiệp tốt hơn.
Trong tình hình hiện nay gia đình - nhà trường - xã hội vừa có những mặt tích
cực vừa có những áp lực, khó khăn, vướng mắc tác động đến học sinh nên học sinh
rất cần được tư vấn để học tập, rèn luyện và hoàn thiện bản thân tốt hơn.
6
II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH TRƯỜNG THPT HUỲNH THÚC KHÁNG KHI
THỰC HIỆN TƯ VẤN HỌC ĐƯỜNG
2.1. Một số thuận lợi cơ bản khi thực hiện tư vấn học đường
Trường THPT Huỳnh Thúc luôn được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh
đạo Tỉnh, Thành phố, Sở Giáo dục - Đào tạo Nghệ An và các Sở, Ban, ngành và
chính quyền địa phương trong tiến trình thực hiện nhiệm vụ giáo dục và phát triển
nhà trường, trong đó có công tác tổ chức tư vấn học đường.
Trong thời gian qua, Sở giáo dục – đào tạo và Thành đoàn Vinh và các tổ
chức trên địa bàn thỉnh cũng tổ chức nhiều hoạt động bổ ích và thiết thực để thu
hút sự quan tâm tham gia của học sinh nhằm tăng cường công tác giáo dục kỹ năng
sống, giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề, giáo dục giới tính, bình đẳng giới, xây
dựng môi trường học tập an toàn, lành mạnh, thân thiện…nhằm khích lệ động viên
học sinh học sinh tích cực học tập, rèn luyện.
Tập thể hội đồng sư phạm trường THPT Huỳnh Thúc Kháng đông về số
lượng, có năng lực và hăng say về chuyên môn, nhiệt huyết với sự nghiệp “Trồng
người” (65/95 giáo viên giỏi tỉnh), luôn thân thiện gần gũi, đồng hành cùng học
sinh trong nhiều hoạt động. Đa số cán bộ, giáo viên, nhân luôn nhận thức đúng
đắn, có tinh thần trách nhiệm và đề xuất nhiều ý tưởng phù hợp, sáng tạo, hiệu quả
trong tổ chức thực hiện công tác tư vấn học đường. Vì thế hoạt động tư vấn cho
học sinh ở trường THPT Huỳnh Thúc Kháng không chỉ là công việc của tổ tư vấn
mà rất nhiều tổ chức, cá nhân cùng tham gia, phối hợp thực hiện.
Ban đại diện Hội CMHS nhà trường và các thành viên của chi hội phụ
huynh các lớp luôn quan tâm, đồng hành với nhà trường và học sinh trong dạy học
chính khóa và trong cả các hoạt động giáo dục toàn diện. Mối quan hệ chặt chẽ
giữa Hội cha mẹ học sinh và nhà trường luôn được tăng cường và phát huy trong
nhiều hoạt động. Hàng tháng, Ban chấp hành hội cha mẹ học sinh họp giao ban
cùng Ban lãnh đạo nhà trường để đánh giá hoạt động và bàn kế hoạch phối hợp
triển khai công việc. Tại đơn vị lớp, mỗi tháng đều có đại diện chi hội cha mẹ học
sinh dự sinh hoạt lớp để phối hợp cùng giáo viên chủ nhiệm nắm tình hình học tập
và rèn luyện của học sinh, có hình thức động viên khích lệ kịp thời phong trào hoạt
động của lớp. Hội cha mẹ học sinh đóng vai trò quan trọng góp phần thành công
trong nhiều hoạt động, trong đó có việc hỗ trợ và phối hợp trong công tác tư vấn
học đường,...
Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng có bề dày thành tích trên chặng đường
gần 100 năm xây dựng và phát triển, luôn là địa chỉ tin cậy của phụ huynh và học
sinh. Hàng năm, học sinh có điểm tuyển sinh đầu vào cao, thu hút được nhiều học
sinh ngoan, có năng lực học tập khá, giỏi ở các trường THCS. Các em không chỉ
ham học văn hoá mà còn tích cực tham gia các hoạt động văn hoá - văn nghệ, thể
dục thể thao, nhân đạo từ thiện, giáo dục kỹ năng sống... Các em học sinh luôn có
nhu cầu giao lưu, giao tiếp, bàn bạc thảo luận các vấn đề phù hợp lứa tuổi, thích
7
khảo sát thực tế, tham quan để học tập trải nghiệm, nâng cao kỹ năng sống, giao lưu
hòa nhập với bạn bè. Học sinh trường THPT Huỳnh Thúc Kháng năng động, sáng tạo
khi tham gia các hoạt động học tập và rèn luyện, thể hiện dấu ấn riêng của tuổi học trò
phù hợp với lứa tuổi học đường.
