Đề tài Tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong bài 14 và 15 - Địa lí 12

Trong nhiều cuộc hội thảo về khí hậu, các nhà khoa học khẳng định rằng: ngày nay con người đã làm biến đổi, đảo lộn hệ thống Trái Đất với qui mô ngày càng rộng lớn, với tốc độ chóng mặt. Biến đổi khí hậu đã trở thành một thách thức và nguy cơ lớn nhất đối với loài người trong thế kỉ 21 đó những tác động sâu sắc, mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất; đời sống sinh vật và cả của con người; môi trường tự nhiên, kinh tế- xã hội của mọi châu lục, mọi quốc gia trên Trái Đất.
SPUD "Tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong bài 14 và 15 - Địa lí 12"  
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO QUẢNG TRỊ  
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LÊ LỢI  
TỔ: ĐỊA LÍ  
NGUYỄN THỊ HIỀN  
TÍCH HỢP GIÁO DỤC ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU  
TRONG BÀI 14 và 15 - ĐỊA LÍ 12  
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG  
Quảng Trị, năm 2019  
Thực hiện: Nguyễn Thị Hiền - THPT Lê lợi  
Trang: 1  
SPUD "Tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong bài 14 và 15 - Địa lí 12"  
MỤC LỤC  
Nội dung  
Trang  
Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU  
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI  
II. CƠ SỞ LUẬN  
3
4
II.1. Các định nghĩa thuật ngữ  
II.2. Cơ sở luận đề tài nghiên cứu  
II.3. Cơ sở thực tiễn đtài nghiên cứu  
Phần thứ hai: HIỆN TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU  
I. HIỆN TRẠNG  
5
6
6
6
6
II. GIẢI PHÁP THAY THẾ  
III. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU  
IV. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU  
V. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU  
Phần thứ ba: PHƯƠNG PHÁP  
I. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU  
II. THIẾT KẾ  
8
8
8
8
III. QUY TRÌNH  
IV. ĐO LƯỜNG  
Phần thứ tư: KẾT QUẢ  
I. KẾT QUẢ  
9
II. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU  
9
Phần thứ năm: BÀN LUẬN  
Phần thứ sáu: KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ  
Phần thứ bảy: MINH CHỨNG  
10  
11  
12  
Thực hiện: Nguyễn Thị Hiền - THPT Lê lợi  
Trang: 2  
SPUD "Tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong bài 14 và 15 - Địa lí 12"  
TÍCH HỢP GIÁO DỤC ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU  
TRONG BÀI 14 và 15 - ĐỊA LÍ 12  
Tên tác giả: Nguyễn Thị Hiền  
Sở Giáo dục Đào tạo Quảng Trị  
Trường THPT Lê Lợi, Đông Quảng Trị  
Phần thứ nhất  
MỞ ĐẦU  
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI  
Trong nhiều cuộc hội thảo về khí hậu, các nhà khoa học khẳng định rằng: ngày nay con  
người đã làm biến đổi, đảo lộn hệ thống Trái Đất với qui mô ngày càng rộng lớn, với tốc độ  
chóng mặt. Biến đổi khí hậu đã trở thành một thách thức và nguy cơ lớn nhất đối với loài  
người trong thế kỉ 21 đó những tác động sâu sắc, mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất; đời sống  
sinh vật cả của con người; môi trường tự nhiên, kinh tế- hội của mọi châu lục, mọi quốc  
gia trên Trái Đất.  
Việt Nam được cảnh báo sẽ một trong số những nước trên thế giới bị ảnh hưởng nặng  
nề nhất của biến đổi khí hậu. Hiện nay, ở Việt Nam đã xuất hiện nhiều những bằng chứng cho  
thấy biến đổi khí hậu tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Các hiện tượng như:  
lượng mưa thất thường và luôn biến đổi, nhiệt độ tăng cao hơn, tình hình thời tiết khốc liệt  
hơn, tần suất cường độ của những đợt bão lũ, triều cường tăng đột biến, các dịch bệnh xuất  
hiện và lan tràn.... trong những năm gần đây đều liên quan nhiều đến việc biến đổi khí hậu.  
Nhận thức sâu sắc vấn đề biến đổi khí hậu hết sức cần thiết đối với tất cả mọi người, mọi lứa  
tuổi, mọi thành phần dân cư...  
Thực tế cho thấy, biến đổi khí hậu đang đe dọa nghiêm trọng đến lợi ích sống còn của con  
người trên khắp hành tinh và làm cho Trái Đất chúng ta ngày càng trở nên mỏng manh, dễ bị  
tổn thương ảnh hưởng đến sphát triển bền vững trong tương lai.  
