Báo cáo tham luận Công tác chỉ đạo của tổ về việc đổi mới phương pháp dạy học thông qua việc “Dạy học theo chuẩn kiến thức - chuẩn kỹ năng đối với các bộ môn khoa học xã hội”
Vấn đề dạy học theo chuẩn kiến thức, chuẩn kỹ năng không phải là vấn đề mới mẻ bởi từ trước tới nay người giáo viên vẫn truyền thụ tới học sinh những kiến thức cơ bản nhất của một bài hay một đơn vị kiến thức theo mục tiêu mà sách giáo viên đã đề ra, ngay trong tài liệu sách giáo khoa cũng đã đề cập đến chuẩn tối thiểu phải đạt được trong quá trình dạy học.
BÁO CÁO THAM LUẬN
Công tác chỉ đạo của tổ về việc đổi mới phương pháp
dạy học thông qua việc “Dạy học theo chuẩn kiến
thức- chuẩn kỹ năng
đối với các bộ môn khoa học xã hội”
◼ Người trình bày: Bùi Thị Dung
◼ Chức vụ: Tổ trưởng tổ KHXH
◼ Đơn vị: Trường THCS Tràng An.
I. Đặc điểm tình hình
Vấn đề dạy học theo chuẩn kiến thức, chuẩn kỹ năng không phải là vấn đề
mới mẻ bởi từ trước tới nay người giáo viên vẫn truyền thụ tới học sinh những kiến
thức cơ bản nhất của một bài hay một đơn vị kiến thức theo mục tiêu mà sách giáo
viên đã đề ra, ngay trong tài liệu sách giáo khoa cũng đã đề cập đến chuẩn tối thiểu
phải đạt được trong quá trình dạy học. Thế nhưng cả tài liệu sách giáo viên và sách
giáo khoa cũng chỉ nêu một cách khái quát và mang tính tương đối mà thôi. Đối với
những giáo viên có trình độ khá giỏi thì có lẽ họ cũng không cần đến hướng dẫn cũng
có thể xác định đúng chuẩn tối thiểu trong chương trình để bám sát vào đó mà truyền
thụ tới học sinh. Nhưng có nhiều giáo viên còn thụ động, không có khả năng xác định
và bám sát chuẩn tối thiểu dẫn đến việc dạy học vượt chuẩn tối thiểu hoặc chưa đạt
yêu cầu chuẩn. Bằng chứng là những cuộc tranh luận gay gắt trong các tổ nhóm sau
khi đi dự giờ thăm lớp của đồng nghiệp, vả lại trong những năm gần đây Bộ giáo dục
&Đào tạo đã ra quyết định giảm tải kiến thức trong SGK và những yêu cầu về đổi
mới phương pháp dạy học. Đặc biệt khi lĩnh vực truyền thông phát triển theo xu
hướng xã hội, việc ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy học ngày càng
sâu rộng trong các nhà trường thì nó lại nảy sinh ra một số vấn đề bất cập trong việc
xác định kiến thức cơ bản tối thiểu mà học sinh phải đạt được sau mỗi bài học.
Không ít những trường hợp giáo viên chỉ lo đến việc trình chiếu, hình
ảnh, phông chữ, màu sắc mà không bám sát vào yêu cầu của bài dẫn đến hiện
tượng sau tiết học, bài học, học sinh không nắm được những kiến thức cơ bản
nhất mà mục tiêu bài học đề ra dẫn đến chất lượng và hiệu quả giáo dục thấp
kém, học sinh bị điểm liệt trong các kỳ thi tuyển sinh đã làm đau lòng các nhà
giáo dục. Cũng có trường hợp giáo viên do xác định không đúng chuẩn dẫn đến
tình trạng nhồi nhét quá tải đối với trình độ học tập của học sinh cấp học đó.