Qua thực tế công tác tư vấn học đường và khảo sát học sinh trong năm học
2019-2020 đã cho thấy đa số học sinh ở trường THPT Huỳnh Thúc Kháng mong
muốn và rất thích nhà trường tổ chức nhiều hoạt động tư vấn học đường để hỗ trợ cho
học tập và tăng cường giáo dục kỹ năng sống. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát một số
lớp để nắm bắt ý kiến của học sinh về công tác tư vấn học đường để từ đó có kế hoạch
và cách thức phù hợp thực hiện tư vấn. Kết quả khảo sát ý kiến học sinh như sau đã
cho thấy công tác tư vấn đã trở thành nhu cầu và được học sinh được quan tâm:
Bình
thường
Không
thích
Rất thích
Thích
T
T
Số
HS
Lớp
HS
TL
TL
TL
TL
HS
HS
HS
(%)
(%)
(%)
(%)
12,8
10,2
11,6
10,0
12,2
19,5
12,7
5
4
39
39
10
11
8
25,6
28,2
18,6
20,0
24,4
17,1
22,1
20
19
51,3
4
5
10,3
12,8
11,6
10.0
14,6
7,3
1
2
3
4
5
6
12A2
12A5
11A6
11D4
10A7
10D1
48,8
5
43
25
58,1
60,0
48,8
56,1
54,1
5
5
50
10
10
7
30
5
5
41
20
6
8
41
23
3
253
56
137
32
28
11,1
Tổng
2.2. Một số tồn tại, khó khăn khi thực hiện tư vấn học đường
Hiện tại, ở các trường phổ thông, nguồn nhân lực làm công tác tư vấn đang gặp
khó khăn. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên được đào tạo bài bản về công tác tư
vấn học đường chưa có mà chủ yếu là cán bộ, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ
môn, nhân viên kiêm nhiệm thực hiện công tác tư vấn. Đội ngũ này chỉ mới được
tham gia các lớp bồi dưỡng, các đợt tập huấn về công tác tư vấn học đường do
ngành Giáo dục tổ chức. Vì thế lực lượng chuyên nghiệp trong công tác tư vấn học
đường còn thiếu…Trong quá trình thực hiện tư vấn, nhiều người còn phải đầu tư
nhiều cho công tác chuyên môn nên đôi khi có nhiều thời gian thực hiện tư vấn
hoặc có tư vấn nhưng chưa kịp thời thiếu thuyết phục và chưa đạt hiệu quả.
Cơ sở vật chất, cảnh quan môi trường của nhà trường tuy đã được đầu tư, nâng cấp
nhưng vẫn còn chưa thực sự đảm bảo theo yêu cầu. Còn thiếu không gian rộng để học
8
sinh tổ chức các hoạt động ngoài giờ, trong đó có hoạt động tư vấn theo chuyên đề ở
quy mô lớn. Vì thế, việc tổ chức tư vấn theo hình thức tập trung rất khó khăn, đặc biệt
là mùa mưa. Sân thể thao, bãi tập, nhà đa chức năng…chưa được sửa chữa, nâng cấp
kịp thời nên chưa đáp ứng yêu cầu tư vấn ngày càng cao của học sinh.
Học sinh phải tập trung học văn hóa, tiếp thu lượng kiến thức khá lớn ở các
bộ môn trong học chính khóa, học ôn luyện thi, chịu sức ép về điểm số trong kiểm
tra, thi cử còn khá nặng nề...Bởi vậy đã có không ít học sinh khi học THPT chỉ
quan tâm đến học để thi đạt vào trường đại học tốp nên chỉ đầu tư nhiều các môn
theo khối thi. Hiện tượng học sinh học lệch, học xa rời thực tiễn và thiếu kỹ năng
sống hoặc chưa chăm chỉ học tập, rèn luyện nghiệm game, Facebook,..đang tồn tại
ở nhiều trường học, đặc biệt là các trường ở thành phố, trong đó có học sinh trường
THPT Huỳnh Thúc Kháng.
Sự thay đổi về nhận thức trong phụ huynh học sinh cũng chuyển biến nhưng
có một số cha mẹ chỉ muốn cho con em mình tham gia học nhiều ở các môn văn
hóa để vào trường đại học tốp trên hoặc học Ngoại ngữ để đi du học nên ít quan
tâm đến lĩnh vực tư vấn học đường. Một số gia đình đã không nắm bắt được tâm tư
nguyện vọng của con, có lúc để xảy ra bất đồng giữa bố mẹ và con cái làm ảnh
hưởng không tốt đến tâm lý học sinh, dẫn đến căn bệnh như tự kỷ, hành vi lệch
chuẩn...khó kiểm soát.