Để có các hành động cụ thể góp phần vào việc ứng phó với sự biến đổi khí hậu toàn cầu,  
đồng thời để triển khai Dự án “Đưa các nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu vào các chương  
trình giáo dục đào tạo giai đoạn 2011 – 2015”, Bộ Giáo Dục đã tổ chức biên soạn tài liệu  
“Giáo dục với ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai” đối với các môn học  
trong đó có môn Địa lí.  
Ngay bây giờ chúng ta cần phải có ý thức hơn đối với môi trường thông qua từng công  
việc cụ thể của mỗi các nhân.  
Thực hiện: Nguyễn Thị Hiền - THPT Lê lợi  
Trang: 3  
SPUD "Tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong bài 14 và 15 - Địa lí 12"  
II. CƠ SỞ LUẬN  
II. 1. Các định nghĩa thuật ngữ  
“Biến đổi khí hậu những ảnh hưởng hại của biến đổi khí hậu”, những biến đổi  
trong môi trường vật hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng hại đáng kể đến thành phần,  
khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên, đến hoạt động của các hệ thống  
kinh tế - xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người”.(Theo công ước chung của LHQ  
về biến đổi khí hậu).  
Giáo dục biến đổi khí hậu một bộ phận của Chúng ta hiểu “Biến đổi khí hậu Trái đất sự  
thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và  
trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo".  
II. 2. Cơ sở luận thuộc đề tài nghiên cứu  
Công tác dạy học, tích hợp được hiểu sự kết hợp, tổ hợp các nội dung từ các môn  
học, lĩnh vực học tập khác nhau thành một “môn học” mới hoặc lồng ghép các nội dung cần  
thiết vào những nội dung vốn của môn học. Tích hợp trong nhà trường sẽ giúp học sinh học  
tập thông minh và vận dụng sáng tạo kiến thức, kĩ năng phương pháp của khối lượng tri  
thức toàn diện, hài hòa và hợp lí trong giải quyết các tình huống khác nhau. Bên cạnh đó, với  
sự phát triển mạnh mẽ của khoa học đời sống ở đô thị, rất nhiều vấn đề cần phải được  
đưa vào chương trình dạy học như: giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục sức khỏe, giáo dục  
hỹ năng thích ứng hay phòng, chống thiên tai.  
II.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài nghiên cứu  
Việc tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu được triển khai ba mức độ là:  
tích hợp toàn phần, tích hợp bộ phận mức độ liên hệ. Trong đó, bài 14: “Sử dụng bảo vệ  
tài nguyên thiên nhiên” và bài 15: “Một số thiên tai chủ yếu biện pháp phòng chống” có  
nội dung trùng hoàn toàn với nội dung giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu. vậy, hai bài  
này có thể tích hợp toàn phần nội dung biến đổi khí hậu vào bài dạy.  
Thực hiện: Nguyễn Thị Hiền - THPT Lê lợi  
Trang: 4  
SPUD "Tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong bài 14 và 15 - Địa lí 12"  
Phần thứ hai  
HIỆN TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU  
I. HIỆN TRẠNG  
I.1. về phía giáo viên  
- Dự án “Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai” mới được  
Bộ Giáo Dục tổ chức biên soạn thành một cuốn riêng biệt. Trong quá trình cung cấp kiến thức  
bài học cho học sinh, một số giáo viên mới chỉ tập trung hướng dẫn học sinh khai thác nội  
dung kiến thức có trong sách giáo khoa mà quên đi một phần kiến thức quan trọng cần phải  
được tích hợp. Hoặc giáo viên chỉ đưa nội dung biến đổi khí hậu vào để giảng dạy mà quên đi  
việc giáo dục kỹ năng phòng, chống thiên tai cho học sinh.  
- Việc tích hợp “giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai” với  
nội dung bài học ở một số giáo viên còn ít chưa thật thường xuyên liên tục.  
- Trong quá trình dạy học, một số giáo viên có tâm lí sợ thiếu hoặc chưa sâu kiến thức  
nên tích hợp nhiều thông tin về khí hậu trong một nội dung bài học. Như vậy, sẽ mất nhiều thời  
gian, tạo ra sự quá tải đối với nội dung bài học, học sinh khó khăn trong việc tiếp nhận kiến  
thức.  