Xuất phát từ những thực tiễn trên tổ KHXH dưới sự chỉ đạo của BGH trường
THCS Tràng An chúng tôi đã tập trung chú trọng vào công tác chỉ đạo việc đổi
mới phương pháp dạy học thông qua việc “Dạy học theo chuẩn kiến thức-
chuẩn kỹ năng”.
II. Quá trình triển khai công tác dạy chuẩn kiến thức, kĩ năng từ BGH
đến tổ chuyên môn:
Trường THCS Tràng An nằm trên địa bàn một xã thuần nông, điều kiện kinh
tế còn khó khăn, tỷ lệ học sinh nghèo còn cao hơn so với các xã khác trong
huyện nhưng học sinh Tràng An rất ngoan và hiếu học. Năm học 2010- 2011 tổ
KHXH chúng tôi có 12 tổ viên, 100% các đồng chí về trình độ đạt chuẩn và trên
chuẩn nhưng có tới 8 đồng chí là giáo viên trẻ về tuổi đời cũng như tuổi nghề,
mạnh về ứng dụng CNTT trong giảng dạy song còn thiếu nhiều kinh nghiệm
trong phương pháp dạy học.
Về phía học sinh vì ở vùng nông thôn nên việc tiếp thu kiến thức
không đồng đều, điều kiện học tập còn gặp rất nhiều khó khăn, nhiều bậc phụ
huynh không có sự quan tâm thích đáng cho con em mình, còn phó thác việc
học tập cho nhà trường. Xuất phát từ tình hình thực tiễn trên, ngay từ đầu
năm trường chúng tôi đã đề ra những biện pháp quản lý, chỉ đạo vấn đề nâng
cao chất lượng dạy và học, tổ chức thực hiện nội dung đổi mới phương pháp
dạy học trong nhà trường một cách hiệu quả, BGH đã chỉ đạo các tổ chuyên
môn kiểm tra đánh giá các hoạt động dạy học theo định hướng dạy học bám
sát theo chuẩn kiến thức kỹ năng. Giáo viên ngoài việc nghiên cứu tài liệu
SGK- Sách giáo viên, nay có thêm một cuốn tài liệu hướng dẫn thực hiện
chuẩn kiến thức - kỹ năng do Bộ giáo dục ban hành. Đối với tổ nhóm chuyên
môn đề ra yêu cầu cụ thể đối với từng giáo viên giảng dạy phải bám sát
chuẩn để thiết kế bài giảng với mục tiêu là đạt được các yêu cầu cơ bản tối
thiểu về kiến thức, về kỹ năng, dạy không quá tải và không quá lệ thuộc hoàn
toàn và sách giáo khoa. Việc khai thác sâu kiến thức kỹ năng phải phù hợp
với khả năng tiếp thu của học sinh. Đối với mỗi cá nhân giáo viên yêu cầu
phải nắm vững nội dung chương trình và đặc trưng của bộ môn mình phụ
trách, nghiên cứu kỹ tài liệu hướng dẫn thực hiện, vận dụng sáng tạo trong
giảng dạy để đạt được kết quả cao nhất.