Các trường học đầu tư kinh phí cho công tác tư vấn học đường chưa nhiều,
ngân sách chủ yếu dành cho học tập văn hóa, sinh hoạt. Kinh phí dành cho hoạt
động này đang gặp rất nhiều khó khăn. Nguồn kinh phí từ ngân sách hay do các lực
lượng xã hội đầu tư cho công tác tư vấn học đường chưa được như mong muốn nên
nhu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị cho cho công tác này còn khó khăn.
Học sinh THPT đang ở độ tuổi 15-18 nên dễ gặp phải những khó khăn,
vướng mắc, lo lắng trong học tập, trong cuộc sống. Không ít học sinh đã chọn các
chịu đựng một mình khi gặp trở ngại nên không thể tránh khỏi những khó khăn, rối
loạn về tâm lý dẫn đến uất ức, tự kỷ, trầm cảm hoặc nảy sinh những hành vi bột
phát khó kiểm soát, thực hiện những hành vi lệch chuẩn, vi phạm nội quy trường
lớp, vi phạm pháp luật, bỏ nhà đi, tự tử,...Cũng có những học sinh khi gặp khó
khăn vướng mắc chỉ chia sẻ với bạn bè nhưng cách giải quyết được một số bạn bè
tư vấn là giải quyết tạm thời, bao che cho nhau, tư vấn có thể sai lệch vì bạn bè
cũng trang lứa chưa đủ kinh nghiệm để tư vấn cho bạn bè. Khi được cán bộ, giáo
viên, nhân viên tư vấn thì một số học sinh và kể cả phụ huynh còn bất cần hoặc e
ngại chưa thực sự hợp tác với nên việc tư vấn gặp khó khăn…
9
Việc bố trí thời gian cho công tác tư vấn đang gặp những khó khăn vướng
mắc. Mặc dù theo văn bản quy định đã có nhưng trên thực tế thì các trường học
thường được ưu tiên nhiều cho hoạt động dạy học chính khóa…Giáo viên làm
công tác tư vấn mặc dù được tính tiết nhưng vừa phải đứng lớp vừa làm tư vấn
theo quy định nên có lúc học sinh cần tư vấn riêng và kịp thời những vấn đề liên
quan đến sự rối loạn tâm lý thì cán bộ tư vấn phải hoàn thành công tác chuyên môn
trước rồi mới thực hiện tư vấn nên không phải lúc nào cũng bố trí tư vấn cho học
sinh ngay được…
Như vậy, tư vấn học đường trên thực tế triển khai thực hiện có nhiều thuận lợi
những cũng gặp không ít những khó khăn, vướng mắc. Vì vậy, chúng tôi luôn xác
định công tác tư vấn học đường là vô cùng quan trọng nhằm đưa học sinh vượt qua
những khó khăn trong cuộc sống, trong học tập, có cách cách ứng phó, giải quyết
phù hợp mọi tình huống. Điều này sẽ góp phần thực hiện thành công nhiệm vụ dạy
học, góp phần đáp ứng mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện của Giáo dục, tạo nên
những thế hệ học sinh phát triển toàn diện, tạo thêm nguồn nhân lực chất lượng cao
cho quê hương, đất nước trong thời kỳ hội nhập và phát triển hiện nay.
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TƯ
VẤN HỌC ĐƯỜNG CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG THPT HUỲNH THÚC KHÁNG
3.1. Nâng cao nhận thức của CB.GV.NV.HS và PH về tư vấn học đường
- Đối với CB.GV. NV
Đây là công việc đầu tiên và rất quan trọng nhằm làm cho toàn thể CB.GV.NV
các nhà trường nhận thức đầy đủ vai trò và ý nghĩa của công tác tư vấn học đường.
Biện pháp nâng cao nhận thức về vấn đề này được thực hiện ngay từ trong quá
trình triển khai học tập nhiệm vụ năm học, trong Hội nghị viên chức đầu năm và
họp cơ quan hàng tháng họp giao ban hàng tuần và trên các phương tiện thông tin
truyền thông của đơn vị.