- Thời lượng của một tiết dạy chỉ diễn ra trong 45 phút, trong khi đó nội dung kiến thức  
ở một số bài học rất nhiều. Để hoàn thành một tiết dạy theo đúng qui định theo chuẩn kiến thức  
kỹ năng đồng thời còn phải tích hợp giáo dục được nội dung biến đổi khí hậu và phòng, chống  
thiên tai thì một số giáo viên chỉ chú trọng đến số học sinh có học lực khá tốt. Như vậy số học  
sinh yếu kém không có cơ hội để phản ánh hoặc chia sẽ những điều mình cảm nhận được.  
- Một số giáo viên chưa mạnh dạn đưa nội dung tích hợp biến đổi khí hậu và phòng chống  
thiên tai vào việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh như: kiểm tra miệng, 15 phút,  
1 tiết. Do đó phần nào chưa giáo dục được kỹ năng ứng phó và phòng chống thiên thiên tai cho  
học sinh khi gặp phải.  
I.2. về phía học sinh  
Khi thực hiện đề tài này, chúng tôi đã tiến hành khảo sát, điều tra học sinh bằng các phiếu  
điều tra và đã thu được những kết quả đáng kể, từ đó kiểm tra được các mặt nhận thức, thái độ  
và hành vi của học sinh về vấn đề biến đổi khí hậu cụ thể như sau:  
* Về nhận thức: Qua điều tra chúng tôi thấy rằng phần lớn học sinh khi được hỏi về vấn  
đề biến đổi khí hậu hiện nay, các em đều nhận thức chưa đầy đủ (chiếm tới 50%), số học  
sinh biết tới biến đổi khí hậu toàn cầu như một trong những vấn đề thế giới đang phải đối  
mặt còn quá ít (10%). Đặc biệt có 40% các em học sinh hiểu biết rất ít, thậm chí là hiểu sai vấn  
đề. Việc điều tra cho thấy nhận thức về vấn đề biến đổi khí hậu của học sinh THPT còn rất hạn  
chế chưa đầy đủ.  
Thực hiện: Nguyễn Thị Hiền - THPT Lê lợi  
Trang: 5  
SPUD "Tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong bài 14 và 15 - Địa lí 12"  
* Về thái độ: Đa số học sinh khi được hỏi đều chưa có thái độ tích cực đối với các vấn đề  
về biến đổi khí hậu.  
* Hành vi: Do nhận thức của học sinh chưa sâu sắc về các vấn đề biến đổi khí hậu dẫn tới  
hành động liên quan đến ứng phó với biến đổi khí hậu còn hạn chế, bao gồm cả những kỹ năng  
ứng phó với những hiện tượng biến đổi khí hậu và hành động để bảo vệ môi trường làm thay  
đổi hiện tượng biến đổi khí hậu trong tương lai.  
II. GIẢI PHÁP THAY THẾ  
Giáo dục về Biến đổi khí hậu thể được thực hiện qua nhiều phương thức khác nhau.  
Tuy nhiên, giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu qua môn Địa lớp 12, thì thực hiện bằng  
phương thức tích hợp là thích hợp nhất, với mức độ giáo dục phát triển bền vững, được tích  
hợp trong môn địa với mức độ tích hợp toàn phần, tích hợp bộ phận và liên hệ những nội  
dung liên quan vào môn học.  
III. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU  
Hiện nay, biến đổi khí hậu thực sự một thách thức to lớn với toàn nhân loại. Tuy nhiên,  
trong chương trình Trung học phổ thông của Việt Nam, không có môn Giáo dục biến đổi khí  
hậu (GDBĐKH). vậy, nội dung GDBĐKH cần được tiến hành trong quá trình dạy học các  
môn học. Trong đó, Địa lí là bộ môn có nhiều lợi thế trong việc tích hợp GDBĐKH. Bên cạnh  
việc trình bày cơ sở luận về GDBĐKH trong dạy học Địa lí. (Mục tiêu, nguyên tắc những  
yêu cầu cơ bản của việc lựa chọn phương pháp giảng dạy tích hợp GDBĐKH, còn giới thiệu  
việc thiết kế tổ chức dạy học bài 14 và 15 bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai - Địa lí  
12 theo quan điểm tích hợp GDBĐKH.  
Hiện tại học sinh trường THPT Lê Lợi (nói chung) học sinh lớp 12 (nói riêng) nhận  
thức chưa đầy đủ về nguyên nhân và hậu quả của biến đổi khí hậu. Nhằm thực hiện mục tiêu  
phát triển bền vững, là giáo viên dạy môn Địa lí, chúng tôi có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ  
Bộ Giáo dục Đào tạo giao phó là giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu cho học sinh, nhằm  
trang bị cho các em những kiến thức tốt nhất về biến đổi khí hậu, đồng thời các em cũng chính  
cầu nối thông tin để tuyên truyền đến gia đình cộng đồng. Đó mục tiêu để chúng tôi  
chọn đề tài: “Tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong bài 14 và 15 - Địa lí 12 ở  
lớp 12B3 trường THPT Lê Lợi”.  