Nói thì đơn giản nhưng quá trình chỉ đạo thực hiện thì không phải giáo viên
nào cũng đạt được yêu cầu như mong muốn. Tôi lấy ví dụ: Khi dạy văn bản
“Hai cây phong” của tác giả Ai-ma- Tốp - Ngữ văn 8 có đồng chí giáo viên
chuẩn bị bài giảng khá công phu và chu đáo, rất nhiều hình ảnh minh họa phục
vụ cho bài giảng, ngay trong phần đọc hiểu chú thích giáo viên đã đưa những
kênh hình về cây phong, cả rừng phong về cao nguyên, thảo nguyên… để yêu
cầu học sinh quan sát và giải thích. Cả tiết học giáo viên đi sâu giới thiệu về
làng Ku-Ku Rêu với vị trí địa lý và đặc điểm địa hình nhưng lại không làm nổi
bật được vẻ đẹp và ý nghĩa hình ảnh của 2 cây phong trong đoạn trích. Bởi hình
ảnh 2 cây phong trong cảm nhận của người họa sĩ là biểu tượng của quê hương,
nơi lưu giữ những kỷ niệm tuổi thơ đẹp không thể nào quên. Nếu người giáo
viên chỉ đi sâu vào khai thác 2 mạch kể lồng ghép độc đáo mà không làm nổi
bật được tình cảm và sự gắn bó của người họa sĩ với quê hương, với thiên nhiên
và lòng biết ơn người thầy Đuy- Sen. Người đã đem 2 cây phong về trồng trên
đồi cao cùng với cô bé An- Tư- Nai, người thầy đã gửi gắm ở 2 cây phong kia
ước mơ hi vọng những đứa trẻ nghèo khổ thất học như An- Tư- Nai sau này sẽ
lớn lên trở thành người hữu ích. Nếu xác định trọng tâm kiến thức không đúng
chuẩn thì làm sao giáo viên có thể giúp học sinh hiểu và cảm nhận được tình yêu
quê hương và lòng biết ơn người thầy đã vun trồng ước mơ và hi vọng cho
những tâm hồn trẻ thơ.
III. Một số giải pháp
Từ những thực tiễn trên đây chúng ta thấy rằng người giáo viên phải xác định kiến
thức trọng tâm cần đạt được sau mỗi bài học, sau mỗi đơn vị kiến thức tránh dạy ôm
đồm tất cả những gì trong SGK. Để tránh hiện tượng giáo viên làm việc hết mình,
nhồi nhét thật nhiều không bỏ sót kiến thức trong SGK nhưng rồi đọng lại trong học
sinh rất ít, thậm trí cái cơ bản tối thiểu nhất các em lại không nắm được. Chính vì thế
đối với giáo viên bộ môn chúng tôi yêu cầu phải nắm sát chuẩn kiến thức kỹ năng để
thiết kế bài giảng, công việc của thầy và trò trong tiết học sẽ được thể hiện trên trang
giáo án. Tổ chuyên môn chúng tôi ký duyệt và kiểm tra giáo án hàng tuần, chú trọng
đến hệ thống câu hỏi và thiết kế tổ chức của bài dạy có đa dạng phong phú không? Có
phù hợp với đặc trưng của bài học không? Có phù hợp với đặc điểm và trình độ học
sinh của từng lớp không? Thông qua hệ thống câu hỏi của người thầy có thể khẳng
định được người thầy có xác định đúng chuẩn kiến thức hay không? Phần bài tập vận
dụng thực hành có phát triển được tư duy và rèn luyện kỹ năng cho học sinh theo
đúng chuẩn của bài học hay không? Trong hệ thống câu hỏi người giáo viên có đặt ra
được những dạng câu hỏi có tính chất phân loại học sinh không?
Đối với học sinh trung bình và yếu giáo viên nên dạy bám sát chuẩn tối thiểu để
các em nắm được kiến thức cơ bản không dạy ôm đồm dẫn đến quá tải. Đối với
học sinh khá giỏi thì căn cứ vào chuẩn tối thiểu để mở rộng kiến thức rèn luyện
kỹ năng phát huy tính sáng tạo của các em. Chính vì điều này mà khi soạn giáo
án hệ thống câu hỏi kiểm tra và bài tập giáo viên phải sát theo đối tượng học
sinh, không được dùng một loại câu hỏi cho mọi học sinh. Nói tóm lại dạy học
theo chuẩn kiến thức kỹ năng giáo viên phải phân loại được học sinh, phải nắm
rõ được lực học và khả năng của từng học sinh để từ đó mà tổ chức xác định nội
dung kiến thức cần truyền đạt. Trước hết phải dạy cho tất cả học sinh nắm được
kiến thức chung cơ bản nhất của bài, sau đó mới mở rộng nâng cao theo từng
đối tượng. Cũng có những giáo viên đưa ra ý kiến rằng: “Dạy học theo chuẩn
kiến thức kỹ năng có nghĩa là giáo viên được phép cắt xén, lược bỏ bớt kiến
thức trong SGK”. Nếu suy nghĩ như vậy cũng không đúng với tài liệu dạy học
theo chuẩn kiến thức- kỹ năng. Bởi vì cuốn tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng sẽ
giúp giáo viên biết cách định hướng tạo ra “điểm nhấn” về kiến thức của bài
học, tránh tình trạng như trước đây nhiều khi trọng tâm kiến thức còn mang tính
chủ quan của người giáo viên đứng lớp hoặc rơi vào tình trạng đoán mò trọng
tâm.