Từ đầu năm học, trong Nghị quyết của chi bộ, kế hoạch của tổ, nhóm chuyên
môn, các tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên cần đưa vào hoạt động chuyên đề
kết hợp hoạt động ngọai khóa trong đó có công tác tư vấn học đường phù hợp với
đặc thù của tổ, nhóm chuyên môn, tổ chức đoàn thể, giáo viên chủ nhiệm để phối
hợp triển khai. Từ đó, mỗi cán bộ giáo viên nhận thức sâu sắc hơn tư vấn học
đường là một bộ phận bổ trợ cho hoạt động giáo dục, là nhiệm vụ của nhiều tổ
chức, cá nhân trong nhà trường, gắn liền với việc thực hiện nhiệm vụ năm học của
đơn vị. Từ việc nhận thức trên trong những năm qua nhà trường đã đẩy mạnh việc
nâng cao nhận thức cho CB.GV.NV về hoạt động tư vấn học đường.
- Đối với học sinh
10
Với việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay lấy học sinh làm trung tâm
thì việc nâng cao nhận thức cho học sinh về hoạt động tư vấn học đường là vô
cùng cần thiết. Nâng cao nhận thức cho học sinh về tầm quan trọng của hoạt động này
trong nhà trường được thực hiện thường xuyên và có hiệu quả. Có thể thông qua tiết
chào cờ đầu tuần, tiết sinh hoạt lớp hoặc qua hệ thống Vn.Edu, bảng tin, phát
thanh,Website, Fanpage, thông qua đội ngũ cán bộ, giáo viên, cán bộ Đoàn, cán sự lớp
và các đội, nhóm của Đoàn thanh niên trong nhà trường. Để tất cả học sinh phối hợp
trong hoạt động tư vấn thì hiệu quả mang lại mới cao cần nâng cao nhận thức cho học
sinh về sự cần thiết và vai trò của công tác tư vấn học đường. Khi học sinh nhận thức
đúng về vấn đề này thì các em mới yên tâm chia sẻ, tích cực tham gia tư vấn, không tự
chịu đựng một mình hay dấu kín thông tin và hăng hái tham gia hoạt động tương tác
đám đông trong tư vấn chuyên đề.
- Đối với phụ huynh
Việc giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện phẩm chất và năng lực nhằm giúp học sinh
phát triển nhân cách một cách toàn diện là một quá trình lâu dài liên tục, diễn ra ở nhiều
môi trường khác nhau, liên quan rất nhiều đến các mối quan hệ xã hội. Vì thế, việc giáo
dục toàn diện học sinh luôn luôn đòi hỏi sự phối hợp, kết hợp chặt chẽ của nhiều lực
lượng xã hội và nhất là đòi hỏi sự quan tâm đúng cách của nhà trường, gia đình và xã
hội. Vì vậy, việc tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho phụ huynh về công tác tư vấn
học đường là việc làm vô cùng cần thiết. Thông qua là các cuộc giao ban với Ban đại
diện cha mẹ học sinh, họp chi hội phụ huynh lớp, qua đội ngũ giáo viên chủ nhiệm và
qua nhiều kênh thông tin như Website, Fanpage, Zalo, Vn.Edu,…để nhà trường làm tốt
công việc này và nhận được sự đồng thuận, đồng hành của cha mẹ học sinh. Để từ đó,
phụ huynh biết cách hạn chế những tác động tiêu cực tác động đến với con cái từ trong
gia đình, cha mẹ và anh chị em cần lắng nghe những chia sẻ, tâm tư nguyện vọng của
con em mình để giảm thiểu những suy nghĩ tiêu cực và hành vi lệch chuẩn. Đồng thời
phụ huynh luôn có trách nhiệm giữ mối quan hệ, hợp tác với nhà trường để phối hợp
giáo dục học sinh.
3.2. Phát huy vai trò, chức năng hoạt động của tổ tư vấn học đường
Nhà trường thực triển khai thực hiện thành lập Tổ tư vấn theo Điều 8 -Thông
tư 31/2017, có sự vận dụng linh hoạt phù hợp với đặc thù của đơn vị theo Hướng
dẫn số 1602 ngày 30 tháng 8 năm 2019 về thực hiện nhiệm vụ năm học 2019-2020
của Sở Giáo dục - đào tạo là: “Tập trung thực hiện tốt việc bồi dưỡng kiến thức,
kỹ năng cho cán bộ làm công tác tư vấn tâm lý cho học sinh; linh hoạt trong việc
chọn địa điểm, thời gian, bối cảnh thực hiện tư vấn để đạt hiệu quả; phát huy vai
trò hiệu quả hoạt động của hội đồng tư vấn học sinh trong công tác tư vấn học
11
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 11 trang mẫu của tài liệu "Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác Tư vấn học đường cho học sinh ở trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- mot_so_bien_phap_nham_nang_cao_hieu_qua_cong_tac_tu_van_hoc.doc