IV. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU  
1. Việc tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong bài 14 và 15 - Địa lí 12 có làm  
tăng hứng thú tìm hiểu của học sinh hay không?  
2. Việc tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong bài 14 và 15 - Địa lí 12 có làm  
làm tăng kết quả học tập hoạt động giáo dục tích hợp cho học sinh?  
V. GIẢ THIẾT NGHIÊN CỨU  
1. Có định hướng: Có, nó sẽ làm tăng hứng thú tìm hiểu về biến đổi khí hậu của học sinh.  
Thực hiện: Nguyễn Thị Hiền - THPT Lê lợi  
Trang: 6  
SPUD "Tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong bài 14 và 15 - Địa lí 12"  
2.Có định hướng: Có, nó sẽ làm tăng kết quả học tập hoạt động giáo dục tích hợp cho học sinh.  
Thực hiện: Nguyễn Thị Hiền - THPT Lê lợi  
Trang: 7  
SPUD "Tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong bài 14 và 15 - Địa lí 12"  
Phần thứ ba  
PHƯƠNG PHÁP  
I. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU  
* Giáo viên: Nguyễn Thị Hiền - giáo viên dạy Địa trường THPT Lê Lợi, trực tiếp thực hiện  
việc nghiên cứu.  
* Học sinh: Học sinh lớp 12B3 (Nhóm thực nghiệm)  
Học sinh lớp 12b4 (Nhóm đối chứng).  
II. THIẾT KẾ  
Chúng tôi dùng thiết kế 2 kiểm tra trước và sau tác động với các nhóm tương đương  
Bảng 1. Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương  
Đối chứng  
Thực nghiệm  
TBC  
p =  
4.93  
4.90  
0.467  
p = 0.467 > 0.05, từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm TN và ĐC là  
không có ý nghĩa, hai nhóm được xem là tương đương.  
Tôi lựa chon sử dụng thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương đương  
Bảng 2. Bảng thiết kế nghiên cứu  
Kiểm tra trước  
tác động  
O1  
Kiểm tra sau  
tác động  
O3  
Nhóm  
Tác động  
12B3  
Thực nghiệm  
12B4  
Tích hợp BĐKH dạy học môn địa lý  
O2  
Dạy học không tích hợp BĐKH  
O4  
Đối chứng  
III. QUY TRÌNH  
Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm ở 2 lớp 12 với 2 bài dạy: 14 và 15  
- Lớp thực nghiệm: 12b3 với nội dung bài dạy tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH.  
- Lớp đối chứng: 12b4 dạy theo nội dung SGK.  
III. ĐO LƯỜNG  
- Kiểm tra trước, sau tác động của nhóm thực nghiệm được thực hiện bằng đề kiểm tra giữa  
học kỳ I và đề kiểm tra nhận thức về biến đổi khí hậu cuối kỳ I.  
- Hình thức kiểm tra: kiểm tra riêng với các lớp nghiên cứu.  
- Qua kết quả kiểm tra nhận thức về biến đổi khí hậu, chúng tôi thống kết quả tác động của  
nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng.  
Thực hiện: Nguyễn Thị Hiền - THPT Lê lợi  
Trang: 8  
SPUD "Tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong bài 14 và 15 - Địa lí 12"  
Phần thứ tư  
KẾT QUẢ  
I. KẾT QUẢ  
Bảng 3. So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động  
Đối chứng  
Thực nghiệm  
7.64  
ĐTB  
6.44  
1.25  
Độ lệch chuẩn  
1.34  
Giá trị P của T- test  
Chênh lệch giá trị TB chuẩn (SMD)  
0.00024  
0.96  
II. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU  
Kết quả kiểm tra sau tác động cho thấy điểm trung bình của nhóm thực nghiệm 7.64  
cao hơn nhiều so với điểm trung bình kiểm tra trước tác động 4.90. Điều này chứng tỏ rằng  
tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu, số lượng học sinh lớp 12b3 về sự nhận thức hiểu biết về  
BĐKH đã được nâng lên đáng kể.  
Độ chênh lệch chuẩn của kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm 0.96 < 1 điều  
này cho thấy mức độ chênh lệch có ý nghĩa.  