Vấn đề thứ 2: Để dạy chuẩn kiến thức kỹ năng người giáo viên phải phân bố
được thời gian một cách hợp lý trong bài dạy, thời gian trong mỗi đơn vị kiến
thức, mỗi phần bài học phải phù hợp. Ví dụ: Có cô giáo khi dạy văn bản “Bạn
đến chơi nhà”- của Nguyễn Khuyến- Ngữ Văn 7 đã phân tích khá sâu sắc về
niềm vui, sự hồ hởi xúc động của ông Nguyễn Khuyến khi có khách đến chơi
rồi sau đó là tình huống để tiếp đãi bạn thật đặc biệt khi tác giả đưa ra điều kiện
vật chất tối thiểu cái gì cũng có mà lại đều ở độ chưa tới để rồi kết thúc bằng
một câu thơ đóng vai trò quyết định trong giá trị của bài thơ “Bác đến chơi đây
ta với ta” thế nhưng lại do phân bố thời gian không hợp lý cho nên cả bài giảng
rất sâu để rồi cuối cùng câu thơ có vai trò quyết định trong việc bộc lộ tình cảm
của Nguyễn Khuyến với bạn mình lại không đề cập được đến trong bài giảng.
Qua đó ta mới rút ra một điều: để thành công một giờ dạy người giáo viên
không chỉ biết xác định chuẩn kiến thức để truyền đạt, chuẩn về kỹ năng cần rèn
luyện mà người giáo viên còn phải biết thiết kế bài giảng khoa học, sắp xếp hợp
lý hoạt động của giáo viên và học sinh, thiết kế câu hỏi hợp lý, tập trung vào
trọng tâm tránh nặng nề quá tải “Nhất là đối với những bài dài, bài khó, nhiều
kiến thức mới” tránh ôm đồm nói quá nhiều hoặc đi sâu vào những kiến thức
không trọng tâm để rồi bài dạy bỏ sót kiến thức dẫn đến tình trạng không đạt
chuẩn.
Vấn đề thứ 3:
Yêu cầu kiểm tra đánh giá học sinh cũng phải bám sát chuẩn kiến thức kỹ
năng. Kiểm tra là thu thập thông tin từ riêng lẻ đến hệ thống, về kết quả
thực hiện mục tiêu bài dạy, là cơ sở để xác định mức độ đạt được về thực
hiện mục tiêu bài dạy. Còn đánh giá là xem xét mức độ đạt được của hoạt
động học tập của học sinh so với mục tiêu đề ra đối với từng môn học. Tổ
chuyên môn có trách nhiệm duyệt đề kiểm tra ở các khối lớp, có sự bàn
bạc thống nhất về nội dung kiểm tra trong tổ nhóm, trong việc đánh giá
kiểm tra phải đảm bảo tính chính xác, khách quan, công bằng, không hình
thức, không đối phó nhưng ngược lại cũng không gây áp lực nặng nề đối
với học sinh. Đề kiểm tra phải đảm bảo được kiến thức và kỹ năng cơ bản.
Kính thưa các vị đại biểu, kính thưa toàn thể hội nghị!
Ngoài 3 vấn đề tôi đã nêu ở trên thì trong thực tế giảng dạy tôi còn nhận thấy
có một vấn đề tồn tại cần đề cập nữa đó là:
Chúng ta vẫn đang cố gắng đổi mới phương pháp dạy học theo chuẩn kiến
thức kỹ năng để đạt được mục tiêu và hiệu quả giáo dục thế nhưng đôi khi vì mải
mê cung cấp kiến thức, rèn luyện kỹ năng của bài học mà vô tình ta lại lãng quên
rèn kỹ năng sống cho học sinh, thực tế qua việc dự giờ thăm lớp chúng ta cũng
bắt gặp đây đó những thầy cô chỉ lo làm sao hoàn thành được bài giảng thật hay
thật sinh động bằng các hình ảnh tĩnh, hình ảnh động trên máy chiếu, các phông
chữ, phông nền cho bắt mắt nhưng lại quên uốn nắn cho học sinh tư thế đứng trả
lời hay cách chỉ bản đồ…v.v. Tôi cảm thấy thật vô lý khi giáo viên đang rèn
luyện cho học sinh kỹ năng trình bày miệng trong giờ luyện nói của phân môn
tập làm văn nhưng cô giáo lại chỉ chú ý đến việc học sinh có trình bày đủ bố cục
3 phần của bài văn không thôi còn cô lại chẳng nhắc nhở gì khi học sinh đó trình
bày mà mắt không giám nhìn thẳng vào người nghe hoặc trong giờ học cô đang
luyện tập các phương châm hội thoại trong giao tiếp nhưng học sinh đứng lên trả
lời lại cộc lốc, sử dụng câu không có chủ ngữ mà cũng không thấy cô nói gì thì
hỏi rằng như vậy đã đạt chuẩn chưa? Theo tôi nghĩ người giáo viên không chỉ
cung cấp cho học sinh vốn tri thức phong phú của nhân loại, không chỉ rèn cho
các em khả năng vận dụng thực hành mà người giáo viên còn phải rèn cho các
em vốn sống, kỹ năng sống, thể hiện trong mọi mối quan hệ ngoài đời.
Có như vậy chúng ta mới góp phần vào việc đào tạo cho các em trở thành
con người toàn diện vừa có lý tưởng, vừa có năng lực, chuyên môn.
Từ những giải pháp trên mà kết quả học kì I năm học 2010 - 2011 vừa qua
so với những năm học trước đã có những chuyển biến rõ rệt về chất lượng.
Tất cả các bài kiểm tra nhìn chung đa số học sinh đã nắm được kiến thức cơ
bản, không có trường hợp học sinh bị điểm liệt. Về kĩ năng làm bài, kĩ năng
tạo lập văn bản, kĩ năng giao tiếp… của học sinh cũng có nhiều tiến bộ.
IV. Phần kết luận:
Hiện nay toàn ngành giáo dục chúng ta đã và đang tập trung chỉ đạo
vấn đề đổi mới phương pháp dạy học, vai trò của tổ chuyên môn là phải có
kế hoạch chỉ đạo và thực hiện có hiệu quả trên cơ sở chuẩn kiến thức- kỹ
năng của chương trình giáo dục phổ thông THCS. Hôm nay đến với hội nghị
tôi chỉ muốn cùng với các đồng chí đồng nghiệp bàn bạc trao đổi một số vấn
đề nâng cao chất lượng dạy học thông qua việc đổi mới phương pháp dạy học
bám sát chuẩn kiến thức- kỹ năng
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 11 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo tham luận Công tác chỉ đạo của tổ về việc đổi mới phương pháp dạy học thông qua việc “Dạy học theo chuẩn kiến thức - chuẩn kỹ năng đối với các bộ môn khoa học xã hội”", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- bao_cao_tham_luan_cong_tac_chi_dao_cua_to_ve_viec_doi_moi_ph.ppt