Độ chênh lệch điểm trung bình T-test cho kết quả p = 0.00024 < 0,05 cho thấy sự  
chênh lệch điểm khảo sát trung bình giữa trước và sau tác động là có ý nghĩa, tức sự chênh  
lệch điểm trung bình khảo sát trước và sau tác động là không xảy ra ngẫu nhiên mà là do tác  
động của giải pháp thay thế đã mang lại hiệu quả.  
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 0.96 so sánh với bảng tiêu chí Cohen cho  
thấy mức độ ảnh hưởng của giải pháp tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu ở lớp 12B3 _ nhóm  
thực nghiệm lớn.  
Thực hiện: Nguyễn Thị Hiền - THPT Lê lợi  
Trang: 9  
SPUD "Tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong bài 14 và 15 - Địa lí 12"  
Phần thứ năm  
BÀN LUẬN  
I. ƯU ĐIỂM:  
– Kết quca bài kim tra sau tác động ca nhóm thc nghim là TBC= 7,64 kết qubài kim  
tra tương ng ca nhóm đối chng là TBC = 6,44. Độ chênh lch đim sgia hai nhóm là 1,2.  
Điu đó cho thy đim TBC ca hai nhóm đối chng và thc nghim đã có skhác bit rõ rt, nhóm  
được tác động có đim TBC cao hơn lp đối chng.  
– Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 0.96. Điều này có  
nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động lớn.  
– Phép kiểm chng T-test điểm trung bình sau tác động của hai nhóm là p = 0.00024 <  
0.05. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của hai nhóm không phải là do  
ngẫu nhiên mà là do tác động.  
II. HẠN CHẾ:  
Việc giáo dục về ứng phó với biến đổi khí hậu chỉ ở mức độ tích hợp khi dạy kiến thức  
địa lý nên chịu sự chi phối lớn của yếu tố thời gian.  
Tổ chức hot động ngoại khóa còn hạn chế, chỉ thực hiện một lần trong năm học với  
hình thức câu lạc bộ Địa lý.  
Thực hiện: Nguyễn Thị Hiền - THPT Lê lợi  
Trang: 10  
SPUD "Tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong bài 14 và 15 - Địa lí 12"  
Phần thứ sáu  
KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ  
I. KẾT LUẬN:  
– Giáo dục về biến đổi khí hậu nhằm giúp cho học sinh có hiểu biết về hiện tượng biến  
đổi khí hu, nguyên nhân và nhng tác động ca nó ti đời sng con người và nhng biện pháp hạn  
chế các tác nhân dẫn đến biến đổi khí hậu, được những kỹ năng cần thiết để ứng phó với  
những tác động do biến đổi khí hậu gây ra.  
Mỗi hc sinh được giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu không chỉ có thêm nhận thức,  
hiểu biết cần thiết để ứng phó với biến đổi khí hậu, mà còn biết vận dụng các kiến thức, kỹ  
năng để giải quyết vấn đề thực tiễn cụ thể, các em đã sự thay đổi thói quen hàng ngày theo  
hướng tiết kiệm năng lượng: tắt, đèn quạt khi ra khỏi lớp, khi không cần thiết thì không mở  
đèn, quạt. Giữ vsinh trường lớp sạch sẽ, không vứt rác bừa bãi, bảo vệ cây xanh trong trường  
trồng cây xanh trong lớp học…hành động đó góp phần bảo vệ môi trường, giảm nhẹ biến  
đổi khí hậu, giảm thiểu năng lượng và các chi phí phải trả.  
II. KIẾN NGHỊ:  
II.1. Đối với các cấp lãnh đạo: Nên tăng hoạt động ngoại khóa của môn Địa để mang lại  
hiệu quả cao hơn. Không chỉ riêng môn địa lí mà các hoạt động ngoại khóa của đoàn thể và  
một số môn học khác cần chú ý giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu cho học sinh bằng nhiều  
hình thức. Cần tuyên truyền sâu rộng trong đội ngũ giáo viên về vấn đề bảo vệ môi trường và  
giảm nhẹ biến đổi khí hậu  
II.2. Đối với giáo viên: Có thái độ tích cực trong việc giáo dục ứng phó với biến đổi khí  
hậu, nghiên cứu kỹ để tích hợp các nội dung tri thức một cách cụ thể, phù hợp cho học sinh  
mình  
Thực hiện: Nguyễn Thị Hiền - THPT Lê lợi  
Trang: 11  

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 35 trang minhvan 01/09/2024 830
Bạn đang xem 11 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong bài 14 và 15 - Địa lí 12", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_tai_tich_hop_giao_duc_ung_pho_voi_bien_doi_khi_hau_trong.doc